Nhập khẩu cá tầm bị kiểm soát chặt
Tổng cục Hải quan cho biết kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Ngày 26/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm, trong đó có đề nghị “Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam”.
Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện các nội dung đảm bảo công tác quản lý.
Kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: HSTN.
Video đang HOT
Cụ thể, về chính sách quản lý, cá tầm nhập khẩu phải có giấy phép CITES gồm cá tầm Đại Tây dương và cá tầm Ban tích thuộc Phụ lục I của Công ước CITES nhập khẩu không vì mục đích thương mại; các loài cá tầm (trừ các loài quy định tại Phụ lục I) thuộc Phụ lục II của Công ước CITES.
Các loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam, gồm cá tầm Beluga, cá tầm Nga, cá tầm Sterlet, cá tầm Trung Hoa, cá tầm Xiberi.
Trường hợp nhập khẩu loài cá tầm không có tên trong danh mục nêu trên để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.
Cá tầm thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch động vật khi nhập khẩu. Cá tầm dùng làm thực phẩm cũng thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.
Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, cá tầm bị cấm nhập khẩu khi không nhằm mục đích phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm; cá tầm Đại Tây dương, cá tầm Ban tích thuộc Phụ lục I Công ước CITES nhập khẩu vì mục đích thương mại và không phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm; cá tầm không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện khai đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan.
3 cục hải quan dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính
Cục Hải quan Đà Nẵng, Đồng Nai và TP. Hồ Chính Minh cùng đạt số điểm 89/90, dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan theo Quyết định 3751/QĐ-TCHQ.
Cán bộ Hải quan Đà Nẵng hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Sơn
Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 3751/QĐ-TCHQ về việc công bố Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính năm 2019 (Chỉ số cải cách hành chính) của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Theo đó dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính thuộc về 3 cục hải quan: Đà Nẵng, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh.
Theo bảng chấm điểm xếp hạng kèm theo Quyết định 3751/QĐ-TCHQ, 3 cục hải quan tỉnh, thành phố nêu trên, xếp hạng 1 với cùng 89/90 điểm. Đứng thứ 2 bảng xếp hạng gồm: Cục Hải quan Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai - Kom Tum với cùng 88,5/90 điểm. Các cục hải quan tỉnh Khánh Hòa, Nghệ An, Quảng Ninh xếp hạng 3 với cùng 88/90 điểm.
Tại khối cục trực thuộc Tổng cục Hải quan, đứng đầu bảng xếp hạng là Cục Kiểm định hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan; khối vụ thuộc Tổng cục Hải quan đứng đầu là Vụ Pháp chế.
Được biết, Chỉ số cải cách hành chính của Tổng cục Hải quan được xác định trên 7 lĩnh vực, đánh giá với từng khối với các tiêu chí, thành phần, thang điểm khác nhau được ban hành tại Quyết định 1500/QĐ-TCHQ (ngày 24/5/2019) của Tổng cục Hải quan.
Căn cứ kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của năm đánh giá chấm điểm, các đơn vị tự đánh giá và chấm điểm theo các tiêu chí, thành phần được quy định trong Chỉ số cải cách hành chính, kèm theo tài liệu kiểm chứng và gửi kết quả tự chấm điểm, tài liệu kiểm chứng về Văn phòng Tổng cục Hải quan để gửi các đơn vị thẩm định chuyên môn trước khi tổng hợp báo cáo Hội đồng thẩm định Chỉ số cải cách hành chính của Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ Chỉ số cải cách hành chính để tổ chức quán triệt, rút kinh nghiệm, có giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện Chỉ số cải cách hành chính của đơn vị nói riêng và của Tổng cục Hải quan nói chung trong các năm tiếp theo./.
Tháng đầu năm, ngành Hải quan thu nộp ngân sách nhà nước gần 30.400 tỷ đồng Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2021, toàn ngành thu nộp ngân sách nhà nước đạt 30.398 tỷ đồng, đạt 9,7% dự toán (315.000 tỷ đồng), đạt 9,2% chỉ tiêu. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 1/2021 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt 54,1 tỷ...