Nhanh tay áp dụng 14 cách bấm huyệt đơn giản tại nhà, tạm biệt các cơn đau nhức chỉ sau 1 phút
Liệu pháp bấm huyệt đã được sử dụng ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, và lựa chọn đúng điểm để bấm có thể giúp cơ thể giảm đau hoặc cải thiện tình trạng mất cân bằng tinh thần, cũng như nâng cao sức khỏe.
Theo Bright Side, có một vài huyệt vị phổ biến mà bạn có thể thực hiện thao tác bấm huyệt để xử lý các cơn đau nhức thường gặp hàng ngày.
Vị trí: huyệt nằm dưới khoảng 4cm và phía ngoài đầu gối.
Tác dụng: Nó có thể giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và giúp điều trị các chứng đau dạ dày , nôn mửa và buồn nôn.
Cách bấm: Bạn hãy gập chân và bấm vào huyệt trong một phút.
Vị trí: Huyệt con mắt thứ ba có thể dễ dàng xác định giữa lông mày của bạn.
Tác dụng: Tác động đến huyệt vị này giúp bạn điều trị nhức đầu, trầm cảm, mệt mỏi mãn tính, và căng thẳng.
Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái ấn huyệt trong một phút.
3, Huyệt nội quan hay “cánh cổng phía trong”
Vị trí. Điểm áp lực nằm trên cẳng tay bên trong, vị trí cách khoảng 3 ngón tay từ cổ tay, ngay giữa hai gân.
Tác dụng. Nó giúp giảm bớt buồn nôn, nôn mửa và say tàu xe.
Cách bấm: Ấn một lực lên điểm này và massage trong 4-5 giây.
4, Huyệt Đồng tử liêu
Vị trí. Huyệt đồng tử liêu nằm ở góc mắt.
Tác dụng: có thể giúp giảm đau nửa đầu và nhức mỏi mắt.
Cách bấm: Day chậm điểm này bằng đầu ngón tay của bạn cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm.
5, Huyệt Thái xung
Video đang HOT
Vị trí: Huyệt thái xung nằm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, lùi xuống dưới khoảng 4cm.
Công dụng: Đó là huyệt vị rất phổ biến để làm giảm đau đầu, mỏi mắt và chuột rút, và cũng có thể giúp cải thiện khả năng tập trung.
Cách bấm: Ấn huyệt và giữ trong một phút.
6, Huyệt thiên chung hay “biển yên tĩnh”
Vị trí: Huyệt thiên trung có thể dễ dàng xác định ở trung tâm ngực.
Tác dụng: rất có ích lợi trong việc phục hồi sức khỏe tinh thần và tâm lý, giúp an định và giải tỏa những cơn lo lắng, bồn chồn, trầm cảm, kích động và những triệu chứng bất bình thường khác về tâm lý.
Cách bấm: Ấn vào đó và xoa bóp trong một phút.
7, Huyệt hợp cốc
Vị trí: Huyệt hợp cốc nằm giữa ngón cái và ngón trỏ.
Tác dụng: rất hữu ích trong giảm đau răng, đau cổ và vai, và nhức đầu.
Cách bấm: Bấm và giữ huyệt hoặc xoa bóp trong một phút.
8, Huyệt Dũng tuyền
Vị trí: Huyệt dũng tuyền nằm trên gan bàn chân giữa ngón thứ hai và thứ ba.
Tác dụng: Có tác dụng giảm nhức đầu, buồn nôn, và ngất xỉu.
Cách bấm: Ấn lên điểm này dưới áp lực bằng đầu ngón tay và giữ trong một phút.
9, Huyệt phong trì
Vị trí: Điểm này nằm trên rãnh giao tiếp của bắp thịt cổ và phần sọ.
Tác dụng: Nó có thể giúp điều trị nhức đầu, đau nửa đầu và chóng mặt.
Cách bấm: Ấn điểm này và giữ trong một phút.
10, Huyệt phong phủ
Vị trí: Huyệt phong phủ nằm ở giữa gáy, dưới sọ.
Tác dụng: Bấm huyệt phong phủ giúp làm giảm đau đầu, đau họng, và chảy máu cam.
Cách bấm: Tác động một lực bằng đầu ngón tay của bạn và giữ trong một đến hai phút.
11, Huyệt ở lưng dưới
Vị trí: Điểm này nằm trên đường hông, cách khoảng 2 – 4 ngón tay ở mỗi bên tính từ xương sống.
Tác dụng: Nó giúp giảm đau bụng và khó tiêu.
Cách bấm: Tác động lên mỗi điểm trong một phút.
12, Huyệt Triple Heater 6
Vị trí: Điểm này nằm trên cổ tay khoảng 8cm.
Tác dụnd: có thể giúp giảm bớt trướng bụng.
Cách bấm: Bấm huyệt trong một phút, đầu tiên trên một cánh tay, sau đó chuyển sang tay bên kia, cho đến khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm.
13, Huyệt Côn Lôn
Vị trí: Tại giao điểm của bờ ngoài gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá chân, chỗ lõm giữa khe gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài, trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chầy.
Tác dụng: hữu ích trong điều trị đau cổ, vai và đau lưng.
Cách bấm: Bấm và day huyệt trong một phút.
14, Huyệt khúc trì
Vị trí: Co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủyu.
Tác dụng: giúp giảm bớt cảm lạnh và sốt cao, đau họng. Nó cũng giúp cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch.
Cách bấm: Gập khuỷu tay, ấn điểm này với ngón tay cái của bạn và massage hoặc giữ trong một phút. Thay đổi cánh tay và lặp lại.
Theo phunugiadinh/dkn
Trẻ sơ sinh nên được tắm nắng như thế nào để hấp thụ được vitamin D mà không hại da?
Tắm nắng là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là các bé sơ sinh. Bởi tia hồng ngoại có trong ánh nắng mặt trời có tác dụng giảm đau, chữa bệnh về cơ, xương, khớp.
Còn tia cực tím lại có hiệu quả trong diệt khuẩn, chống viêm, kích hoạt da sản sinh vitamin D3 làm tăng cường hấp thụ canxi và phốt pho - hai thành phần chính cấu tạo nên xương.
1. Tác dụng của tắm nắng
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh hay còn gọi là để trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để da tổng hợp được vitamin D. Dưới tác dụng tia cực tím của ánh sáng mặt trời chiếu vào da chuyển hóa thành vitamin D. Vitamin D đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Bởi nó là chất để hấp thu canxi và photpho. Thiếu vitamin D sẽ gây giảm hấp thu canxi làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương.Vì vậy đề phòng còi xương cho bé, biện pháp tốt nhất và đơn giản nhất là các mẹ nên cho bé tắm nắng hằng ngày.
2. Thời điểm tắm nắng hiệu quả
Vitamin D đóng vai trò quan trọng bởi vậy để giúp trẻ tổng hợp được vitamin D, các mẹ nên lưu ý đến thời gian cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khoảng 7-10 ngày sau khi sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D.
Trong ngày, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Vào sáng sớm, lúc bình minh ánh nắng không gay gắt mới có nhiều tia cực tím tốt cho việc tắm nắng. Khi ấy, tia cực tím chiếu vào da trẻ mới chuyển thành vitamin D. Ngược lại, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương.
3. Thời gian tắm nắng
Cho bé tắm nắng trong bao lâu phụ thuộc vào độ tuổi của bé và tăng dần từ 10 phút đến 30 phút tùy theo sự phát triển của bé. Thông thường trẻ sơ sinh từ 2 tuần tuổi đã có thể tắm nắng. Nếu bạn thấy da bé chuyển sang màu đỏ, ra nhiều mồ hôi, mạch đập nhanh thì nhanh chóng đưa bé về nhà cho uống một chút nước lọc, cũng có thể lấy nước ấm lau người cho bé.
Để hạn chế mức thấp nhất khả năng bé bị cảm nắng hoặc phản ứng với ánh nắng, bạn nên "tập" cho bé quen dần với ánh nắng bằng cách bế bé ra nắng một chút rồi cho bé vào chỗ mát nghỉ ngơi, sau đó tiếp tục cho bé ra chỗ có ánh nắng.
Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé "nghỉ" 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại "quy trình". Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên của sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
4. Lưu ý quan trọng khi tấm nắng cho bé
- Tuyệt đối không được để hở phần mặt của trẻ, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mặt và mắt.
- Không nên phơi nắng cho bé ở những nơi có gió lộng khiến trẻ dễ bị cảm, nên chọn nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
- Nếu tắm cho bé trong phòng, nên mở cửa kính vì cửa kính sẽ cản trở việc hấp thu tia hồng ngoại của cơ thể.Không nên cho con tắm nắng vào những giai đoạn thời tiết bất thường hoặc những lúc giao mùa.
- Cho bé uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng.
- Nếu là mùa hè, mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi cho con tắm nắng. Nên để hở chân, tay của trẻ dưới ánh nắng non.Nên mặc ít áo cho bé, để hở da càng nhiều càng tốt.
- Sau khi tắm phải lau mồ hôi và cho trẻ uống nước bổ sung, mùa hè thì nên tắm nước cho trẻ sau khi tắm nắng.
- Nên để hở chân, tay và mặc ít áo cho trẻ khi phơi nắng và mở cửa kính vì kính sẽ cản trở ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da bé.
Theo www.phunutoday.vn
Xếp hạng 5 cách điều trị hiệu quả nhất cho thoái hóa khớp gối Các nhà khoa học đã xếp hạng 5 phương pháp điều trị nội khoa hiệu quả nhất cho thoái hóa khớp gối. Để giảm đau, tiêm corticoid là cách giảm đau ngắn hạn hiệu quả nhất, tiếp theo là ibuprofen, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), và các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) naproxen và celecoxib. Tuy nhiên, nhìn chung naproxen...