Nhanh chóng triển khai lưới điện thông minh
Bộ Công Thương cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo tình hình thực hiện lộ trình phát triển lưới điện thông minh theo Quyết định 1670/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, năm 2013 đã tiến hành thiết lập hệ thống thu thập số liệu, hệ thống đo đếm từ xa tới toàn bộ các nhà máy điện có công suất lớn hơn 30 MW, các trạm biến áp từ 110 kV trở lên trong hệ thống điện. Ngoài ra, Ban chỉ đạo phát triển lưới điện thông minh cũng tiến hành triển khai một số dự án khác như: Hệ thống giám sát vận hành lưới điện 110 kV, hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa của khách hàng sử dụng điện lớn, sản xuất lắp đặt công tơ điện tử và thiết bị thu thập số liệu đo đếm từ xa…
Theo ANTD
Chủ tịch EVN: Xây biệt thự, sân tennis là nhân văn
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Hoàng Quốc Vượng khẳng định, "xây biệt thự, tennis, vườn trẻ... để thu hút lực lượng cán bộ có tay nghề tốt làm việc vận hành dự án. Tôi cho là nhân văn, vì dễ thu hút cán bộ tới làm việc tại vùng sâu, vùng xa".
Trước kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm trong đầu tư, xây dựng của EVN, đặc biệt là việc đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis... vào giá thành bán điện, trao đổi với PV Infonet chiều 8/10 Chủ tịch HĐQT EVN Hoàng Quốc Vượng khẳng định, không có chuyện tập đoàn này đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis... như kết luận của Thanh tra Chính phủ vào tổng mức đầu tư dự án và quy ra giá thành điện.
Video đang HOT
EVN khẳng định không đưa chi phí xây dựng biệt thự, sân tennis... vào giá bán điện
Theo Chủ tịch EVN, những hạng mục mà Thanh tra Chính phủ đề cập trong báo cáo đã đưa ra là "hạng mục nhà quản lý điều hành" tại một số dự án điện do EVN đầu tư và được sự cho phép của các bộ, ngành liên quan. "Trong báo cáo gọi là biệt thự, tennis, vườn trẻ... để thu hút lực lượng cán bộ có tay nghề tốt làm việc vận hành dự án. Tôi cho là nhân văn, vì dễ thu hút cán bộ tới làm việc tại vùng sâu, vùng xa"- ông Vượng nói.
Bổ sung thêm, theo báo cáo giải trình gửi tới báo chí liên quan tới kết luận Thanh tra Chính phủ tại EVN thì, do đặc thù các nhà máy điện có công suất lớn hầu hết được xây dựng ở cách xa khu dân cư, xa thành phố thị xã... nên các nhà máy điện đều phải có khu Quản lý vận hành sửa chữa, trong đó có hạ tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân.
"Những nhà ở này thực chất là nhà ở công vụ, khi cán bộ công nhân không làm việc ở nhà máy phải trả lại nhà và ra khỏi khu Quản lý vận hành/nhà công vụ này. Các nhà ở biệt thự đơn lập, song lập được xây dựng cho các chuyên gia sinh sống trong quá trình thi công nhà máy, sau khi nhà máy xây dựng xong các chuyên gia không ở nữa thì chuyển thành nhà khách cho khách đến làm việc hoặc nhà ở phục vụ quản lý vận hành"- báo cáo giải trình của EVN viết.
Về việc xây dựng một số công trình thể thao, trong báo cáo giải trình của EVN, Phó tổng giám đốc Đinh Quang Tri cho rằng, do môi trường làm việc của cán bộ công nhân yêu cầu công việc đòi hỏi kỹ thuật có trình độ cao, ô nhiễm cao... do đó, để giảm độ căng thẳng nhanh chóng hồi phục sức khỏe để duy trì thực hiện làm ca trực tiếp theo, giảm được các ảnh hưởng tiêu cực của xã hội do vậy trong các khu quản lý vận hành qui hoạch có khu thể thao nhỏ.
Cũng theo ông Tri, trong các Nghị định về Quản lý đầu tư của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành không nêu cụ thể có danh mục Khu quản lý vận hành sửa chữa, nhà công vụ, nhưng do đặc thù của ngành điện nên việc xây dựng khu quản lý vận hành, sửa chữa, nhà công vụ cho cán bộ công nhân của các nhà máy điện là rất cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế".
Liên quan đến kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc công ty mẹ EVN hướng dẫn hạch toán chuyển nguồn vốn không đúng tại 11 dự án làm tăng chi phí sản xuất điện trong năm 2011, số tiền 223,9 tỷ đồng, EVN cũng khẳng định không hề có việc này.
Theo "nhà đèn", do nhu cầu vốn đầu tư các công trình điện của EVN rất lớn, mỗi năm EVN đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng, năm 2013 kế hoạch đầu tư của EVN cho các công trình điện là 106.600 tỷ đồng, trong khi đó khả năng thu xếp vốn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư nên lúc nào EVN cũng thiếu vốn đầu tư trầm trọng. Nguồn vốn khấu hao cơ bản không đủ để trả nợ gốc và lãi vay.
Trong quá trình phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các công trình, do các thủ tục để phát hành trái phiếu chậm nên không kịp với tiến độ giải ngân công trình điện, nhưng để đảm bảo tiến độ công trình phục vụ điện cho phát triển kinh tế của đất nước nên khi có khối lượng phải thanh toán EVN đã phải ứng trước vốn sản xuất để thanh toán cho các nhà thầu, sau khi việc phát hành trái phiếu hoàn thành lúc đó EVN thực hiện việc hoàn trả lại số vốn sản xuất trước đây đã ứng.
Vì thế, năm 2010 và năm 2011, EVN có hướng dẫn 8 đơn vị hạch toán chuyển nguồn vốn của 11 dự án đã hoàn thành (từ nguồn vốn sản xuất EVN đã tạm ứng sang nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp) với tổng số tiền là 1.619.340.753.604 đồng (tại 02 thời điểm là ngày 01/9/2010 và ngày 21/10/2010) là thực chất hoàn trả vốn sản xuất mà trước đây EVN đã ứng.
Do việc điều chuyển nguồn vốn các dự án đã hoàn thành nên phần lãi trái phiếu số tiền 223.909.749.578 đồng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện ngay trong năm tài chính thay vì hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của các công trình điện (tăng vốn đầu tư của dự án và cũng được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện thông qua khấu hao TSCĐ), về tổng thể việc hạch toán nêu trên không làm tăng chi phí sản xuất điện.
Về nghi ngại có sự "móc nối, thông đồng" giữa EVN và các công ty con trong việc nâng giá mua điện vượt khung quy định của Bộ Công thương, Chủ tịch EVN chia sẻ với Infonet, đây là điều bất khả kháng do năm 2010, 2011 EVN gặp nhiều khó khăn do nhu cầu phụ tải tăng, hạn hán thiếu nước, ngành điện phải huy động lượng dầu lớn để phát điện 2 năm liên tiếp EVN lỗ tổng cộng 12.000 tỉ đồng.
Năm 2011 do khó khăn nên EVN đã giao chỉ tiêu lỗ cho các đơn vị để các đơn vị phấn đấu giảm lỗ so với lỗ kế hoạch.
"Không có chuyện móc nối, móc ngoặc gì ở đây. Nếu trong tất cả các đơn vị của tập đoàn lỗ và lỗ tập trung vào một chỗ thì làm sao được, khi kinh doanh là kinh doanh toàn ngành"- ông Vượng nói.
Ông Vượng cũng khẳng định, hạch toán giá thành của EVN cơ bản tuân thủ các quy định của nhà nước, năm nào cũng có kiểm toán, kiểm tra để đảm bảo hạch toán công khai.
Khi EVN chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mua bán điện thì mọi chi phí đầu tư cho các dự án điện đều hạch toán vào giá điện.
Trường Giang
Theo infonet
Hài hước về một con đường mới làm Những bức ảnh chụp về con đường này đăng tải trên báo Dân trí đã đem lại có bạn đọc rất nhiều cảm xúc và suy nghĩ hài hước. Đoạn phố Tân Mai (quận Hoàng Mai - Hà Nội) được mở rộng đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2013. Nhưng nhiều cột điện vẫn đứng trơ trơ ở giữa đường đỡ...