Nhanh chóng đưa gói 16.000 tỷ đồng tới ngư dân
Chiều 1-7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã chủ trì phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6-2014. Nhiều vấn đề nóng đã được báo chí đặt ra với Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên.
Trả lời câu hỏi “Chính phủ đã bàn các giải pháp ứng phó tình huống xấu xảy ra trên biển Đông, vậy các tình huống đó là gì”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói: “Chúng ta đã có chủ trương từ đầu. Cố gắng làm sao không để tập trung quá mức vào một thị trường để hạn chế rủi ro. Khi Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền, ta đã rà soát, đánh giá lại các việc đã làm và nhận thấy phải đẩy nhanh hơn các giải pháp đó. Tình huống xấu có thể xảy ra là Trung Quốc hạn chế ở biên giới, hoặc thậm chí đóng cửa khẩu. Tới giờ này, theo những thông tin Chính phủ nhận được, sự ảnh hưởng từ các tình huống đó tuy có nhưng không phải lớn tới mức ta gặp khó khăn không giải quyết được. Chính phủ thống nhất là có ảnh hưởng song có mức độ không lớn”.
Bác bỏ thông tin Trung Quốc đóng cửa khẩu, Bộ trưởng nói: “Các tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc báo cáo là không có đóng cửa mà chỉ là kiểm soát chặt hơn. Hàng hóa vẫn lưu thông bình thường”.
Về cân nhắc giải pháp đấu tranh pháp lý vụ việc giàn khoan, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên trả lời, Thủ tướng có giao cơ quan chức năng củng cố hồ sơ để cân nhắc sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý. “Việc này đã giao từ lâu. Chúng ta cần tiếp tục tập hợp ý kiến nhân dân, chuyên gia để làm cơ sở bổ sung cho suy nghĩ và hành động của mình thật chín chắn. Do đó, Chính phủ giao các cơ quan tiếp tục lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc” – ông Nguyễn Văn Nên nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Chưa xử phạt người đội mũ bảo hiểm dởm
Nhắc tới gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân, kiểm ngư, cảnh sát biển, Bộ trưởng cho biết: “Các bộ ngành sẽ bàn kỹ, xem đối tượng nào được tham gia, thủ tục làm sao nhanh nhất, phù hợp với điều kiện của ngư dân. Cụ thể, sau khi Chính phủ chỉ đạo, các bộ ngành sẽ làm sớm. Chính phủ mong muốn chủ trương này nhanh nhất tới được người dân”.
Về thông tin quả vải Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định “không chính xác”. Bộ trưởng nêu rõ: “Hiện, chúng ta đang xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc. Về hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản nói chung, Chính phủ đang chỉ đạo ráo riết bằng cả giải pháp trước mắt và lâu dài. Chúng ta đang có những giải pháp tích cực tìm thị trường mới tiêu thụ hàng hóa, nông sản do nông dân ta làm ra. Các bộ ngành đang nỗ lực tiếp thị các sản phẩm đó. Tất nhiên, có những khó khăn, do khả năng mang hàng đi xa của ta còn kém do chưa bảo quản được”.
Liên quan tới xử phạt người đội mũ bảo hiểm dởm, Bộ trưởng trả lời: “Chính phủ có bàn nội dung này. Chỉ có 2 hành vi bị phạt hành chính. Một là không đội mũ và đội mũ mà không cài dây. Trong điều kiện hiện nay, ta chỉ phạt như thế. Còn mũ dởm là trách nhiệm của cơ quan chức năng, không bắt người dân chịu phạt điều đó”.
Theo ANTD
Vụ giàn khoan Hải Dương 981: Xem xét, cân nhắc đấu tranh pháp lý
Chiều 1-7, phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6-2014 đã kết thúc sau 2 ngày làm việc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu kết luận phiên họp.
Về tình hình trên Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Về chiến lược, Việt Nam không bất ngờ về sự việc này, tuy nhiên hậu quả của nó là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai bên.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực cao nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương, định hướng của Trung ương Đảng, Chính phủ, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, kiên định, kiên trì các giải pháp, biện pháp, đối sách đấu tranh bằng biện pháp hoà bình trên thực địa, bằng chính trị - ngoại giao, bằng thông tin, truyền thông trong nước và nước ngoài, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Trong thời gian tới, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương tập trung theo dõi sát, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý và báo cáo kịp thời những tình huống mới, phức tạp. Thủ tướng giao các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ, báo cáo lãnh đạo cấp cao xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp bị thiệt hại; làm tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
"Dứt khoát không để tái diễn sự việc như vừa qua tại một số địa phương" - Thủ tướng nêu rõ. Bên cạnh đó, tăng cường thông tin, tuyên truyền về môi trường đầu tư kinh doanh, củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Cùng với đó, cần triển khai các giải pháp chủ động, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước, cả trước mắt và lâu dài.
Cũng tại phiên họp này, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; triển khai các biện pháp hiệu quả khơi thông, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và hỗ trợ cho ngư dân đóng mới, sửa chữa tàu cá. Thủ tướng chỉ đạo các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chi hỗ trợ 16.000 tỷ đồng cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ, đóng tàu và trang thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư.
Theo ANTD
Cười... vào "đường lưỡi bò" của Trung Quốc Sự ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông đã được các họa sỹ Việt Nam phác họa một cách thâm thúy và trí tuệ khi vận dụng đặc trưng của thể loại "biếm". Vừa khai mạc chiều qua 30-6 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, triển lãm "Hướng về Biển Đông" giới thiệu 80 tác phẩm của 35 tác...