Nhân viên y tế người Việt ở Mỹ tin tưởng về hiệu quả của vắc xin COVID-19
Chị Cao Tố Nga, một người Mỹ gốc Việt đang làm việc tại Trung tâm y tế ĐH California Irvine, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online rằng mặc dù cảm thấy hơi mệt sau khi tiêm, song chị hiểu điều này là hoàn toàn bình thường.
Chị Cao Tố Nga, một người Mỹ gốc Việt làm việc tại Trung tâm y tế ĐH California Irvine, được tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Moderna ngày 30-12-2020 – Ảnh: TO NGA
Ngày 30-12 giờ Mỹ, hơn 5.000 nhân viên thuộc nhiều bộ phận khác nhau thuộc Trung tâm y tế ĐH California Irvine (còn gọi là Trung tâm y tế UCI) đã được tiêm vắc xin COVID-19.
Họ là những người thuộc nhóm được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 đợt đầu tiên theo các tiêu chí phân loại của chính quyền.
Theo chị Nga, bệnh viện của chị đã tiếp nhận cả hai loại vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech (khoảng 4.000 liều) và Moderna (khoảng 2.000 liều) để tiêm đợt này.
Video đang HOT
Vì những đòi hỏi bảo quản khắt khe hơn về nhiệt độ nên vắc xin của Pfizer/BioNTech đã được sử dụng cho những người tiêm trước. Những người tiêm sau như chị Nga dùng vắc xin của Moderna.
Chị Cao Tố Nga (giữa) cùng hai đồng nghiệp khác tại Trung tâm y tế ĐH California Irvine chụp ảnh với tấm giấy xác nhận họ đã tiêm vắc xin COVID-19 của Moderna ngày 30-12-2020 – Ảnh: TO NGA
Khi được hỏi về thông tin một y tá ở thành phố San Diego đã dương tính sau khi tiêm vắc xin COVID-19, chị Nga cho biết điều này không phải quá bất thường. Bởi chị cũng được nhắc nhở về khoảng thời gian vẫn có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiêm vắc xin.
Cụ thể, hãng dược cho biết vắc xin sẽ phát huy tác dụng phòng bệnh trong khoảng 1 tháng sau khi tiêm, do đó trong thời gian này những người đã tiêm như chị Nga vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay, giãn cách xã hội…
Ngày 30-12, sau khi tiêm vắc xin, chị Nga cảm thấy người khá mệt và nhức đầu, song chị hiểu đây là phản ứng bình thường của cơ thể chứ không có gì đáng lo ngại.
Là nhân viên quản lý thông tin sức khỏe của người bệnh tại Trung tâm y tế ICU, chị Nga cho biết tới nay bệnh viện của chị chưa ghi nhận ca nào gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng liên quan vắc xin COVID-19, cũng như chưa ghi nhận ca mắc biến thể virus corona mới nào được phát hiện ở Anh.
Sau khi tiêm vắc xin, người tiêm sẽ được cấp thẻ xác nhận đã được chủng ngừa để gắn kèm vào thẻ ra vào nơi làm việc.
Hãng Moderna cho biết hiện tại họ chưa rõ thời gian duy trì hiệu quả của vắc xin sẽ kéo dài trong bao lâu. Thời gian hiệu lực của vắc xin COVID-19 cần có thêm các thử nghiệm khoa học đánh giá trong thời gian tới.
WHO: cuộc chiến mới là thuyết phục người dân tiêm vắc xin Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thuyết phục công chúng về giá trị của vắc xin Covid-19 sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng bắt buộc tiêm chủng.
WHO lưu ý việc bắt buộc tiêm chủng vắc xin Covid-19 là quan điểm sai lầm. REUTERS
Trong buổi họp báo trực tuyến ngày 7.12, giám đốc bộ phận tiêm chủng của WHO, bà Kate O'Brien nói: "Bắt buộc tiêm vắc xin trước đây là phản tác dụng dẫn đến sự phản đối nhiều hơn", theo AFP.
Bà O'Brien kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới chỉ nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 mà không áp dụng quy định bắt buộc.
Bên cạnh đó, các chuyên gia của WHO thừa nhận thế giới sẽ phải đối mặt cuộc chiến mới nhằm thuyết phục người dân tiêm vắc xin Covid-19 một khi chúng đã được phê chuẩn.
Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nói: "Vắc xin được phê chuẩn, phân phối đại trà là tin tốt lành. Đó là chiến thắng của nhân loại trước kẻ thù là virus. Tuy nhiên, chúng ta cần thuyết phục công chúng về giá trị của vắc xin Covid-19".
Đến nay, có 51 vắc xin Covid-19 đã được thử nghiệm trên người, trong số đó có 13 vắc xin đã đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng, theo báo cáo của WHO.
Ngoài ra, còn có 163 vắc xin Covid-19 khác đang được phát triển trong các phòng thí nghiệm trên thế giới nhằm mục đích cuối cùng là thử nghiệm trên người.
Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới sẽ bắt đầu triển khai vắc xin Covid-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ) ở vào ngày 8.12, theo AFP.
Ông Biden để chuyên gia quyết định ai được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 Bác sĩ Celine Gounder, thành viên ban cố vấn COVID-19 của ông Joe Biden, cho biết ông Biden sẽ để các chuyên gia y tế quyết định ai là người được tiếp cận các đợt vắc xin có số lượng hạn chế đầu tiên. Vắc xin COVID-19 tiềm năng của hãng Pfizer - Ảnh: REUTERS Bà Gounder ngày 27-11 cho biết do rủi...