Nhân viên y tế Italy ví chống Covid-19 như ‘chiến tranh thế giới’
Áp lực công việc và các điều kiện chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 quá khó khăn khiến nhân viên y tế ở Italy ví như thời kỳ “chiến tranh thế giới”.
Vị bác sĩ 59 tuổi vừa thiệt mạng gần đây do Covid-19 ở Italy là bạn thân của Roberta Re – y tá tại bệnh viện Piacenza ở Emilia-Romagna, khu vực có số ca nhiễm bệnh cao thứ 2 ở Italy.
“Những gì tôi đang trải qua có thể sánh ngang với thời kỳ chiến tranh thế giới”, Roberta Re nói. “Cuộc chiến này không dùng súng đạn để chiến đấu và chúng ta không biết kẻ thù là ai. Vũ khí duy nhất mà chúng ta có, để bảo đảm mọi thứ không trở nên tồi tệ là ở tại gia và tuân thủ các quy định dịch tễ”.
Nhân viên y tế Italy ví cuộc chiến chống Covid-19 như chiến tranh thế giới. (Ảnh: AP)
“Bình thường, tôi là người vui vẻ hay trò chuyện và cười đùa với mọi người. Còn bây giờ, tôi đã khóc và cảm thấy chán nản trong nhiều ngày”, Roberta Re cho biết.
Các bác sĩ và nhân viên y tế Italy đang làm việc suốt ngày đêm để chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Chính phủ nước này đang áp dụng các biện pháp ngăn chặn Covid-19 lây lan, trong bối cảnh dịch bệnh cướp đi mạng sống của hơn 1.000 người và khiến hơn 15.000 người nhiễm bệnh.
Các nhân viên y tế ở tâm dịch Covid-19 tại Italy đã lên tiếng cầu cứu trên các phương tiện thông tin xã hội, khi nhiều nhân viên y tế bị kiệt sức, do bệnh viện quá đông người nhiễm Covid-19.
Andrea Vercelli, nhân viên phòng cấp cứu tại bệnh viện Piacenza, cho biết : “Những gì chúng ta đang đối mặt không phải là bệnh cúm thông thường, mà chúng tôi có ít nhất 40 ca viêm phổi cấp trong phòng cấp cứu mỗi ngày”.
Vài ngày trước khi Italy phong tỏa toàn quốc, Daniele Macchini, bác sĩ tại bệnh viện Humanitas Gavazzeni ở Bergamo (khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 ở vùng Lombardy) viết trên Facebook rằng: “Chiến tranh đã bùng nổ theo nghĩa đen và trận chiến không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm”.
Video: Người Italy xếp hàng mua sắm trong dịch Covid-19
Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Codacons vừa ra yêu cầu các công tố viên ở Bergamo điều tra, sau khi 1 bác sĩ gây mê trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Papa Giovanni XXIII nói với tờ Corriere della Sera rằng: “ Do áp lực quá lớn, nên việc cứu 1 mạng sống được quyết định bởi tuổi tác và điều kiện sức khỏe, giống như những gì xảy ra trong điều kiện chiến tranh thế giới”.
Nhiều bác sĩ và y tá ở Italy đã nhiễm Covid-19 khi đang làm việc tại các bệnh viện. Trong đó có Chủ tịch Hiệp hội Y tế vùng Varese, Lombardy Roberto Stella (chết hôm 11/3).
“Ông ấy ra đi như một người hùng. Ông ấy cũng như nhiều đồng nghiệp khác đã chết trong những ngày gần đây vì Covid-19″, Phó Chủ tịch hiệp hội y tế vùng Varese Saverio Chiaravalle nói.
KÔNG ANH (Nguồn: Guardian)
Theo vtc.vn
Cặp vợ chồng 60 năm qua đời cách nhau hai giờ vì nCoV
Cặp vợ chồng trải qua những ngày tháng cuối cùng tại quê nhà bị phong tỏa ở Albino, tỉnh Bergamo, miền bắc Italy.
Ông Luigi Carrara (86 tuổi) và vợ Severa Belotti (82 tuổi) sống ở thị trấn Albino, ở Bergamo trải qua 8 ngày bị sốt 39 độ C tại nhà trước khi được nhập viện điều trị nhiễm nCoV. Họ đã qua đời chỉ cách nhau 2 giờ đồng hồ vào 10/3.
Trong cuộc phỏng vấn với với tờ báo địa phương Corriere della Sera, con trai của họ - Luca Carrara - vô cùng đau khổ. Luca nói rằng, cha anh, ông Luigi - một người thợ nề đã nghỉ hưu - được đưa đến bệnh viện Bergamo hôm 7/3 và mẹ anh, bà nội trợ Severa cũng được đưa vào cùng cơ sở một ngày sau đó. Họ lần lượt qua đời vào lúc 9h15 và 11h, cách nhau chưa đầy hai tiếng.
Luca nói rằng anh thậm chí không thể gặp mặt cha mẹ lúc lâm chung. "Họ đã chết trong cô độc. Những người thân yêu nhất của tôi đã bỏ tôi lại một mình. Tôi thậm chí không thể tạm biệt, ôm họ hay mang lại sự động viên cho họ bằng một lời nói dối rằng mọi thứ sẽ ổn", Luca nói.
Luca là công nhân của nhà máy cung cấp nước Uniacque ở Bergamo, hiện cách ly với vợ và hai con. Anh nói, cha mẹ anh bị mắc kẹt trong một khoảng thời gian dài bởi "không có bác sĩ nào ở gần đây". Luca đã cố gọi dịch vụ khẩn cấp 112 nhưng không được hỗ trợ.
Luca nói, suy nghĩ của anh về bệnh viện Papa Juan XXIII ở Bergamo - nơi cha mẹ anh qua đời - hoàn toàn khác. "Trong bệnh viện mọi thứ đều thảm họa", anh nói.
Anh cho hay, nhân viên không biết đặt bệnh nhân ở đâu và các bác sĩ đang chọn người nào để cứu. Đó là lý do "khiến người già chết". "Nhưng họ có thể làm gì?", anh buồn bã.
Chẳng thể nói lời từ biệt cuối cùng với cha mẹ quá cố, Luca viết tâm sự lên trang mạng xã hội. "Tạm biệt bố mẹ, loại virus độc ác này đã cướp đi cả hai người thân yêu nhất của con trong cùng một ngày".
Luca cảnh báo đến các gia đình khác: "Cha tôi đã 86 tuổi, là một ông già nhưng không có bệnh tật gì trước đó. Mọi người đều nói rằng họ phải ở nhà vì là người già, nhưng trong trường hợp xảy ra với cha mẹ của chính họ, điều đó thực sự khó khăn. Tôi không được gặp lại họ bởi các thi thể được đưa đến nhà tang lễ. Chúng tôi biết rằng sẽ mất vài ngày để hỏa táng họ vì có quá nhiều người chết", anh nói.
Luca nói rằng việc tự cách ly làm nỗi đau của anh trở nên tồi tệ hơn. "Tôi, vợ và các con đang cách ly. Nỗi buồn vì thế tăng gấp đôi. Ngay bây giờ, tôi còn chẳng thế thấy em gái của mình. Không ai có thể đến thăm tôi. Trong một ngày tôi mất cả cha lẫn mẹ. Nhưng như cha tôi luôn nói, chúng ta hãy bước tiếp".
Đã có nhiều khiếu nại đối với chính quyền Italy về việc phong tỏa đất nước khiến người dân bị cô lập. Ngày 11/2, nam diễn viên Luca Franzese đăng tải video phải sống chung với thi thể của chị gái qua đời vì nCoV trong hơn 36 giờ.
"Vùng đỏ" Italy tiếp tục trở thành quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Covid-19. Tổng số ca nhiễm báo cáo là 12.462, số người chết vì nCoV là 827.
Huyền Anh (Theo Mail)
Theo ione.net
Chuyện tình cực ngọt của "con dao vàng" ngành Phẫu thuật Tim mạch "Tôi là một phẫu thuật viên, vợ tôi là bác sĩ gây mê, tôi chưa bị gây mê lần nào nhưng đã mê bà ấy hơn 60 năm rồi..." Trong khi hàng ngày trên các trang MXH vẫn luôn xuất hiện những câu chuyện anh kia đi với chị này, chị này cặp bồ chú kia thì vẫn có một câu chuyện tình...