Nhân viên tín dụng lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Gần đây, Công an tỉnh Cà Mau nhận được phản ánh của các doanh nghiệp về việc bị nhân viên tín dụng của ngân hàng trên địa bàn lừa đảo chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau đã thụ lý, giải quyết 10 vụ việc liên quan đến nhân viên tín dụng ngân hàng với số tiền thiệt hại trên 45 tỷ đồng. CQĐT đã khởi tố 5 vụ, bắt tạm giam 4 bị can; các vụ việc khác đang tiếp tục điều tra…
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Sơn Lĩnh (bìa phải) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Hải Đăng (SN 1987, ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), nhân viên của một ngân hàng có chi nhánh tại Cà Mau là một trường hợp. Do mất cân đối tài chính, để đảm bảo việc thanh toán tiền gốc, lãi đối với những người cho Đăng vay trước đó, tháng 5/2020, Đăng đưa thông tin gian dối vay tiền để đáo hạn nợ cho khách hàng nhưng thực tế không có, để chiếm đoạt của nhiều người với tổng số tiền 11,48 tỷ đồng.
Cũng thủ đoạn trên, Huỳnh Hiền Thơm (SN 1992, ngụ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) từ tháng 4/2021 đến ngày 6/2021 đã chiếm đoạt của anh P.L. (ngụ phường 7, TP Cà Mau) số tiền 3,4 tỷ đồng. Ngày 21/1/2022, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau khởi tố, bắt tạm giam đối với Thơm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Còn Lê Sơn Lĩnh (SN 1992, ngụ huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) là chuyên viên quan hệ khách hàng của một ngân hàng có chi nhánh tại TP Cà Mau. Từ năm 2016 đến tháng 2/2019, Lĩnh được ngân hàng phân công giải ngân hồ sơ vay của Công ty M.H (tại TP Cà Mau), do ông H.V.G làm giám đốc.
Trong những lần mang hồ sơ đến cho ông G. ký, Lĩnh tự ý làm 3 khế ước vay số tiền 1,7 tỷ đồng của khoản vay công ty M.H rồi chiếm đoạt. Cuối năm 2018, ông G. đưa cho Lĩnh 100 triệu đồng; tháng 2/2019 đưa 602,7 triệu đồng để nộp ngân hàng trả hết các khoản vay nhưng Lĩnh không nộp mà chiếm đoạt luôn. Để không bị phát hiện, Lĩnh làm giả 2 giấy nộp tiền, 1 thông báo số dư tiền vay đưa cho ông G. Lĩnh đã chiếm đoạt tổng cộng 2,4 tỷ đồng để trả nợ cá độ bóng đá, chi xài cá nhân.
Video đang HOT
Thượng tá Nguyễn Việt Sử, Phó chánh Văn phòng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau cảnh báo, người dân trước khi vay tiền, trước khi ký vào các khế ước nhận nợ phải xem kỹ từng trang, từng tờ. Khi thanh toán nên đến ngân hàng trả trực tiếp, không nên giao dịch với nhân viên ngân hàng thu hộ để không bị lợi dụng chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Nguyễn Thành Tài: "Tôi không thoái thác trách nhiệm"
Trả lời câu hỏi của chủ tọa, bị cáo Nguyễn Thành Tài cho rằng mình không thoái thác trách nhiệm và chỉ muốn làm rõ mức độ trách nhiệm và hậu quả vụ án.
Chiều 16/11, phiên tòa xét xử bị cáo Dương Thị Bạch Diệp - Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương (tức đại gia Diệp Bạch Dương), cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài cùng đồng phạm bước vào phần xét hỏi.
Là người đầu tiên bị thẩm vấn, bà Diệp bác bỏ toàn bộ cáo trạng quy buộc mình lừa đảo và cho rằng các tài liệu trong vụ án bị làm giả.
Bị cáo Dương Thị Bạch Diệp. (Ảnh: CTV).
Bà Diệp bị cáo buộc dùng giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp khu đất 57 Cao Thắng để làm căn cứ hoán đổi bất động sản 185 Hai Bà Trưng (nơi đặt trụ sở trung tâm ca nhạc nhẹ) nhưng không bàn giao.
Tiếp đó, nữ đại gia dùng giấy tờ khu đất thế chấp cho Ngân hàng Agribank TPHCM vay 21.860 lượng vàng mà không thông báo cho ông Vy Nhật Tảo (giám đốc trung tâm ca nhạc nhẹ) biết.
Khi nhận trụ sở trung tâm ca nhạc nhẹ và giấy tờ, bà Diệp tiếp tục đem thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) vay 160 tỷ đồng. Việc này khiến Nhà nước mất quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 185 đường Hai Bà Trưng.
Bị cáo Diệp cho rằng, cáo trạng quy buộc mình sử dụng mối quan hệ với nhiều người để thực hiện hành vi hoán đổi và chiếm đoạt khu nhà đất 185 đường Hai Bà Trưng là không đúng.
Tuy nhiên, tại tòa, bà cho rằng không mua chuộc hay sử dụng các mối quan hệ để được hoán đổi tài sản như cáo buộc.
Ông Nguyễn Thành Tài tại tòa.
HĐXX tiến hành xét hỏi bị cáo Nguyễn Thành Tài. Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM nói cáo trạng truy tố hành vi của ông là đúng nhưng có một số điểm chưa rõ, từ đó, ông Tài xin được trình bày rõ hơn.
Ông Nguyễn Thành Tài thừa nhận thời điểm xảy ra vụ việc, dù ông không phải là Phó chủ tịch phụ trách xử lý tài sản Nhà nước. Nhưng do trong một cuộc họp, được Vy Nhật Tảo trình bày việc hoán đổi tài sản liên quan, và là người nhận trực tiếp đơn của công ty Diệp Bạch Dương nên với cương vị của một Phó chủ tịch, ông Tài đã báo cáo trực tiếp với ông Lê Hoàng Quân (nguyên Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân).
Ông Nguyễn Thành Tài thừa nhận: "Đến khi vụ án xảy ra, đọc kết luận điều tra và cáo trạng, tôi biết việc hoán đổi tài sản là sai".
Bị cáo Nguyễn Thành Tài cho rằng mình không thoái thác trách nhiệm.
"Tôi không thoái thác trách nhiệm nhưng tôi muốn nói mức độ trách nhiệm và hậu quả vụ án không phải từ hành vi của tôi", cựu Phó Chủ tịch TPHCM trình bày.
Cụ thể, bị cáo Tài khai sau khi ông nghỉ hưu 2 năm thì thường trực UBND TPHCM nhiệm kỳ mới ra đời. Khi đó những người trong thường trực UBND có xem xét lại chủ trương hoán đổi trên cả 3 phương diện: cơ sở pháp luật, điều kiện hoán đổi và phương thức hoán đổi do Phó chủ tịch UBND TPHCM lúc bấy giờ là ông Nguyễn Hữu Tín, chủ trì với cơ quan chức năng.
"Sau đó ông Tín có báo cáo ông Hai Quân, cũng là người thống nhất chủ trương hoán đổi và giao cho tôi thực hiện nhiệm vụ. Đến 2013, việc hoán đổi tài sản của bị cáo Dương Thị Bạch Diệp với tài sản nhà nước mới được thực hiện", ông Tài khai.
Các bị cáo còn lại trong vụ án thừa nhận hành vi sai phạm của mình trong việc hoán đổi tài sản.
Ngày mai (17/11), phiên tòa tiếp tục xét hỏi.
Vì sao ông trùm Nguyễn Thái Luyện và Công ty Alibaba dễ dàng lừa nghìn tỷ? Nguyễn Thái Luyện là nhân viên môi giới bất động sản nhỏ lẻ ở vùng ven, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã vận hành một tập đoàn lừa đảo hàng ngàn người với số tiền ngàn tỷ một cách khá dễ dàng. "Thánh nổ" Đến nay, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM kết luận, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công...