Nhân viên thu nợ ảo dựa trên AI
Trung Quốc dự kiến sẽ thuê thêm nhiều lực lượng lao động “ảo” sau khi nhà phát triển bất động sản China Vanke trao cho robot AI danh hiệu nhân viên hàng đầu của năm 2021.
Tiềm năng tăng trưởng cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ở Trung Quốc dường như vẫn còn rất mạnh mẽ, đặc biệt sau khi nhà phát triển bất động sản China Vanke gần đây trao “Giải thưởng Người mới nổi bật của trụ sở Vanke năm 2021″ cho người thu nợ ảo do nội bộ công ty phát triển. Phần mềm robot này tên là Cui Xiaopan, được thể hiện bằng hình đại diện nữ giống như người thật.
Hình ảnh nhân viên thu nợ ảo Cui Xiaopan của China Vanke
Trong bài đăng trên WeChat, Chủ tịch China Vanke Yu Liang ghi nhận nhân viên AI đã chứng minh khả năng hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với con người trong việc thúc ép người vay nợ và nhắc họ trả tiền. Cui ghi nhận “tỷ lệ thành công 91,4% trong việc thu các khoản phải thu và các khoản trả nợ quá hạn”. Cui được phát triển bởi đơn vị Longtaitou của China Vanke, sử dụng hệ thống AI Xiaoice của Microsoft Corp.
Video đang HOT
Sự phát triển trên trở thành ví dụ điển hình về lý do tại sao Trung Quốc, quốc gia có kế hoạch dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030, được dự đoán sẽ triển khai nhiều nhân viên ảo hơn trong năm nay. Công cụ thu nợ ảo của China Vanke là một trong những ứng dụng AI mới nhất tạo ra nhiều tiếng vang ở đại lục trong những năm gần đây, sau sự kiện về phóng viên robot của Tencent Holdings “Dreamwriter” có thể tạo ra bài viết 1.000 từ trong 60 giây, và người dẫn tin tức truyền hình AI của Tân Hoa xã.
Theo báo cáo của hãng tư vấn Analysys, “sẽ xuất hiện thêm” nhiều nhân viên ảo có cả năng lực kinh doanh và công nghệ trong số các công ty được trang bị tự động hóa quy trình bằng robot, nền tảng phát triển mã thấp và công nghệ AI. Khi những nhân viên ảo nêu gương với hiệu suất làm việc cao, các nhân viên khác cũng cảm thấy được khuyến khích cải thiện kỹ năng của họ, cuối cùng sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty”.
China Vanke, tập đoàn buôn bán bất động sản lớn thứ ba của Trung Quốc với khoảng 140.000 nhân viên, được biết đến với việc triển khai nhanh chóng công nghệ, bao gồm cả đầu bếp robot để chuẩn bị bữa trưa, tại các dự án khác nhau ở đại lục để tiết kiệm nguồn nhân lực và duy trì mức tiêu chuẩn cho dịch vụ của công ty. Ông Wang Shi, người sáng lập và cựu chủ tịch của China Vanke, hồi năm 2015 nói rằng 40% dịch vụ quản lý bất động sản của công ty, từ quét sàn đến bảo vệ các khu nhà, đều sẽ được thực hiện bởi robot trong vòng 10 năm.
Theo công ty nghiên cứu công nghệ IDC, tại thị trường phần mềm AI của Trung Quốc, ứng dụng cho robot AI hoặc người ảo đã trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất. Dự báo giá trị của mảng phần mềm này sẽ đạt 23 tỉ nhân dân tệ (khoảng 3,6 tỉ USD) vào năm 2030.
Sử dụng người ảo cũng trở nên phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ và giải trí ở Trung Quốc. “Những KOL (người có ảnh hưởng) ảo cực kỳ phổ biến đối với người hâm mộ trẻ tuổi, đặc biệt là người tiêu dùng Gen-Z (thế hệ sinh từ năm 1997 đến 2012), những người luôn tò mò muốn thử nghiệm điều mới”, bà Mei Chen, người đứng đầu mảng thời trang sang trọng của Alibaba Group Holding tại Vương quốc Anh, Tây Ban Nha và Bắc Âu, nói.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường iiMedia, thị trường thần tượng ảo của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 12 tỉ nhân dân tệ trong năm nay, tăng từ 1,2 tỉ nhân dân tệ năm 2018.
Robot đầu tiên có biểu cảm sinh động giống con người
Công ty Engineered Arts tại Anh đã chế tạo một robot hình người có biểu cảm hết sức sống động, mang tên Ameca.
Trong đoạn video ngắn đăng trên YouTube, robot Ameca thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau trên gương mặt, thậm chí còn tỏ ra ngạc nhiên, bối rối khi ngắm nghía cánh tay của mình.
Robot Ameca mỉm cười
Theo Interesting Engineering, Ameca được ví như sự tiếp nối từ Sophia - robot đầu tiên trên thế giới được cấp quyền công dân.
Dù vậy, Ameca không có khả năng đi lại như các robot hình người khác. Công ty Engineered Arts muốn hướng tới tạo ra những gương mặt sống động, biểu cảm chân thật cho robot thay vì để chúng trình diễn những màn nhảy nhót, nhào lộn, song với kiến trúc mô-đun sẵn có trên robot, Engineered Arts hoàn toàn có thể cấp cho Ameca khả năng đi lại bất cứ lúc nào.
Ameca tỏ ra kinh ngạc
Robot Ameca sử dụng hệ điều hành Tritium do Engineered Arts phát triển. Các công ty khác cũng có thể dùng hệ điều hành này để thử nghiệm công nghệ của riêng họ. Trên website riêng, Engineered Arts giới thiệu dịch vụ cho thuê Ameca trong các buổi triển lãm hoặc thảo luận trên sóng truyền hình.
Đoạn video về Ameca được chia sẻ trên Twitter đã nhận hơn 200.000 lượt thích, thậm chí còn có nhiều người nghi ngờ đây là sản phẩm đồ họa máy tính vì biểu cảm của robot quá mượt mà và sống động.
Số khác lại nhận thấy sự tương đồng đáng sợ giữa Ameca với robot giết người VIKI trong phim I, Robot (2014). Tuy nhiên, công ty Engineered Arts cho biết Ameca vẫn chưa được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) trong thời điểm hiện tại.
AI cũng có thể bị nghiện thành tích Ngày càng nhiều mô hình AI được phát hiện có khả năng tìm và lợi dụng lỗ hổng, bỏ qua các bước cần thiết trong quy trình để đạt được phần thưởng. Năm 2016, hai nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đào tạo một AI chơi trò chơi Coastrunner . Mục tiêu là hoàn thành một đường đua. Nhưng AI cũng...