Nhân viên nhắn tin “Chị ơi cho em nghỉ hôm nay, em ốm!” cùng lời đáp nhẹ nhàng nhưng sâu cay của người sếp khiến ai cũng gật gù
Những tưởng có bệnh xin nghỉ là xong, ai dè cô nàng công sở này bị cấp trên sửa nết không lệch đi đâu được!
Bạch Dương là một Lifestyle Blogger nổi tiếng trên mạng xã hội, là tác giả của cuốn sách “Những cô gái ồn ào”. Cô đã có một câu chuyện hay và thú vị liên quan đến mối quan hệ nhân viên – sếp. Cụ thể ở đây là việc bạn cấp dưới của Bạch Dương đã nhắn tin cho cô xin nghỉ vào sáng đầu tuần.
Cô nàng Bạch Dương Blogger.
Xin phép được trích lại toàn bộ đoạn chia sẻ của Bạch Dương:
“”CHỊ ƠI CHO EM NGHỈ HÔM NAY, EM ỐM”
Các bạn có từng nhắn cho sếp các bạn như thế này bao giờ không? Và họ bảo sao?
Nếu họ cho bạn nghỉ luôn với reply “Ôi ok nghỉ ngơi đi em” thì xin chúc mừng và cũng xin chia buồn.
Chúc mừng vì bạn có một người sếp hiền, có vẻ yêu thương nhân viên; hoặc chúc mừng vì bạn là một nhân tài trong tổ chức để quản lý phải cưng chiều bạn.
Còn chia buồn, vì nếu ở trường hợp 1, bạn cứ ở tiếp với người sếp đó, sẽ không ai nói cho bạn sáng mắt ra về khái niệm kỷ luật lao động, một điều mà nếu bạn thực sự tôn trọng nó, tương lai bạn sẽ tốt hơn nhiều lần; còn nếu bạn ở trường hợp hai; chia buồn vì có thể bạn sẽ sập bẫy ngôi sao của chính mình.
Sáng nay, 7:30 sáng thứ hai, tôi đã lo xong cho tên Táo ngố đi học, ăn sáng, uống thuốc, email định hướng công việc tuần cho nhân viên, định bụng ra đường làm một cốc trà đá trước khi bắt đầu tuần làm việc một cách sẵn sàng, thì một trong số nhân viên của tôi nhắn tin, đúng với nội dung như trên tiêu đề bài viết này. Bạn đó cũng nằm trong số nhân viên vừa được định hướng công việc của tuần và công việc phải làm ngay trong hôm nay. Well, làm tôi phải hạ túi, ngồi lại trên chiếc sofa và gõ những dòng chữ này.
Video đang HOT
Trong cuộc đời làm quản lý, tôi đã nhiều lần gặp phải tình huống tương tự. Công việc đổ dồn như núi sau cuối tuần, bao nhiêu thứ phải xử lý gấp, và một mắt xích trong tổ chức xin nghỉ bất thình lình. Bao nhiêu kế hoạch phá sản hoặc bị ảnh hưởng. Không chỉ team mình, doanh nghiệp mình mà còn hàng trăm ngàn đối tượng thụ hưởng ngoài xã hội bị ảnh hưởng chỉ vì một tin nhắn như vậy, và nếu mà tôi gật đầu nữa.
Nào chúng ta cùng phân tích một chút.
1. Các bạn biết người đi làm thuê có một hợp đồng lao động với đơn vị thuê và trả lương cho mình chứ? Các bạn biết trong đó luôn có các quy định về số ngày nghỉ phép chứ? Và quy định luôn số ngày các bạn phải nộp đơn trước ngày nghỉ chứ?
Thế kiểu xin nghỉ sáng nay mà tối qua mới báo thì là kiểu gì? Các bạn có chấp nhận nghỉ không lương không?
Dù có lương hay không lương thì bạn vẫn đã vi phạm hợp đồng lao động.
2. Thế bạn bị làm sao mà xin nghỉ nào? Bạn có biết ngoài kia hàng tỉ con người thiếu chân thiếu tay, ung thư trọc đầu, tự kỷ, vừa truyền dịch thậm chí vừa duyệt mail vừa chờ sinh?… Bạn bị làm sao mà phải nghỉ nào?
Bạn biết nếu bạn đang trong 1 hợp đồng lao động, muốn nghỉ, bạn phải trình giấy tờ chỉ định của bác sĩ, làm rõ bạn bị bệnh gì và vì sao phải nghỉ chứ? Bạn có không? Nếu không mà tự nghỉ là bạn đã vi phạm hợp đồng lao động.
Thế cho nên sốt tí thì hạ sốt rồi đi làm, cúm tí thì kéo chăn dậy uống thuốc cảm cúm rồi đi làm, gẫy chân thì bó bột rồi đi làm…
Và làm ơn nhớ cho, trước khi quyết định dành những cuối tuần ăn chơi xuyên màn đêm thì hãy giữ trong đầu một lời cảnh tỉnh: Nhân sự đi làm phải chịu trách nhiệm về việc bản thân khỏe mạnh đủ để đáp ứng yêu cầu công việc. Tự dưng lăn đùng ra ốm, không đủ sức khỏe làm việc cũng là vi phạm hợp đồng lao động nốt.
Và 3, cuối cùng, đó là đạo đức nghề nghiệp. Đừng để đời chỉ là chuỗi ngày được chấm công rồi hơi chút chỉ nghĩ đến bản thân mình. Phấn chấn lên mà cống hiến đi…
Còn nếu không? Làm chủ đi rồi thấu hiểu xem!”
Sau hơn nửa ngày đăng lên, dòng trạng thái này thu hút hàng trăm bình luận và nhiều lượt chia sẻ của cộng đồng mạng. Ai cũng tán thành cho những lập luận của Bạch Dương và đồng ý đây chính là cách dạy dỗ nhân viên rất đúng đắn, thâm sâu.
Vậy đấy các chị em công sở ạ, hãy luôn cố gắng rèn luyện sức khỏe, tránh những buổi chơi bời quá đà cuối tuần và đẩy bản thân vào tình trạng mệt mỏi mối sớm thứ hai nhé! Dù có ốm mệt nhẹ một chút thì cũng cố gắng gượng mà uống thuốc, đi làm thôi, vì sếp và công việc thì vẫn đang chờ bạn mà!
Theo Helino
Cứ đúng 12h đêm là bị sếp nhắn tin giao việc, nàng công sở hội ý dân mạng: Em nên xin nghỉ với lý do gì?
"Vừa mới vào làm ở một công ty nước ngoài do người quen giới thiệu nhưng rất hãm, mỗi ngày cứ đúng 12h đêm là sếp nhắn làm task cho sếp. Mới làm được 2 tuần như 2 tuần địa ngục".
Tan làm trở về nhà và đêm đến đánh một giấc thật ngon lành - đây chắc có lẽ là khoản thời gian mà dân công sở mong chờ và yêu thích nhất ở các ngày trong tuần. Tuy nhiên, mong thì mong vậy nhưng chẳng phải lúc nào cũng được như ý, bởi đôi khi sẽ có vài việc đột xuất hoặc dự án to khiến cho kha khá cá nhân điêu đứng, ăn không ngon, ngủ không yên, việc mang về nhà và leo lên đến tận giường ngủ.
Và tất nhiên, mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trường hợp trên chỉ xảy ra "đôi khi", còn nếu liên tù tì ngày nào cũng như ngày nấy hệt như tình cảnh của nàng công sở trong câu chuyện dưới đây thì thật bi kịch.
Tình tiết thậm chí còn gây choáng hơn thông qua nội dung cụ thể mà cô kể trong một bài viết gần đây đăng tải trên MXH như sau:
"Vừa mới vào làm ở một công ty nước ngoài do người quen giới thiệu nhưng rất hãm, mỗi ngày cứ đúng 12h đêm là sếp nhắn làm task cho sếp. Mới làm được 2 tuần như 2 tuần địa ngục, sáng ngủ dậy sợ hãi phải đi làm. Em nên lấy lý do gì để xin nghỉ để êm đẹp đây các bác. Cứu em với...".
Vâng! Nghe thôi đã thấy nhức mỏi khắp người. Trần đời mới thấy có một vị sếp "mê việc" và "bất quy tắc" đến như vậy, cứ đúng nửa đêm lúc nhân viên đang chuẩn bị say giấc nồng rơi vào mộng cảnh tươi đẹp thì lại chọi "củ hành" phá đám thông qua cách giao việc. Hỡi ơi, trời xanh có thấu?
Trời không biết có thấu hay không nhưng chắc chắn dân mạng đã thấu đến tận tâm can vì vậy nên vội vàng gửi gắm loạt lời khuyên cho cô nàng công sở nhân vật chính bên dưới phần bình luận như sau:
"Thật sự nếu đang làm dự án lớn, deadline gấp thì chả sao, còn bình thường thì hết giờ làm, thời gian còn lại là của nhân viên chứ. Sếp có muốn gọi cho ai nói gì đó cũng tránh vào những giờ mọi người nghỉ ngơi, cực kì bất lịch sự. Nếu là mình thì chẳng đợi đến hai tuần đâu".
"Làm gì thì làm, sức khỏe của mình vẫn là quan trọng nhất. Tình trạng cứ như này thì không ổn, em khuyên chị nên nộp đơn nghỉ đi. Lý do thì cứ bảo là không phù hợp với môi trường công việc".
"Bạn cứ phải thẳng thắn, cái gì không hài lòng thì cứ thẳng thắn nói ra với sếp. Nếu ông ấy thay đổi thì không sao còn vẫn thế thì mình có lý do chính đáng để nghỉ không có gì phải ngại hay sợ cả".
"Giống mình trước đây. Em cứ mạnh dạn mà nghỉ chứ cứ để ý đến người giới thiệu thì tâm lý bản thân em sẽ ra sao. Người giới thiệu họ sẽ hiểu thôi chứ đã giới thiệu ai lại muốn giới thiệu việc hủy hoại con người em".
"Nói chuyện với sếp rõ ràng về vấn đề làm ngoài giờ. Nếu như đó là yêu cầu của vị trí này thì xin nghỉ vì mình không đáp ứng. Đây là quan hệ 2 chiều chứ không phải trên áp xuống mà lo lắng. Chính vì người quen giới thiệu nên em càng cần rõ ràng để không ảnh hưởng đến uy tín người quen của em".
"Nghĩ đi bạn ạ, đi làm mà mang tâm lý lo lắng sợ hãi thế không khéo thì bệnh. Cứ bảo không phù hợp với công việc. Nửa đêm là giờ ngủ, không phải để làm với trường hợp bạn đã hoàn thành đúng và đủ trách nhiệm của mình tại công ty".
Quả thật, làm việc ngoài giờ đã không còn hiếm với bất kỳ dân công sở nào ở thời buổi ngày nay - cái thời mà mọi ngành nghề luôn vận động không ngừng. Tuy nhiên, việc gì thì việc, tất cả vẫn không quan trọng bằng sức khỏe ( cả thể lý lẫn tâm lý).
Vậy nên qua đây hy vọng rằng những ai đang trong tình trạng như nàng công sở trên vì lý do gì đó mà vẫn "cố đấm ăn xôi" có thể suy xét lại, xem thử xem những gì mình đang đánh đổi có thực sự xứng đáng hay không. Nếu không hãy tìm cách giải quyết ngay lập tức trước khi quá muộn màng, nhé!
Còn riêng chị em, chị em nghĩ sao về câu chuyện này?
Theo Helino
Đắng lòng nàng công sở sa chân vào công ty nghiện họp: Tuần họp hơn 4 lần, mỗi lần 5 tiếng chỉ để... nghe chửi! "Tuần họp không dưới 4 lần, mỗi người một công việc khác nhau mà kêu ngồi họp chung rồi bắt đầu chửi người này người kia, kết thúc buổi họp mấy tiếng đồng hồ không đúc kết ra được gì hết". Họp hành là một phần tất yếu trong cuộc đời làm dân văn phòng của tất cả mọi người. Nó góp phần...