Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm không nhất thiết mặc bảo hộ liền thân
Nội dung được nêu ra trong công văn khẩn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành mới đây của Bộ Y tế.
Việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế và đảm bảo chất lượng xét nghiệm.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, dựa trên đánh giá rủi ro và phương thức lây truyền virus SARS-CoV-2, việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tại Việt Nam chưa hoàn toàn hợp lý. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng và nhu cầu xét nghiệm tăng cao đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên lấy mẫu.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, chất lượng mẫu bệnh phẩm, an toàn phòng chống dịch, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nắng nóng, Bộ Y tế đã có công văn khẩn Số: 5063/BYT-DP, trong đó hướng dẫn tạm thời việc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi lấy mẫu bệnh phẩm.
“Căn cứ nguồn lực tại chỗ, cơ sở xét nghiệm cung cấp, hướng dẫn cho nhân viên lấy mẫu bệnh phẩm giám sát Covid-19 có thể sử dụng bộ quần áo rời phù hợp kích cỡ. Trang phục này gồm áo choàng y tế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối, có dây buộc cố định sau gáy và quanh eo, mũ trùm đầu, bao giày rời. Không nhất thiết mặc bộ bảo hộ liền thân”, Bộ Y tế thông tin.
Bên cạnh đó, người thực hiện lấy mẫu cần tuân thủ quy trình sử dụng khẩu trang để bảo đảm độ ôm khít với khuôn mặt. Không sử dụng 2 lớp khẩu trang bao gồm khẩu trang y tế bên trong khẩu trang có hiệu lực lọc cao như khẩu trang N95 hoặc tương đương.
Trong quá trình lấy mẫu, có thể sử dụng một đôi găng tay y tế (không có bột tale) và khử khuẩn găng tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh sau mỗi lần lấy mẫu, thay găng sau khi khử khuẩn tối đa 6 lần hoặc khi găng bị hỏng để thay thế cho việc đeo 2 đôi găng tay và thay găng sau mỗi lần lấy mẫu.
Cán bộ lấy mẫu bệnh phẩm, nhân viên y tế có tham gia hoạt động lấy mẫu tuyệt đối tuân thủ quy trình mặc và cởi phương tiện phòng hộ cá nhân; trong quá trình lấy mẫu không thực hiện các hoạt động khác (như ăn, uống…).
Bộ Y tế quyết định đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm vaccine COVID-19 Nano Covax
Hội đồng Đạo đức Quốc gia (Bộ Y tế) thống nhất với các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm vaccine COVID-19 Nano Covax.
Tại cuộc họp sáng nay với các đơn vị liên quan, Bộ Y tế thống nhất với Học viện Quân y và Viện Pasteur TP.HCM về việc tăng tốc độ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine COVID-19 Nano Covax. Với quyết định này, 13.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm dự kiến tiêm xong mũi 1 trước 15/7 và mũi 2 trước 15/8. Toàn bộ quá trình này phải hoàn thành trong tháng 8, sau đó báo cáo gửi Bộ Y tế.
Số lượng 13.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine Nano Covax đã được chọn xong. Trong đó, Tiền Giang 6.000 người, Hưng Yên 4.000, Long An 2.000, còn 1.000 người còn lại tiêm mũi 1 trước đó tại Học viện Quân Y và Long An.
Tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax tại Học viện Quân y.
Ngày 22/6, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen (Nanogen), Khu công nghệ cao TP.HCM cho biết đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng xin cấp phép khẩn cấp cho vaccine phòng COVID-19 Nano Covax.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế), kiến nghị này là quá sớm và nóng vội khi chưa đầy đủ các dữ liệu về mặt khoa học. Kiến nghị này rất khó được Bộ Y tế chấp thuận.
GS.TSKH Phùng Đắc Cam, chuyên gia đầu ngành vi sinh lâm sàng Việt Nam, thành viên của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Bộ Y tế cũng cho rằng, việc Nanogen đề nghị Thủ tướng cấp phép sớm vaccine COVID-19 Nano Covax là nóng vội. Bởi vaccine muốn được thông qua thì phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, có hiệu lực bảo vệ. Đến nay, Nano Covax vẫn chưa tìm ra được hiệu lực bảo vệ cũng chưa báo cáo nghiên cứu giai đoạn 2 và mới chỉ bắt đầu nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 3 thì chưa thể cấp phép khẩn cấp được.
Nano Covax là vaccine phòng COVID-19 do Học viện Quân y phối hợp với Công ty Nanogen nghiên cứu phát triển. Đây là vaccine đầu tiên của Việt Nam thử nghiệm lâm sàng trên người dựa trên công nghệ tái tổ hợp protein.
Vaccine được thử nghiệm giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 17/12/2020. Đến ngày 8/4/2021 kết thúc giai đoạn 2 trên 560 tình nguyện viên từ 18 đến trên 60 tuổi. Trong giai đoạn 2, các tình nguyện viên được chia 4 nhóm, tiêm 3 mức liều 25mcg, 50mcg, 75mcg và nhóm còn lại tiêm giả dược.
Kết quả giai đoạn 2, cả 3 mức liều đều đảm bảo an toàn, 100% người tiêm đều sinh miễn dịch ở các mức độ khác nhau. Ngày 22/6, Học viện Quân y vừa hoàn thành 1.000 mũi tiêm đầu tiên vaccine Nano Covax giai đoạn 3 cho các tình nguyện viên.
Trưa 25/6: Thêm 112 ca mắc COVID-19, riêng TPHCM là 50 ca Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế trưa 25/6 cho biết có thêm 112 ca mắc COVID-19, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 50 ca. Việt Nam hiện có 14.435 bệnh nhân COVID-19. Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam: Tính từ 6h đến 12h ngày 25/6 có 112 ca mắc mới (BN14324-14435): - 03 ca...