Nhân viên khách sạn tiết lộ: 7 mẹo giúp quần áo giặt máy luôn sạch như mới, thơm khó cưỡng
Hãy cùng xem những tuyệt chiêu giặt quần áo sạch thơm được các nhân viên khách sạn tiết lộ dưới đây:
Dùng giấm trắng để khử sạch vết bẩn
Theo nghiên cứu thì việc sử dụng dung dịch tẩy trắng, thuốc tẩy quần áo trong thời gian dài sẽ khiến quần áo bị xơ cứng, bạc màu. Cho nên, để loại bỏ vấn đề này, mọi người chỉ cần dùng giấm trắng để thay thế. Cách làm khá đơn giản, sau khi cho đồ vào máy thì đổ thêm 80ml giấm cùng bột giặt vào. Giấm sẽ giúp vải mềm hơn và loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn cứng đầu.
Dùng vỏ cam/ quýt để làm thơm quần áo
Cũng tương tự như trên, dùng nước xả vải nhiều hóa chất vừa khiến quần áo mau cũ mà còn gây hại cho da khi mặc đồ lên người. Vì thế, chị em tận dụng ngay vỏ cam/ quýt, xếp vào một chiếc tất giấy (tất mỏng phụ nữ) rồi buộc chặt lại, thả vào máy giặt. Tinh dầu có trong vỏ cam/ quýt sẽ phát huy tác dụng làm sạch và giúp quần áo thơm tự nhiên.
Giảm nếp nhăn khi giặt
Quần áo giặt máy thường bị nhăn do máy có chức năng vắt khô nước nên khi phơi, rồi là (ủi) rất mất thời gian. Do đó, chị em hãy dùng ngay các mẹo sau:
- Dùng 2 chai nước: Đặt 2 chai nước khoáng vào trong máy, giặt cùng quần áo. Mục đích của việc này là giúp quần áo xoay đúng chiều, không bị dính hay xoắn vào nhau nhằm tránh hư hỏng, nhàu nhĩ.
- Dùng bóng tennis: Cho thêm 2 – 3 quả bóng vào máy giặt. Chúng sẽ giúp trang phục, vải vóc mềm hơn, ngăn ngừa tích điện, tránh ma sát vào nhau. Đặc biệt đối với những chiếc ruột gối, áo phao thì nó khiến chúng được căng phồng, đẹp mắt hơn.
Sấy khô quần áo khô nhanh
Vào mùa đông, thời tiết lạnh nên quần áo sẽ lâu khô hơn khi trời nắng. Vì vậy, với những ai muốn đồ của mình nhanh khô hơn mà phẳng nếp thì cần chuẩn bị một chiếc túi nylon. Sau đó, đem cho trang phục vào, hướng đầu máy sấy vào trong rồi bịt kín lại và bật chức năng. Chỉ cần sấy khoảng 5 – 10 phút là xong.
Cách giặt tẩy cổ áo và ống tay
Video đang HOT
Vào mùa hè, thường phần cổ áo và ống tay áo rất dễ bị bẩn do chúng ta tiết ra mồ hôi rất nhiều. Khi giặt, trước hết bạn cần đem quần áo ngâm cho ướt đều ở phần cổ áo và ống tay áo. Sau đó, bạn bôi lên một lớp kem đánh răng, rồi dùng bàn chải chà nhẹ một vài phút, hoặc bạn cũng có thể xát vào đó một ít muối ăn và dùng tay vò nhẹ, sau đó có thể cho vào máy giặt và giặt bình thường.
Như thế, thì phần cổ tay và ống tay áo sẽ sạch hơn. Ngoài ra, khi đã phơi khô quần áo, bạn hãy rắt một ít phấn lên (loại phấn rôm của trẻ em) sau đó bạn dùng bàn ủi, ủi nhẹ, như thế ở lần sau bạn giặt thì phần cổ và ống tay sẽ sạch nhanh hơn.
Cách chống quần áo bị phai màu
Đối với các loại quần áo được làm từ sợi bông, đồ len màu đỏ hoặc tím, nếu sử dụng nước pha với giấm để giặt thì màu sắc sẽ luôn được giữ tươi sáng bóng như mới. Đối với các quần áo mới khi mua về, trong lần giặt đầu tiên bạn cũng có thể ngâm trong nước muối khoảng 10 phút. Có như vậy thì màu sắc của quần áo sẽ luôn được tươi sáng như mới.
Cách giặt áo da
Khi bạn giặt áo khoác da, trước tiên, bạn hãy dùng nước ấm để tẩy sạch các vết cáu bẩn có trên áo, sau đó sử dụng bàn chải tẩm nước xà phòng và chải nhẹ, tiếp theo hãy dùng nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào nơi mát, tránh phơi những nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Sau khi áo đã khô, bạn hãy sử dụng một ít si dùng cho đồ da để đánh lên áo, để giúp cho màu sắc của quần áo tươi sáng hơn.
Lưu ý: Tuyệt đối không nên phơi áo da dưới trời nắng nóng hoặc sử dụng lửa hay máy sấy để hong khô áo.
Theo khoevadep
8 sai lầm "kinh điển" ai cũng mắc phải khiến máy giặt xịnđến mấy cũng chóng hỏng, đốt điệnhơn điều hòa
8 sai lầm thường gặp khi sử dụng máy giặt nhà nào cũng mắc phải!
1. Giặt quần áo với khối lượng không phù hợp
Việc giặt quần áo quá nhiều so với số kg quy định hay quá ít sẽ gây ra những vấn đề không chỉ cho máy giặt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giặt.
Đối với việc giặt quá tải, quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước, và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không thể giặt sạch hoàn toàn. Thậm chí các vết dơ còn giữ nguyên khiến chủ nhân rất khó chịu.
Đối với việc giặt quá ít, quần áo giặt có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy.
Vì thế, tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt. (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).
2. Lắp đặt máy giặt ở nơi quá ẩm ướt
Nhiều gia đình thường lắp máy giặt ở ban công, sân thượng, nhà tắm, gầm cầu thang vì tiện lợi nhưng họ không hề biết rằng chính sự ẩm ướt ở nhà tắm, gầm cầu thang sẽ khiến máy giặt bị nhiễm ẩm, các động cơ không thể hoạt động được.
Đồng thời, khi lắp máy giặt ở nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp cũng khiến cho các linh kiện điện tử bên trong nhanh hỏng. Tốt nhất, bạn nên lắp thiết bị này ở những nơi khô ráo, thông thoáng và có đặt chân kê phía dưới.
3. Dùng bột giặt, nước xả không đúng
Dùng bột giặt tay cho máy giặt sẽ khiến thiết bị này hỏng nhanh chóng. Nguyên nhân là vì bột giặt tay thường rất nhiều bọt trong khi loại bột giặt dùng cho máy cần có sản phẩm tẩy mạnh, ít bọt.
Khi bạn dùng bột giặt tay sẽ khiến máy giặt phải hoạt động hết công suất để làm sạch bọt. Ngoài ra, việc cho quá nhiều bột giặt, nước xả cũng không tốt vì chúng sẽ khiến máy giặt không thể làm sạch được hết quần áo, rất tốn nước và hại động cơ.
4. Mở nắp máy giặt đột ngột khi thiết bị đang hoạt động
Vừa mới bấm nút bật máy giặt nhưng bạn lại mở nắp thiết bị này ra đột ngột vì phát hiện có vài quần áo chưa cho vào. Hành động này cực kỳ hại máy và là nguyên nhân chính khiến máy giặt nhanh hỏng. Thêm nữa, sau khi mở nắp thiết bị, bạn sẽ phải bắt đầu lại chu trình giặt từ đầu, việc này gây tốn điện, tốn nước và mất rất nhiều thời gian.
5. Không thường xuyên vệ sinh máy giặt
Máy giặt sau khi được sử dụng một thời gian dài sẽ sinh ra bụi bẩn, nấm mốc. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, những bụi bẩn đó sẽ bám lên quần áo của bạn trong quá trình giặt, gây hại cho sức khỏe.
Để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn bên bảo trì định kỳ, vệ sinh máy giặt đều đặn, vừa tránh hỏng hóc mà lại giữ cho quần áo được sạch sẽ, thơm tho.
6. Giặt với nước quá nóng
Trang phục quần áo sẽ giữ được dáng và màu sắc tốt hơn nếu giặt ở nhiệt độ thấp. Ngoài ra, nước ấm hay nước lạnh cũng có thể làm sạch đồ chẳng khác gì nước nóng nếu bạn sử dụng máy giặt và bột giặt tốt.
Chỉ những đồ dùng như khăn tắm hay trang phục bằng linen (được dệt từ sợi của cây lanh) mới cần dùng nước nóng tới 80-90 độ C. Còn tất cả các đồ còn lại đều chỉ nên giặt ở nhiệt độ thấp hơn, khoảng 37 độ C.
7. Giặt đồ nhỏ bằng máy giặt
Với chế độ giặt tự động, áo trong sẽ nhanh chóng bị rão và mất dáng, vì vậy tốt nhất nên giặt đồ này bằng tay. Quy tắc này cũng áp dụng với đồ ngủ bằng ren và đồ bơi.
Ngược lại, tất nylon có thể giặt bằng máy nếu tuân thủ một vài nguyên tắc đơn giản sau:
Sử dụng nước giặt chuyên dụng và dùng chế độ giặt riêng cho đồ mỏng.
Giặt với nước mát, tầm 32 độ ở tốc độ chậm.
Cho đồ này vào túi giặt đặc biệt
Lộn trái đồ.
8. Giặt quần jean quá thường xuyên
Các nhà sản xuất đồ jean khuyên không nên giặt bằng máy để giữ màu được lâu hơn. Nếu ngại giặt bằng tay, bạn vẫn có thể dùng máy nhưng không nên giặt quá thường xuyên, có thể 2-6 tháng một lần, tùy thuộc vào mức độ sử dụng thường xuyên mặc cũng như đặc điểm riêng về mùi cơ thể của bạn.
Theo Vũ Ngọc (T/H)/Khoevadep
Bát đũa "tắm" ngập dầu mỡ cũng sạch bong trong 1 nốt nhạc nhờ bỏ túi mẹo nhỏ đơn giản này Việc rửa chén đĩa đầy dầu mỡ chính là nỗi ám ảnh của không ít chị em nội trợ. Tuy nhiên, bạn sẽ không còn phải lo lắng vấn đề này nữa khi đã nắm được những mẹo làm sạch dầu mỡ trên chén đĩa dưới đây: Chọn đồ rửa bát Để tiết kiệm tối đa nước rửa bát, các chị phụ nữ...