Nhân viên Google trên toàn thế giới thành lập liên minh
Liên minh công đoàn Alpha Global là sự kết hợp của 13 công đoàn khác nhau đại diện cho người lao động tại Google.
Vừa qua, nhân viên của Google trên toàn thế giới đã cùng nhau thành lập liên minh công đoàn. Liên minh mới được thành lập – Alpha Global – là sự kết hợp của 13 công đoàn khác nhau đại diện cho người lao động của công ty tại 10 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Thụy Sỹ…
Alpha Global ra mắt vài tuần sau khi các nhân viên Google ở Mỹ và Canada thành lập Alphabet Worker Union (AWU), một công đoàn nhỏ liên kết với hiệp hội Communications Worker of America. Chỉ sau một tuần ra mắt, số thành viên của AWU đã tăng từ 230 lên hơn 700 người.
Alpha Global liên kết với nhiều hiệp hội, tổ chức người lao động trên toàn thế giới
Alpha Global liên kết với UNI Global Union, một hiệp hội của các công đoàn đại diện cho 20 triệu người trên toàn thế giới, bao gồm cả công nhân tại Amazon.
Video đang HOT
“Chúng tôi tin rằng các tổ chức đấu tranh vì quyền lợi nhân viên tại một công ty toàn cầu như Alphabet không chỉ dừng lại ở ranh giới quốc gia. Đó là lý do tại sao việc đoàn kết người lao động ở các quốc gia khác rất quan trọng.
Trong một thế giới tràn lan sự bất bình đẳng, chia rẽ, các hiệp hội và liên đoàn của chúng tôi sẽ nắm giữ nhiều ảnh hưởng hơn bao giờ hết. Việc giành lại quyền lực thông qua các công đoàn chưa bao giờ quan trọng hơn thế”, Parul Koul, lãnh đạo điều hành của Alphabet worker Union và là kỹ sư phần mềm của Google.
Những công đoàn nhỏ như AWU cho phép sự tham gia của các nhà thầu Google cũng như nhân viên toàn thời gian. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa công đoàn sẽ không được Ban Quan hệ Lao động Quốc gia công nhận, cũng như có quyền buộc ban quản lý của Google thương lượng.
Với Alpha Global, liên minh này sẽ giành quyền lực bằng cách hợp nhất nhân viên của Google tại nhiều quốc gia khác nhau. Hiện tại, liên minh không có bất kỳ thỏa thuận pháp lý nào với công ty. Về cơ bản, liên minh này có thể gây áp lực lên Google và buộc công ty tham gia các thỏa thuận trung lập, mặc dù không có gì đảm bảo công ty sẽ đồng ý với các điều khoản trong thỏa thuận.
Tuy nhiên, Alpha Global có thể đi theo con đường của UNI Global Union. Năm 2020, liên đoàn này đã tổ chức chiến dịch Make Amazon Pay. Sự kiện đã được hơn 400 nhà lập pháp ủng hội. Mặc dù không có bất kỳ thỏa thuận pháp lý nào với Amazon, liên đoàn vẫn giành được quyền lực bằng cách đoàn kết các công nhân công ty trên toàn thế giới.
“Các vấn đề tại Alphabet và do Alphabet tạo ra không chỉ giới hạn ở bất kỳ quốc gia nào mà phải giải quyết ở cấp độ toàn cầu. Phong trào nhân viên tại Google và nhiều công ty khác đang tạo ra nguồn cảm hứng. Trong khi quyền lực của doanh nghiệp ngày càng tăng, người lao động đang sử dụng sức mạnh tập thể để không chỉ thay đổi điều kiện làm việc, mà đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội”, Tổng thư ký UNI Christy Hoffman nhận định.
Alpha Global là sự kết hợp của 13 tổ chức công đoàn khác nhau tại 10 quốc gia.
Giới lãnh đạo tại Alpha Global cho biết liên minh sẽ có kế hoạch giải quyết từng vấn đề ở mỗi quốc gia. Tổng cộng, liên minh này bao gồm các công đoàn từ Mỹ, Thụy Sĩ, Ireland, Anh, Ý, Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Bỉ.
“Sức mạnh của các công ty công nghệ đang ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta. Họ gần như không bị kiểm soát bởi các chính phủ. Sức mạnh đó cần phải được kiểm tra và thông qua hành động tập thể. Chỉ người lao động mới có thể làm được việc đó, Fionnuala Ní Bhrógáin, một nhà tổ chức thuộc Liên minh Công nhân Truyền thông ở Ireland, cho biết.
Sự có mặt của Alpha Global là minh chứng điển hình cho tốc độ phát triển các cuộc đấu tranh tập thể của các nhân viên công nghệ. Nếu thành công, đây có thể là khuôn mẫu cho người lao động tại các công ty công nghệ khổng lồ khác.
Google đóng cửa dự án khí cầu Internet
Alphabet, công ty mẹ Google, sẽ nói lời tạm biệt với một trong các dự án dài hơi nhất, đó là khí cầu Internet Loon.
Dự án khí cầu đưa Internet tới nông thôn của Alphabet. Ảnh: Loon
CEO Loon Alastair Westgarth cho biết dù có một số đối tác ngỏ ý tiếp tục hành trình, họ vẫn chưa tìm ra cách giảm chi phí xuống đủ để xây dựng việc kinh doanh bền vững, lâu dài. Loon mang tham vọng dùng khí cầu phát Internet cho các khu vực hẻo lánh, vùng sâu vùng xa. Trước đó, Alphabet đã đóng cửa một dự án khác là Makani, cung cấp năng lượng gió từ những con diều khổng lồ. Cả hai dự án đều tách ra từ bộ phận "X" của Alphabet, nơi chuyên theo đuổi các thử nghiệm dài hạn.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm, các dự án nằm trong mục "Other Bets", tách biệt với Google. Google mang đến phần lớn doanh thu và tất cả lợi nhuận cho Alphabet. Ngược lại, Other Bets dù mang về 178 triệu USD quý III/2020 nhưng lỗ hoạt động lên tới 1,1 tỷ USD. Google đóng góp 12,6 tỷ USD lợi nhuận trên doanh thu 46 tỷ USD.
Theo bài báo trên The Information cuối năm ngoái, Loon gặp khó khăn về tài chính. Mục tiêu hàng đầu năm 2020 của lãnh đạo công ty là bảo đảm vòng đầu tư bên ngoài thứ hai. Trong bài viết tạm biệt, Westgarth ngậm ngùi: "Cánh cung đổi mới không thể đoán định. Dù đây không phải kết cục tôi mong muốn khi gia nhập Loon 4 năm trước, tôi sẽ tiếp tục tự hào về các thành tích của cả nhóm và hi vọng những nỗ lực của chúng tôi sẽ sống mãi theo cách mà chúng tôi chưa tưởng tượng ra".
Trong một blog khác, CEO Astro Teller của bộ phận X cho biết Loon cam kết hỗ trợ 10 triệu USD cho các tổ chức, doanh nghiệp tập trung vào kết nối, Internet, doanh nhân và giáo dục tại Kenya. "Thật đáng buồn, bất chấp những thành tựu kỹ thuật đột phá của cả nhóm trong 9 năm qua, con đường tới thương mại hóa cho thấy nhiều hiểm nguy và lâu dài hơn so với kỳ vọng", ông viết.
Google "khai tử" dự án phủ sóng Internet toàn cầu bằng khinh khí cầu Loon, dự án phủ sóng Internet bằng khinh khí cầu từng được rất nhiều người kỳ vọng của Google, sẽ chính thức bị "khai tử" vào tháng 3 tới đây. "Con đường dẫn đến khả năng thương mại hóa của dự án được chứng minh là dài và rủi ro hơn nhiều so với dự đoán", Astro Teller, đứng đầu công ty X...