Nhân viên Đài Loan rời văn phòng đại diện ở Hong Kong
Các nhân viên Đài Loan rời văn phòng đại diện của hòn đảo ở Hong Kong, do chính quyền yêu cầu họ ký ủng hộ chính sách Một Trung Quốc.
“Điều này là bởi Trung Quốc đại lục và chính quyền Hong Kong tiếp tục buộc các nhân viên của chúng tôi tại đặc khu ký vào bản cam kết công nhận chính sách Một Trung Quốc, như điều kiện tiên quyết về chính trị cho việc gia hạn visa. Chúng tôi tất nhiên sẽ không chấp nhận!”, Lâm Phi Phàm, phó tổng thư ký đảng Dân tiến cầm quyền ở Đài Loan, viết trên Facebook.
Khu trung tâm đặc khu Hong Kong nhìn từ xa. Ảnh: AFP .
Ông Lâm cho biết các nhân viên Đài Loan làm việc tại văn phòng đại diện của hòn đảo ở Hong Kong sẽ bắt đầu rời đi từ hôm nay, chỉ có nhân viên tại địa phương ở lại. Theo một nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề, 7 quan chức Đài Loan sẽ trở về hòn đảo trong chiều cùng ngày và người cuối cùng sẽ rời đi sau khi visa hết hạn vào tháng tới.
Theo chính sách Một Trung Quốc, Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ, thậm chí có thể dùng vũ lực để thống nhất nếu cần thiết. Trong khi đó, ông Lâm tuyên bố hòn đảo sẽ không bao giờ chấp nhận chính sách này, hoặc mô hình “một quốc gia, hai chế độ” mà Trung Quốc sử dụng để điều hành Hong Kong.
Trong một thông báo trước đó, Hội đồng Các vấn đề Đại lục (MAC), cơ quan phụ trách chính sách với Trung Quốc đại lục của chính quyền Đài Loan, cho biết kể từ tháng 7/2018, chính quyền Hong Kong đã “nhiều lần đặt ra những điều kiện chính trị vô lý” với visa của các nhân viên Đài Loan tại văn phòng ở Hong Kong, yêu cầu họ ký “Thư Cam kết Một Trung Quốc”.
MAC cho hay từ ngày 21/6, văn phòng đại diện của Đài Loan tại Hong Kong sẽ “điều chỉnh phương pháp xử lý công việc” và duy trì “các hoạt động cần thiết”, thêm rằng đội ngũ nhân viên Đài Loan sẽ không ký bất cứ thư cam kết Một Trung Quốc nào.
Tháng trước, Hong Kong cũng đình chỉ hoạt động tại văn phòng đại diện ở Đài Loan của họ, cáo buộc chính quyền hòn đảo can thiệp “trắng trợn” vào các vấn đề nội bộ, bao gồm việc đề nghị hỗ trợ những người biểu tình “bạo lực” ở đặc khu. Tuy nhiên, Đài Bắc bác bỏ cáo buộc này.
Indonesia thu giữ hơn 581 kg ma túy đá
Ngày 5/5, người đứng đầu Cơ quan phòng chống ma túy quốc gia Indonesia (BNN) Petrus Reinhard Golose cho biết cơ quan này vừa thu giữ 581,31 kg ma túy đá từ 3 đường dây buôn ma túy quốc tế và bắt giữ 7 nghi phạm.
Indonesia vừa thu giữ 581,31 kg ma túy đá từ 3 đường dây buôn ma túy quốc tế và bắt giữ 7 nghi phạm. Ảnh minh họa: AFP
Theo ông Golose, số ma túy này được phát hiện ở 3 địa điểm khác nhau là huyện Aceh Besar, Đông Aceh ở tỉnh Aceh và Pulau Burung ở tỉnh Riaus Islands.
Dựa trên bằng chứng mà BNN có được, số ma túy này được tuồn vào Indonesia từ Pakistan, Malaysia và Myanmar. Số ma túy này đến từ Vùng tam giác vàng nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất ma túy lớn nhất ở Đông Nam Á.
Indonesia đã trở thành điểm trung chuyển của tội phạm ma túy quốc tế. Năm 2018, cảnh sát nước này đã thu giữ 3 tấn ma túy đá có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc). Trong tháng 4 vừa qua, Indonesia đã tuyên án tử hình 13 người trong một đường dây buôn bán ma túy trái phép, trong đó có 3 người Iran và 1 người Pakistan vì tội vận chuyển 400 kg ma túy đá vào Indonesia.
Singapore cách ly 21 ngày với người nhập cảnh Singapore yêu cầu phần lớn người nhập cảnh phải cách ly 21 ngày, đồng thời siết chặt biện pháp phòng dịch do số ca nhiễm nCoV gia tăng. Chính quyền Singapore hôm quan thông báo tất cả hành khách nhập cảnh, trừ những người từ Australia, Brunei, New Zealand, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hong Kong và Macau, sẽ phải cách ly...