Nhân viên các siêu thị ở TP.HCM được ra đường sau 18 giờ hàng ngày
Các nhân viên siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi sẽ được cấp Thẻ công tác/Giấy xác nhận để lưu thông trên đường từ sau 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Ngày 9-8, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản khẩn về thời gian lưu thông của nhân viên các hệ thống phân phối hiện đại.
Lực lượng chức năng kiểm tra người dân ra đường sau 18 giờ. Ảnh: HOÀNG GIANG
Cụ thể, UBND TP.HCM chấp thuận với đề xuất của Sở Công Thương TP về việc cho một số nhân viên của các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông trên đường từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm say.
Việc này nhằm để chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa và vệ sinh, khử khuẩn khu vực kinh doanh.
UBND TP giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xác nhận danh sách nhân viên được phân công, giao nhiệm vụ. Đồng thời các cơ quan, đơn vị tích hợp danh sách vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương để phục vụ công tác quản lý và truy suất, kiểm tra của các lực lượng chức năng.
Theo đó, căn cứ vào danh sách được Sở Công Thương xác nhận, giám đốc các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi sẽ cấp Thẻ công tác/Giấy xác nhận công tác cho các nhân viên này được lưu thông trên đường từ sau 18 giờ.
Video đang HOT
UBND TP giao Công an TP, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo các chốt, trạm phối hợp hỗ trợ, đảm bảo việc lưu thông cho các nhân viên này theo danh sách.
Trước đó, vào ngày 26-7, UBND TP.HCM đã có công văn khẩn số 2490 yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TP hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18 giờ đến 6 giờ (hằng ngày); trừ các trường hợp sau:
- Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
- Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP.HCM, bao gồm cả công tác phát hành báo.
- Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.
- Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường – 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của TP.HCM.
Sau đó, đến ngày 2-8, UBND TP.HCM cho phép dịch vụ vận chuyển bưu chính được phép hoạt động và di chuyển trên đường từ 18 giờ đến 6 giờ hàng ngày.
TPHCM bổ sung thêm nhóm đối tượng được ra đường sau 18h
UBND TPHCM chấp thuận đề xuất của Sở Công Thương về chủ trương cho một số nhân viên siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông trên đường từ 18h đến 6h hôm sau.
Ngày 9/8, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản khẩn gửi các sở, ngành và chính quyền địa phương, liên quan đến vấn đề thời gian lưu thông của nhân viên các hệ thống phân phối hiện đại.
Theo đó, UBND TPHCM chấp thuận đề xuất của Sở Công Thương về chủ trương cho một số nhân viên siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông trên đường từ 18h đến 6h hôm sau. Việc lưu thông trong khoảng thời gian này nhằm phục vụ công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa, khử khuẩn khu vực kinh doanh.
Căn cứ theo danh sách Sở Công Thương xác nhận, Giám đốc các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, tiện lợi cấp thẻ công tác hoặc giấy xác nhận công tác cho nhân viên để lưu thông sau 18h.
TPHCM chấp thuận cho một số nhân viên siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông trên đường từ 18h đến 6h hôm sau.
UBND TPHCM giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị xác nhận danh sách nhân viên được giao, phân công nhiệm vụ, đồng thời, tích hợp danh sách vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung nhằm phục vụ công tác quản lý, truy xuất, kiểm tra của lực lượng chức năng.
Phương án tạm dừng các hoạt động, người dân không ra đường sau 18h được Chủ tịch UBND TPHCM nêu ra ngày 25/7.
Lực lượng công an, quân đội, chính quyền địa phương cần tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24, tái kiểm tra thường xuyên việc chấp hành giãn cách xã hội tại khu dân cư, đường phố.
Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu, các vi phạm phải được xử lý nghiêm, những trường hợp chống đối cần áp dụng biện pháp tạm giữ hành chính.
TPHCM đã áp dụng biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7. Từ đó đến nay, toàn bộ dịch vụ ăn uống trên địa bàn phải tạm ngừng hoạt động, không bán tại chỗ, không bán mang về, toàn bộ chợ đầu mối, chợ tự phát cùng nhiều chợ truyền thống phải ngừng hoạt động.
Tính đến sáng 9/8, toàn địa bàn TPHCM có 124.594 bệnh nhân mắc Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. Trong đó, 124.212 trường hợp được ghi nhận trong cộng đồng và 382 ca nhập cảnh.
Trong ngày 8/8, TPHCM có 2.823 bệnh nhân Covid-19 được xuất viện. Tổng số ca điều trị khỏi tại thành phố đến nay là 55.774 người.
Các cơ sở y tế trên địa bàn đang điều trị cho 31.538 bệnh nhân Covid-19. Thành phố có 1.344 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 trường hợp được can thiệp ECMO.
Chợ Hà Nội vắng hơn, giá hàng hóa vẫn ổn định Mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa, song hàng hóa vẫn dồi dào, giá cả ổn định, người dân mua bán thuận tiện. Qua 14 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, nhờ có sự chỉ đạo...