Nhân viên bãi rác nhặt được ví đầy vàng
Một nữ công nhân ở Cà Mau trong quá trình phân loại rác đã tình cờ phát hiện chiếc ví có nhiều vàng. Chị giao nộp cho cơ quan công an tìm chủ sở hữu nhưng đã 1 năm mà không ai đến nhận.
Chị Phạm Tuyết Mai (35 tuổi; tạm trú khóm 3, P.Tân Xuyên, TP.Cà Mau kể lại trên báo chí: Khoảng 15 giờ ngày 4/8/2014, trong lúc phân loại rác, chị thấy có cái ví da, mở ra xem và phát hiện có nhiều vàng nên nói cho những người làm chung biết và cất đi. Ít phút sau, lãnh đạo Nhà máy xử lý rác thải Cà Mau biết, lập biên bản giữ lại số vàng. Chị không đồng tình giao vàng cho nhà máy, nếu trả thì trả cho người mất nên chị gọi báo công an đến lập biên bản và nhờ thông báo tìm chủ sở hữu.
Ảnh minh họa
Được biết, vợ chồng chị Mai quê ở H.Đầm Dơi lên TP.Cà Mau thuê nhà trọ ở để đi làm thuê. Ai thuê gì làm nấy, từ giặt quần áo đến ráp quần áo gia công…
Theo báo Pháp luật TP.HCM, trước đó, chị Mai nhặt được cái ví có chứa gần 5 lượng vàng. Sau đó, Ban lãnh đạo Nhà máy rác thải Cà Mau đã thu lại vàng giao Công an TP Cà Mau tìm trả cho người bị mất. Tuy nhiên, sau hơn một năm thông báo vẫn không có người đến nhận.
Video đang HOT
Đầu tháng 8/2015, Công an TP Cà Mau có văn bản thông báo nhà máy rác được nhận lại số vàng trên. Lúc này, chị Mai (đã nghỉ việc) có đơn yêu cầu nhà máy giao lại cho chị số vàng trên nhưng không được chấp nhận. Chị Mai liền khởi kiện.
Quá trình làm đơn xin nhận lại số vàng, chị Mai cũng đã nhận được văn bản trả lời của Công an TP.Cà Mau. Theo đó, cơ quan này cho biết sẽ áp dụng khoản 2, điều 241 Bộ luật Dân sự (BLDS), xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Tức là sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tói thiểu do nhà nước quy định thì sau khi trừ chí phí bảo quản, người nhặt được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc nhà nước.
Về phía Nhà máy rác thải Cà Mau, chiều 30/8, ông Nguyễn Tiến Tân, Giám đốc điều hành Nhà máy rác thải Cà Mau, cho biết trên báo Pháp Luật TP.HCM: nhà máy đã sung công quỹ toàn bộ gần 5 lượng vàng do một công nhân nhặt được trong lúc làm việc tại đây.
“Tài sản trong khuôn viên nhà máy là của nhà máy. Chúng tôi quy định rõ điều này trong nội quy công ty và cả trong hợp đồng với người lao động. Do đó chúng tôi không chấp nhận yêu cầu được nhận số vàng này của chị Phạm Tuyết Mai, người trực tiếp nhặt số vàng”, ông Tân khẳng định trên báo này.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Theo VNN
Vụ dân chặn xe chở rác: Tìm nơi "giải phóng" rác
Sáng ngày 21/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết vừa chỉ đạo doanh nghiệp quản lý nhà máy xử lý rác thải ở xã Bình Nguyên (huyện Bình Sơn) vận chuyển rác thải sinh hoạt đến 2 bãi rác khác nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm, "giải phóng" núi rác bị tồn ách gần 20 ngày qua.
Trước đó, Dân trí có bài phản ánh "Gần 20 ngày dân chặn xe rác, rác thải tràn ngập khắp nơi", đề cập sự việc người dân thuộc xã Bình Chánh, xã Bình Nguyên và xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn) cùng nhân dân thôn Hòa Đông (xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) tổ chức ngăn cản xe vận chuyển rác vào nhà máy xử lý rác thải ở xã Bình Nguyên do Công ty CP Cơ - Điện - Môi trường Lilama quản lý.
Người dân kiên quyết chặn xe rác, yêu cầu di dời nhà máy ra xa khu dân cư vì mùi hôi thối, nguồn nước ô nhiễm đe dọa cuộc sống người dân nơi đây.
Trước tình trạng đó, Công ty Lilama EME đành để rác ứ đọng dọc các tuyến đường trên địa bàn huyện Bình Sơn, gây ô nhiễm cục bộ ở địa phương suốt từ ngày 3/8 đến nay.
Rác thải sinh hoạt nằm ngổn ngang ven đường Quốc lộ 1A đi qua huyện Bình Sơn
Nhằm giải quyết lượng rác sinh hoạt tràn ngập ở huyện Bình Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Công ty Lilama EME khẩn trương thu gom lượng rác thải sinh hoạt (trừ rác thải nguy hại) hiện đang bị ứ đọng, tổ chức chuyên chở đến bãi rác Nghĩa Kỳ (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa) và bãi rác hành Dũng (huyện Nghĩa Hành) để xử lý. Đồng thời, yêu cầu Công ty CP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi tổ chức tiếp nhận lượng rác thải sinh hoạt do Công ty Lilama EME chở đến để xử lý, đảm bảo vấn đề môi trường.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu huyện Bình Sơn khẩn trương có biện pháp chỉ đạo cương quyết nhằm chấm dứt tình trạng người dân tụ tập cản trở xe rác vận chuyển vào nhà máy.
Hồng Long
Theo Dantri
Dân khổ sở vì bãi rác Tâm Sinh Nghĩa Thời gian qua, nhiều người dân tại H.Đức Hòa (tỉnh Long An) phản ánh họ phải chung sống với khói lan tỏa và mùi hôi từ bãi rác Tâm Sinh Nghĩa, nằm trên đường Tam Tân, xã Phước Hiệp, H.Củ Chi, TP.HCM. Bãi rác Tâm Sinh Nghĩa gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, làm khổ người dân - Ảnh: Như Thảo Ông...