Nhân vật được ông Putin đề cử làm Thủ tướng Nga là người như thế nào?
Tổng thống Vladimir Putin đã đề nghị cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin đảm nhận vị trí Thủ tướng Nga sau khi ông Mevedev cùng toàn bộ chính phủ hiện tại từ chức.
Ông Mikhail Mishustin (phải), cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga, là nhân vật được ông Putin đề cử vào vị trí Thủ tướng Nga
Tờ RT hôm 15/1 dẫn tin từ điện Kremlin cho hay, ông Putin đã gặp trực tiếp ông Mishustin, đưa ra đề nghị với cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga về vị trí Thủ tướng và ông Mishustin đã nhận lời.
Sau đó, ông Mishustin từ điện Kremlin tới thẳng Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) để có cuộc họp bất thường với Hội đồng Nghị viện, bao gồm các diễn giả và người đứng đầu các đảng phái.
Trong suốt cuộc họp, có một sự đồng thuận rằng các nghị sĩ sẽ quyết định ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng vào ngày 16/1 (giờ địa phương).
Ông Mikhail Mishustin, 53 tuổi, sở hữu tấm bằng tiến sĩ kinh tế và đã gắn bó lâu dài với tư cách một quan chức chính phủ. Năm 2010, ông Mishustin nắm giữ vị trí cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga.
“Mishustin là một ứng cử viên xứng đáng cho vị trí Thủ tướng Nga. Ông ấy rất chuyên nghiệp và làm việc vô cùng hiệu quả. Cục Thuế nơi ông làm việc cũng là một trong những cơ quan hàng đầu ở Nga”, Nikolay Zhuravlev, phó chủ tịch Hội đồng Liên bang (thượng viện Nga).
Ở vị trí người đứng đầu cục thuế Liên bang Nga, ông Mishustin nhận được nhiều lời khen ngợi
Video đang HOT
Ở vị trí đứng đầu cục Thuế Liên bang Nga, ông Mishustin không chỉ nhận được nhiều lời khen ở quê nhà mà thậm chí là còn của cả phương Tây.
Năm 2019, tờ Financial Times từng hết lời tán tụng ông Mishustin, cho rằng ông là người “nhìn thấu được tương lai của cục thuế” ở Nga khi giới thiệu một hệ thống số hóa thời gian thực – cho phép phát hiện lỗi và gian lận – giúp tăng đáng kể doanh thu cho nhà nước.
Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ thành viên chính phủ Nga từ chức chỉ vài giờ sau khi ông Putin đề xuất thay đổi hiến pháp.
Những đề xuất thay đổi của ông Putin hướng đến giảm bớt quyền lực của Tổng thống, trao quyền nhiều hơn cho Thủ tướng và Quốc hội Nga.
Theo danviet.vn
Giải tán chính phủ, sửa Hiến pháp, ông Putin dọn đường nắm quyền trọn đời?
Đề xuất sửa đổi Hiến pháp, giải tán Chính phủ là một phần trong kế hoạch tổng thể nhằm duy trì quyền lực trọn đời cho ông Putin.
Toàn bộ chính phủ Nga do Thủ tướng Dmitry Medvedev đứng đầu hôm 15/1 đệ đơn từ chức sau khi Tổng thống Putin đề xuất sửa đổi Hiến Pháp trong bài phát biểu liên bang.
Quyết định này sẽ giúp làm giảm quyền lực của người kế nhiệm ông Putin và chuyển quyền lực sang Thủ tướng và Quốc hội. Với các thay đổi mới, Quốc hội mới là người có quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các vị trí quan trọng trong chính quyền chứ không phải Tổng thống.
Các động thái bất ngờ trên được cho là để dọn đường cho thời điểm ông Putin, hiện 67 tuổi rời nhiệm sở vào năm 2024. Luật pháp Nga không cho phép Tổng thống tại nhiệm hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Ông Putin đề cử Mikhail Mishustin, Cục trưởng cục thuế liên bang Nga Mikhail Mishustin làm người kế nhiệm ông Medvedev. Ông Mishustin từng chơi khúc côn cầu trên băng với ông Putin vài lần, nhưng phương Tây nắm không nhiều thông tin về ông cũng như hiếm khi nhắc tới Mishustin như một ứng viên tiềm năng.
Ông Mikhail Mishustin, cục trưởng Cục Thuế Liên bang Nga. (Ảnh: Reuters)
Với việc được Tổng thống đề cử, Mishustin là cái tên sáng giá hàng đầu trong danh sách kế nhiệm ông Putin. Các thành viên trong nội các mới nhiều khả năng cũng sẽ có tên trong chính phủ mới.
Theo BBC, với việc giảm quyền lực của người kế nhiệm ông, ông Putin có thể chuyển giao quyền lực sang hội đồng an ninh, hay hội đồng nhà nước, rồi qua 2 cơ quan này duy trì quyền lực sau năm 2024.
"Điều mà mọi người đều rõ là mọi thứ đang được dọn đường để ông Putin có thể nắm quyền trọn đời", chính trị gia đối lập Leonid Volkov, một chính trị gia đối lập nói.
Dmitry Gudkov, một chính trị gia đối lập khác tỏ ra bất ngờ khi ông Putin quyết định sắp xếp lại mọi thứ xung quanh mình từ khá sớm thay vì đợi tới gần năm 2024.
Vài giờ sau khi Thủ tướng Medvedev từ chức, ông Putin cảm ơn người đồng minh lâu năm và cho biết ông Medvedev sẽ đảm nhận vị trí mới với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga.
Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm Carnegie Moscow cho rằng ông Putin đang thực hiện các bước đi để hạn chế quyền lực của người kế nhiệm và việc bổ nhiệm vị trí mới cho ông Medvedev cho thấy Thủ tướng Nga vẫn nằm trong kịch bản chuyển đổi.
Valeriy Akimenko, nhà phân tích lâu năm về chính trị Nga cho rằng sự ra đi của ông Medvedev có thể xuất phát từ quan hệ của ông này với Tổng thống Putin.
"Ông Medvedev không tạo ra làn sóng chống lại ông Putin trong thời gian làm tổng thống. Có thể như trường hợp năm 2008, đây có vẻ là thỏa thuận chung giữa 2 người", ông này cho hay.
Năm 2008, sau khi rời khỏi chiếc ghế Tổng thống, ông Putin trở thành Thủ tướng Nga.
Nhưng nhiều nhà phân tích tin rằng việc ông chủ điện Kremlin đánh tiếng về việc thay đổi vai trò của Hội đồng Nhà nước Nga, một cơ quan tư vấn cho người đứng đầu nhà nước trong Hiến pháp cho thấy có thể ông đang nhắm tới vị trí đứng đầu ở cơ quan này.
Giải tán chính phủ, sửa Hiến pháp, ông Putin dọn đường nắm quyền trọn đời?
"Có đồn đoán rằng ông Putin có thể lãnh đạo Hội đồng Nhà nước mới thay vì trở thành Thủ tướng'. Nếu điều này xảy ra, có thể tiếng nói của ông ấy sẽ là tiếng nói cuối cùng. Ông ấy sẽ không quan tâm đến các chi tiết kỹ thuật, nhưng mọi thứ sẽ nằm trong tầm kiểm soát của ông ấy", Oleg Ignatov, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị Nga phân tích.
Ông Akimenko cũng tin rằng vai trò này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ông Putin.
"Vai trò trong tương lai của Hội đồng Nhà nước hiện chưa được xác định, nhưng nó có thể là trọng tài, nghĩa là khi có tranh chấp, Hội đồng Nhà nước có thể có tiếng nói cuối cùng", ông cho biết.
CNN bình luận bằng cách thực hiện các bước thắt chặt quyền lực, ông Putin đang gửi đi thông điệp tới một thế giới rộng lớn hơn. Nhiều Putin hơn ở Nga tức là nhiều Putin hơn trên trường quốc tế.
SONG HY (Nguồn: CNN, Reuters)
Theo vtc.vn
Putin kêu gọi sửa loạt điều khoản về vị trí Tổng thống trong Hiến pháp Nga Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi sửa Hiến pháp Nga để phù hợp với tình hình hiện tại, song không muốn thay đổi nội dung mỗi tổng thống chỉ được nắm quyền lực hai nhiệm kỳ liên tục. Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang 2020. Ảnh: Sputnik Đúng 12h trưa 15-1 (giờ Moscow, tức 16h giờ Hà Nội), Tổng...