Nhẫn và “tại sao”
Cuộc đời là một hành trình thử thách, thay đổi và trưởng thành khi chúng ta biết chấp nhận nó.
Sự kiên nhẫn sẽ làm ta bình tĩnh, tránh gãy đổ. “Tại sao” – sẽ làm cho cánh cửa trí tuệ ta mở ra với thế giới xung quanh. Đó là ngọn nến được thắp lên trong căn phòng tăm tối, là ánh đèn đường rực sáng khi phố thị vào đêm, là ngọn lửa sinh lực của vũ trụ ban phát cho muôn vàn sự sống đang chuyển động trong thế giới này.
Người biết nhẫn là không để ngọn lửa ngu muội đốt cháy hết trí tuệ của mình
Người xưa tạo ra chữ “nhẫn” có hai phần (õ25;), phần trên là cái mũi dao bén nhọn, phần dưới là trái tim. Với ngụ ý, hàng ngày cái tâm của ta phải va chạm với rất nhiều thứ nguy hại như tham lam, nóng giận, ganh tỵ… cho nên ta phải luôn tỉnh táo trước những thứ đó để không nguy hại đến bản thân mình. Chúng ta biết rằng kẻ thù độc hại nhất của tâm là sự nóng giận. Nếu không biết kiềm chế cơn nóng giận thì ắt sẽ sinh sự, mà hậu quả của nó thì không thể lường trước được.
Người biết nhẫn không phải là người yếu hèn, mà ngược lại là con người có đầy sức mạnh, vì chỉ có sức mạnh và nghị lực phi thường mới chiến thắng được bản thân. Người biết nhẫn là con người luôn bình tĩnh, mà chỉ có bình tĩnh thì mới giải quyết được mọi chuyện một cách thấu đáo. Người biết nhẫn không những tránh nguy hại cho mình mà cũng tránh được cho người khác, làm cho các mối quan hệ dần trở nên tốt đẹp hơn.
Người biết nhẫn là người có lòng nhân, biết chuyển bại thành thắng, biết ứng biến mọi lẽ cho phù hợp. Người biết nhẫn còn là một nhà giáo dục tuyệt vời, vì mình nhẫn đúng sẽ giúp cho người khác tỉnh ngộ và tự sửa mình cho tốt hơn.
Trong Phật điển có một câu chuyện rất hay về vấn đề này. Sau khi thành đạo, Đức Phật đi giảng cho nhiều nơi. Giáo lý của Ngài là bình đẳng không phân biệt giai cấp, chính vì thế mà ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của giai cấp Bà-la-môn thời bấy giờ. Một hôm Đức Phật đang giảng thuyết thì có một người Bà-la-môn đến phỉ báng, dùng mọi lời để nhục mạ Ngài. Ông ta cho rằng giáo lý của Ngài là tà thuyết, Ngài đã phá vỡ mọi nền tảng gia đình… Ngài đáng phải bị đuổi ra khỏi nước. Đức Phật vẫn không hề phản ứng lại trước thái độ của người Bà-la-môn kia. Sau đó Ngài mới hỏi rằng:
- Này ông Bà-la-môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng, họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai!
Video đang HOT
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì nó vẫn là của ông thôi!
Tâm nhẫn và câu nói đầy trí tuệ của Đức Phật đã cải hóa được con người kia, là một bài học sâu sắc trong cách hành xử.
Nhẫn nhịn bản chất của nó là tốt đẹp và cần thiết. Trong cuộc sống, nếu chúng ta chỉ vì những lời nói bóng gió, những lời qua lại ở đâu đâu mà cũng để tâm, buồn giận thù hằn thì cái khổ trước nhất là ta phải gánh chịu. Chỉ có nhẫn và biết xả bỏ mọi tật xấu, kiềm chế trước những hành động lời nói không tốt của người, đừng quá cố chấp hay quan tâm tới nó thì lòng ta mới được an vui và thanh thản.
Người biết nhẫn là không để ngọn lửa ngu muội đốt cháy hết trí tuệ của mình. Mà một khi ta sáng suốt thì dù việc gì có khó khăn cách mấy cũng tìm ra hướng giải quyết. Biết nhẫn là biết lựa chọn thời cơ, biết tránh thế đối đầu khi ta chưa đủ sức.
Biết nhẫn là biết khôn khéo không để đối phương thăm dò và để cho những hành động sau thêm chắc chắn. Người biết nhẫn cũng như một vị tướng tài ba vậy. Vì “người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không phải đánh, người đánh giỏi thì không thua, người thua khéo thì sẽ không chết” (Lời tựa Vạn Kiếp tông yếu truyền thư – Trần Khánh Dư).
Nếu nhẫn giúp ta bình tĩnh sáng suốt thì “tại sao” sẽ đưa ta đến vô cùng vô tận của bến bờ tri thức. Một người năng động và có tư duy khoa học thì phải luôn biết đặt câu hỏi để tri kiến tường tận mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Ta biết hỏi “tại sao” và ta bằng mọi cách để tìm ra đáp án của nó tức là ta tư duy, mà ta tư duy tức là ta tồn tại.
Ta sẽ biến kho tàng kiến thức của nhân loại làm của riêng ta, lúc ấy ta không phải là cái bình được đổ đầy nước mà là một ngọn nến được thắp lên. Và chỉ có sáng suốt thì mới dễ cảm thông, có sáng suốt mới hiểu mình hiểu người. Có như thế thì mới sống đúng nghĩa và đích thực…
“Tại sao” – cần thiết để tạo nên hạnh phúc – nó giúp ta nhìn lại cái vị trí, công việc của mình có phù hợp chưa, đó có phải là hạnh phúc của mình theo đuổi hay không. Câu trả lời sẽ giúp ta cải thiện hơn trong điều kiện có thể. Tại sao – quan trọng cho sự trưởng thành – nó giúp ta kiểm tra lại những cái ta đã biết, những cái đã được truyền dạy để từ đó ta mở rộng tầm nhận thức của mình. Đó là những cánh cửa mới được mở ra để ta thấy cái thế giới hôm nay đẹp hơn, lộng lẫy hơn hôm qua.
“Tại sao” – kích thích cho bộ não khỏe mạnh và trẻ trung – nó giúp ta vượt qua ngưỡng tồn tại bình thường để đạt đến ngưỡng sống cao hơn, giúp ta vượt qua những chịu đựng bó buộc, những sợ sệt cố hữu của áp chế vốn có của những gì tồn tại trước. “Tại sao” – mối quan hệ chân thành – nó giúp ta và những người xung quanh xích lại gần hơn, nó hướng ta và người cùng đến sự thật, loại bỏ những nghi ngờ không đáng có. Nó là con đường dẫn đến các mối quan hệ tốt đẹp. Nếu ta hỏi “tại sao” thì người khác cũng sẽ có điều kiện tương tự như vậy. Có thể nói câu hỏi “tại sao” và việc đi tìm đáp án của nó là mang đến sự đổi khác cho thế giới.
Sự sống là quy luật của tự nhiên, cuộc sống là quy luật của xã hội. Cả hai quy luật này chảy đều trong mỗi con người đang tồn tại và đang sống hôm nay. Một xã hội phát triển là xã hội đó có những con người luôn luôn tiến bộ về thể chất cũng như về tinh thần. Không thể hữu ích khi có những con người phì nộn mà tâm hồn teo tóp, mà cũng không thể khá hơn khi có một tâm hồn rực rỡ trong một thân thể héo tàn.
Chính vì vậy chúng ta phải biết điều hòa trong cuộc sống, rèn luyện cho tinh thần sáng suốt để có cách ứng xử không hại mình hại người. Nhẫn là bước vững vàng bên trong, “tại sao” là bước đi tiến tới bên ngoài. Cả hai bước đi này nếu biết ứng hành một cách đúng đắn cùng với bệ đỡ của văn hóa truyền thống sẽ giúp chúng ta có vị trí nhất định ở tương lai phía trước.
Đào Thái Sơn
Theo giacngo.vn
Tâm sự mẹ đơn thân: Sắp đến ngày sinh nở nhưng tôi vẫn kiên quyết rời xa người chồng tệ bạc đó
Đến máu mủ, ruột rà chồng tôi còn không cần huống chi tình cảm vợ chồng. Tôi bắt đầu hành trình làm mẹ đơn thân đầy mệt mỏi và cực khổ.
Trong thâm tâm của người làm mẹ, ai cũng muốn con mình hạnh phúc, được lớn lên trong tình thương của cả cha lẫn mẹ. Có ai lại muốn con mình phải chịu cảnh cha mẹ chia lìa bao giờ. Đau lòng thay, tôi bắt buộc phải lựa chọn làm mẹ đơn thân khi còn chưa chào đời. Bởi người chồng tệ bạc ấy khiến cho cuộc sống của tôi chẳng khác gì tù ngục. Tôi muốn giải thoát mình và con khỏi cuộc sống khốn cùng ấy.
Sống với chồng, cuộc sống tôi như tù ngục - Ảnh minh họa: Internet
Tôi và chồng cưới nhau nhờ mai mối chứ chẳng phải dựa trên tình yêu như những cặp đôi khác. Khi tôi 32 tuổi, cha mẹ anh ngỏ ý với ba mẹ tôi cho hai đứa cưới nhau, tôi gật đầu đồng ý vì nghĩ mình đã lớn tuổi. Cha mẹ hai bên gom góm xây cho chúng tôi một ngôi nhà nhỏ. Kể ra, cuộc sống hai vợ chồng cũng không đến nỗi nào nếu chăm chỉ làm ăn. Nhưng cưới nhau về rồi, tôi mới biết anh suốt ngày rượu chè, lông bông mà không hề chí thú làm ăn.
Tôi làm nhân viên kế toán của một công ty nhỏ, thu nhập chẳng đáng là bao vậy mà phải nuôi cả chồng. Trái lại, chồng tôi không đi làm. Trời mới sáng ra đã tụ tập với đám bạn nhậu từ sớm đến tối. Không nhậu thì anh ta đi đánh bài, xem người ta đá gà, đá bóng. Lúc đầu, tôi khuyên nhủ anh ta còn nghe, đi tìm việc làm. Nhưng làm được vài ba bữa nếu người ta không đuổi thì anh ta cũng tự ý nghỉ việc.
Khi tôi mang thai, nghĩ đến cuộc sống trước mắt mà sợ hãi. Tôi và con sẽ sống ra sao với một người chồng vô trách nhiệm như vậy? Tôi khóc hết nước mắt, cầu cứu cha mẹ chồng. Cha mẹ khuyên răn, anh ta ở nhà được vài bữa lại ngựa quen đường cũ. Tôi chán nản chẳng thèm nói nữa. Tôi mặc anh ta muốn làm gì thì làm. Tôi ốm nghén nặng, cộng thêm công việc ở công ty khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Anh ta không những không phụ tôi mà thỉnh thoảng còn đòi hỏi chuyện chăn gối. Tôi sợ ảnh hưởng đến con nên cự tuyệt anh ta. Anh ta gào lên: "Mày không cho tao thì tao chơi gái ở ngoài".
Khi tôi mang thai, chồng đi ngoại tình - Ảnh minh họa: Internet
Rồi chồng tôi ngoại tình. Không những giấu giếm hay xấu hổ, anh ta công khai chuyện gái gú với một cô gái bán bia ở quán nhậu. Cô này còn trẻ, cũng từng ly dị chồng. Ăn mặc thì hở hang, suốt ngày lả lơi chèo kéo khách. Chồng tôi thấy tôi đau khổ thì lên mặt hả hê, bảo rằng chính tôi không biết làm vợ mới khiến anh ta tìm "vợ" ngoài đường.
Tôi không ngờ được rằng chồng mình lại tầm thường và hèn mạt đến như thế. Tôi lấy chồng được gì đâu ngoài nỗi chua xót bẽ bàng. Không chịu nổi nữa tôi viết đơn ly hôn. Cha mẹ hai bên cũng hết lời mong tôi suy nghĩ lại vì tôi sắp đến ngày sinh nở. Bụng to vượt mặt, ngày con chào đời chỉ còn vài tuần nhưng tôi cương quyết dọn về nhà mẹ đẻ. Tôi không thể sống chung với kẻ tệ bạc đó thêm một ngày nào nữa.
Tôi tin, làm mẹ đơn thân là quyết định sáng suốt nhất của mình - Ảnh minh họa: Internet
Tôi sinh con trong nước mắt, đau đớn khổ sở vô cùng. Anh ta cũng không thèm tới nhìn mặt con một lần. Tôi ôm con mà thương vô cùng. Đến máu mủ, ruột rà chồng tôi còn không cần huống chi tình cảm vợ chồng. Tôi bắt đầu hành trình làm mẹ đơn thân đầy mệt mỏi và cực khổ.
Nhờ trời thương nên mọi chuyện cũng dần ổn. Tôi tự nhủ phải kiên cường và gắng gượng vì con. Thương con có một người cha bạc bẽo, tôi cố gắng để con không thiếu thốn và bù đắp sự thiếu vắng ấy. Tôi tin lựa chọn rời xa kẻ tệ bạc và làm mẹ đơn thân là quyết định sáng suốt nhất của cuộc đời mình.
Nam Khuê
Theo phunusuckhoe.vn
Những câu cửa miệng trở thành lời nói dối kinh điển của đàn ông, phụ nữ càng tin càng khổ Đây là những câu nói dối của đàn ông, phụ nữ dại càng tin càng khổ, gánh phần thiệt thòi về cho mình, còn đối phương chẳng mất mát gì. Phụ nữ càng tin vào những lời này của đàn ông càng chuốc lấy buồn phiền, đắng cay. Nếu không sớm tỉnh ngộ, bạn sẽ mãi gặp bất hạnh trong chính cuộc hôn...