Nhắn trống không ‘Đang tuyển nhân viên hả’, bé 2k2 bị nhà tuyển dụng chửi ’sấp mặt’ phải block
Có lẽ cô gái sinh năm 2002 cần phải học cách nói chuyện đàng hoàng với người lớn trước khi muốn ứng tuyển xin việc.
Xin việc là câu chuyện dù không xa lạ nhưng luôn gây sự chú ý vì có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà chúng ta khó lường trước được. Đứng ở góc độ người ứng tuyển hay nhà tuyển dụng thì mỗi bên đều có lý lẽ riêng, nỗi khổ riêng thậm chí có không ít tranh cãi, một trong số đó là vấn đề xưng hô.
Xưng hô thế nào cho đúng luôn là câu hỏi nhức nhối với những ai khi đi xin việc. Nếu gây mất thiện cảm ngay từ những giây phút đầu tiên thì nhà tuyển dụng sẵn sàng gạch bạn ra khỏi danh sách.
Mới đây, câu chuyện về ‘đại tiểu thư’ đi xin việc có màn trả lời bất lịch sự, thậm chí ‘thiếu học’ khiến người tuyển dụng cũng phải ngao ngán.
Đoạn xin việc không thể mất lịch sự hơn.
Mở đầu câu chuyện, cô gái nhắn tin qua Facebook cho người tuyển dụng với những lời nói cộc lốc, trống không thậm chí còn viết tắt và không có dấu: ‘Đang tuyển nhân viên hả’, ‘Làm ca nào’
Người tuyển dụng dù bực mình vẫn quyết định phản hồi lại: ‘Vâng bạn, shop mình đang tuyển nhân viên’, ‘Sáng, chiều hoặc cả ngày bạn nhé’.
Tuy nhiên, đến lúc cô gái hỏi ‘Lương sao’, hết chịu nổi, người tuyển dụng đành phải hỏi tuổi để biết danh tính thì nhận được câu trả lời ‘2k2′.
Chỉ mới 17 tuổi nhưng cô gái trẻ lại có cách nói chuyện cộc lốc với chính những nhà tuyển dụng, chưa kể họ là người lớn mà dù ít dù nhiều cũng phải xưng hô có đầu có cuối.
Quá tức giận, chị Ngọc Thanh – người tuyển dụng trong câu chuyện ‘phản đòn’: ‘ Đi đẻ đi em. Chị nghĩ em thích hợp làm mẹ. Là mẹ thiên hạ đó, mới nhỏ tuổi ăn nói láo toét. Trước khi đi làm nên đi học lại đi’.
Ngọc Thanh chia sẻ thêm: ‘Thiệt tình thì mình cũng không biết các bé cố tình xin như vậy hay thật sự là như vậy. Vì thời gian gần đây mình gặp khá nhiều trường hợp như vậy’.
Sau khi bị Ngọc Thanh ‘giáo huấn’, cô bé 2k kia ngay lập tức block facebook.
Video đang HOT
Nhiều nhà tuyển dụng ngán ngẩm với cách xin việc của nhiều bạn trẻ bây giờ.
Đoạn hội thoại này ngay lập tức gây chú ý cộng đồng mạng và nhiều người cho rằng, xin việc lúc nào cũng phải gọi anh chị, xưng em để thể hiện sự lễ phép, kính cẩn, tôn trọng với người tuyển dụng.
Bạn Lê Hà cho biết: ‘Văn hóa ứng xử là điều quan trọng. Xin việc mà ứng xử không tốt thì bị trượt là đúng rồi’.
‘Chắc lúc học cấu trúc chủ vị trong câu nó bị bệnh nghỉ nên chỉ học câu rút gọn’, Minh Huyền ngán ngẩm.
‘Bây giờ nhiều trẻ con ăn nói lấc cấc, không có trên dưới. Bố mẹ mải kiếm tiền không dạy bảo con cách sống sao cho có trước có sau’, Thiện Chí nhận xét.
Cơ hội việc làm mở rộng đồng nghĩa với việc các bạn trẻ cần trau dồi thêm kinh nghiệm và chủ động học hỏi, tránh trường hợp mắc những lỗi cơ bản làm mình trở thành yếu điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Theo baodatviet
Những pha xin việc chất nhất mạng xã hội: Khi "tổng tài" kiệm lời giả vờ đi xin việc
Nói chuyện cộc lốc, không chủ vị ngữ, những thanh niên này được cư dân mạng ví như chủ tịch hay... tổng tài "bá đạo" kiệm lời giả vờ đi xin việc.
Nói chuyện không chủ vị ngữ đã đành, người xin việc bây giờ còn lấn lướt nhà tuyển dụng, dạy dỗ, lên lớp người ta về... cách nói chuyện ngắn gọn.
Thời buổi công nghệ 4.0, chuyện xin việc làm thông qua những mẩu tin nhắn điện thoại hay ứng dụng tin nhắn của Facebook đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, cũng từ đây mà gây ra không ít chuyện "dở khóc dở cười", đặc biệt là cách nói chuyện của những "nhân viên tương lai", những người đang xin đi làm nhưng mỗi phát ngôn lại như "bố đời, mẹ thiên hạ".
Xin việc kiểu "bố đời", ỷ học đại học chửi luôn nhà tuyển dụng
Đây là câu chuyện được chia sẻ lại bởi một nhà tuyển dụng. Cô gái nhắn tin cộc lốc với đôi dòng chữ: "Còn tuyển nhân viên không, lương bao nhiêu".
Đáp lại người xin việc, phía nhà tuyển dụng hỏi khá nhẹ nhàng rằng em hỏi ai thì cô gái bắt đầu không giữ được bình tĩnh, tiếp tục nói chuyện cục cằn, thậm chí như muốn quát lại nhà tuyển dụng và chốt câu cuối cùng: "Học đại học ra sợ gì mà không xin được việc, làm gì ghê vậy".
Chưa biết nhà tuyển dụng muốn làm "mẹ người ta" chưa nhưng người đi xin việc đã sắp thành "sếp người ta" rồi đấy!
Dĩ nhiên, học đại học ra chắc chắn sẽ xin được việc nếu bạn cố gắng, song với thái độ vô lễ như vậy, cô gái sẽ phải rất khó khăn mới xin được việc đấy.
Và khi được nhà tuyển dụng góp ý, người xin việc cũng bắt đầu buông lời kém lịch sự
Khi "tổng tài" tiềm ẩn đi xin việc
Nói "tổng tài" là vì thanh niên này đi xin việc nhưng... kiệm lời quá. Hỏi câu nào trả lời câu đó, thậm chí chỉ nhấn 1 nút like cho nhà tuyển dụng để biểu thị suy nghĩ của mình. Đến đoạn cuối cuộc nói chuyện xin việc, nhà tuyển dụng hỏi bao giờ đi làm được thì thanh niên trả lời tỉnh bơ như mình là sếp người ta: "Tìm được phù hợp thì sang tuần".
Đến lúc này, nhà tuyển dụng không thể nhịn thêm được nữa, bắt đầu nhắc nhở và cuối cùng cuộc nói chuyện kết thúc bằng chữ " bai" gọn gẽ, lẹ làng của thanh niên ứng tuyển xin việc.
Khi chủ tịch kiệm lời giả vờ đi xin việc.
Xin việc nhưng "đánh rơi" chủ ngữ - vị ngữ
Có không ít nhà tuyển dụng phải lên mạng xã hội than trời vì thời buổi ngày nay, các anh chị em đi xin việc toàn nói trống không, "đánh rơi" mất chủ ngữ vị ngữ lúc nào không hay. Thậm chí, khi nhắc nhở nhẹ nhàng, họ còn bị chính người ứng tuyển mắng lại, cho rằng nhắn qua tin nhắn thì nên nhanh gọn, khỏi dài dòng. Vậy rốt cuộc, người ứng tuyển đúng hay nhà tuyển dụng sai đây?
Thanh niên xin việc nhưng quên đem theo "chủ ngữ".
Đi xin việc kiêm "lên lớp" luôn nhà tuyển dụng
Trả lời không đầu không đuôi, không chủ ngữ vị ngữ đã đành, bạn trẻ đi xin việc này còn tiện thể "lên lớp" nhà tuyển dụng về... cách sống trong thời đại 4.0. Dẫu biết là ở thời này, việc mọi người phải năng động, hiện đại lên là đúng đấy, nhưng đâu có đồng nghĩa là phải lược bớt những câu chào hỏi cơ bản, lễ phép cần thiết trong cuộc sống đâu nhỉ?
Đi xin việc nhưng không quên "lên lớp" nhà tuyển dụng cách sống trong thời đại 4.0.
Những trường hợp khác
Dù nói có nhiều người xin việc không biết cách giao tiếp, nói chuyện phải phép song cũng có trường hợp, nhà tuyển dụng lại làm quá vấn đề lên. Ví như ở trường hợp dưới đây, người xin việc vì chưa biết tuổi tác nhà tuyển dụng nên xưng hô là bạn cũng có thể hiểu được. Tuy nhiên, phía nhà tuyển dụng có vẻ gắt gao, nói người xin việc về học lại cách xưng hô khiến cư dân mạng có nhiều tranh cãi trái chiều.
Ở 2 trường hợp này lại tréo ngoe hơn, khi người xin việc xưng hô là bạn nhưng phía nhà tuyển dụng không chấp nhận. Có lẽ khi đi xin việc, dù ở tuổi nào cũng nên nhận là em thì hơn.
Kết
Xin việc trực tuyến qua mạng xã hội mang lại khá nhiều tiện lợi cho cả nhà tuyển dụng lẫn người đi xin việc, thế nhưng những câu chuyện "dở khóc dở cười" về thái độ ứng xử của mỗi bên thật vẫn còn nhiều điều để nói. Hi vọng, sau những trường hợp này, người đi xin việc sẽ cẩn trọng hơn về thái độ, lời nói, cũng như củng cố thêm cách giao tiếp để có thể nhận được cái gật đầu của nhà tuyển dụng.
Ảnh: Tổng hợp
Theo Yan
Khi 'bố đời' được mời đi phỏng vấn xin việc: Chưa đồng ý thì hỏi cái gì! Thường thì người đi xin việc sẽ có thái độ mong muốn, nhiệt tình từ lúc phỏng vấn đến khi thử việc. Nhưng hiện nay, có lẽ nhà tuyển dụng phải mời mọc, nhịn "như cơm sống" các ứng viên mới ổn! Chuyện người đi xin việc khẩn khoản, dịu dàng nay đã là quá khứ rồi. Bây giờ, người cần việc là...