Nhân tố tích cực ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng và tham gia kiến tạo, gìn giữ hòa bình
Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, trong môi trường bất ổn và những tình huống khủng hoảng, phụ nữ, trẻ em thường là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhưng cũng là nhân tố tích cực trong ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng và tham gia kiến tạo, gìn giữ hòa bình.
Bà Hà Thị Nga, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ảnh tư liệu: Phương Hoa/TTXVN
Ngày 16/8, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đồng tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các tổ chức phụ nữ”.
Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của khoảng 300 đại biểu đến từ các Đại sứ quán, cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các cơ quan, bộ, ngành, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương và tỉnh/thành, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga cho biết, hòa bình và an ninh đã trở thành mục tiêu chung của phong trào phụ nữ thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, phụ nữ là những chiến sỹ cách mạng kiên cường bất khuất, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến, đồng thời tham gia tích cực vào công tác đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, kiến tạo và đề xuất các giải pháp vì hòa bình.
Theo bà Hà Thị Nga, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn về an ninh, cả truyền thống và phi truyền thống, đe dọa đẩy lùi những thành quả của phát triển bền vững. Trong môi trường bất ổn và những tình huống khủng hoảng thì phụ nữ, trẻ em thường là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, nhưng đồng thời cũng là nhân tố tích cực trong ngăn ngừa, xử lý khủng hoảng và tham gia kiến tạo, gìn giữ hòa bình. Trong bối cảnh đó, vấn đề phụ nữ, hòa bình và an ninh càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Diễn đàn với tên gọi “Thúc đẩy Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh: Vai trò của các tổ chức phụ nữ” là sáng kiến chung của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới.
Tại Diễn đàn, đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức liên quan đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm và sáng kiến hợp tác nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hòa bình và an ninh; tăng cường sự quan tâm và cam kết đồng hành của cộng đồng quốc tế, cơ quan, tổ chức trong nước về lĩnh vực này; đồng thời thảo luận các chính sách nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự chung về phát triển bền vững, trong đó có phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, phụ nữ là nguồn lực quan trọng và quý giá; tiến trình xây dựng hoà bình không thể thành công nếu không tính tới yếu tố giới, không tính tới những quan tâm của phụ nữ và không có sự tham gia của phụ nữ. Phụ nữ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội và có nhiều tố chất để có thể làm tốt các nhiệm vụ xây dựng hòa bình. Bà Nga cho rằng, phụ nữ cần được nhìn nhận vừa là đối tượng của những nỗ lực xây dựng hòa bình, vừa là nhân tố, lực lượng chủ chốt tham gia xây dựng hòa bình.
Video đang HOT
Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil cho biết, chính sách đối ngoại ủng hộ phụ nữ của Canada đặt phụ nữ, trẻ em gái và bình đẳng giới làm trung tâm trong hợp tác quốc tế của nước này, không chỉ vì lợi ích của phụ nữ, trẻ em mà còn vì Canada nhận thức được rằng sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm là chìa khóa mang lại những thành quả bền vững. Ông khẳng định, ở Việt Nam nói riêng và trong khối ASEAN nói chung, Canada cam kết ủng hộ trao quyền cho phụ nữ trong các hoạt động hòa bình, gìn giữ an ninh trật tự quốc tế.
Cũng đề cao vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong tiến trình hòa bình, ông Thomas Wiersing – Đại biện lâm thời, Phó Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, Liên minh châu Âu tin rằng phụ nữ và trẻ em gái ở mọi thành phần, tầng lớp xã hội nên tham gia và định hình tất cả các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh, ngăn ngừa xung đột đến giải quyết xung đột. Phụ nữ cũng đóng vai trò then chốt trong ngăn chặn bạo lực, trong đó có bạo lực tình dục và bạo lực trên cơ sở giới.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn đều có chung nhận định rằng hòa bình, an ninh là nhu cầu, khát vọng của phụ nữ. Việc thực hiện Chương trình nghị sự Phụ nữ, Hòa bình và An ninh sẽ góp phần vào sự phát triển của các quốc gia, vùng lãnh thổ và thế giới nói chung.
Diễn đàn là một trong những hoạt động có ý nghĩa trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những thách thức lớn về an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống (dịch bệnh, thiên tai do biến đổi khí hậu, tội phạm mạng…) vốn đang đe dọa đẩy lùi những thành quả của phát triển bền vững.
Bổ sung vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em vào công tác mặt trận 2021
Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng và diễn biến phức tạp hơn.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: MTTQ
Ngày 30-12 diễn ra hội nghị trực tuyến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ 6, khóa IX.
5 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022
Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết trong năm 2022, MTTQ Việt Nam triển khai 5 nội dung trọng tâm.
Trước hết, tiếp tục tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, quyết định, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 và đẩy mạnh phong trào thi đua phục hồi phát triển kinh tế.
Tập trung chỉ đạo xây dựng 3 đề án và 1 chỉ thị trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Nâng cao thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội. Đa dạng hóa cách thức lắng nghe được nhiều ý kiến của các tổ chức thành viên, kịp thời tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Cùng với đó, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.
Bà Hà Thị Nga nêu ý kiến trên thực tế hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng lên - Ảnh: MTTQ
Bổ sung nắm bắt dư luận xã hội về bạo lực, xâm hại, mua bán người
Nêu ý kiến tại hội nghị, bà Hà Thị Nga, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đề nghị báo cáo kết quả công tác mặt trận năm 2021 cần bổ sung nội dung nắm bắt tình hình dư luận xã hội về vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em, mua bán người. Trên thực tế, hiện nay các vụ việc liên quan đến xâm hại trẻ em có chiều hướng tăng lên và có diễn biến phức tạp hơn.
Bà cũng góp ý cần nhấn mạnh thêm mong muốn của người dân và cử tri gửi tới các bộ, ngành để có cơ chế căn cơ, lâu dài hơn hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống trong đại dịch COVID-19.
Cùng quan điểm, thiếu tướng Võ Sở, chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, cho rằng trước diễn biến của dịch, MTTQ cần lưu tâm đến vấn đề quan tâm, chăm lo người lao động bởi hiện nay, các khu công nghiệp, nhà máy, công xưởng là những nơi tập trung nhiều người.
"Vai trò của MTTQ Việt Nam cần được thể hiện mạnh mẽ hơn để phối hợp với các sở, ngành tại địa phương đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Đồng thời tổ chức rà soát những người lao động tự do bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh để có chính sách chăm lo, hỗ trợ cho người lao động vượt qua khó khăn trong cuộc sống" - ông nêu.
Trong công tác đối ngoại nhân dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, ông Nguyễn Tài Phương, ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đề xuất Mặt trận cần tổ chức các đoàn chuyên trách đến thăm, tiếp cận cụ thể đời sống của các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các doanh nghiệp, trí thức, lãnh đạo hội đoàn.
Đặc biệt, gắn kết được trong 500.000 trí thức và khoảng 200.000 doanh nhân hoạt động ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội trên toàn cầu. Đồng thời, thể hiện vai trò của Mặt trận thông qua việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của kiều bào khi về sống hoặc đầu tư ở trong nước.
Tổ chức 21.728 cuộc giám sát
Theo báo cáo của MTTQ 58/63 tỉnh, thành phố, mặt trận các cấp đã tổ chức 21.728 cuộc giám sát, trong đó cấp tỉnh chủ trì giám sát 454 cuộc, cấp huyện giám sát 3.327 cuộc, cấp xã giám sát 17.947 cuộc.
Tổng số hoạt động giám sát, phối hợp với các cơ quan hữu quan là 29.027 cuộc. Trong đó có 3 chuyên đề giám sát tiếp công dân, giám sát cán bộ, đảng viên và giám sát Luật đất đai được triển khai trong hệ thống MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, đã kiến nghị nhiều nội dung xác đáng
Thăm Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình người có công tại Long An Ngày 9/7, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh đến thăm, tặng quà 2 Mẹ Việt Nam anh hùng và đại diện 20 gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng tại Long An. Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh cùng Chủ tịch Hội Liên hiệp...