Nhân tố giúp Ukraine gỡ bế tắc xuất khẩu lương thực
Nhà bảo lãnh an ninh bên thứ ba có thể giúp gỡ bỏ cấm xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ukraine đang gặp khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực bằng cảng biển do xung đột. Ảnh: ANSA
Theo trang tin Euractiv.com, một số quốc gia châu Âu đã tăng cường nỗ lực mở lại các hành lang hàng hải để vận chuyển ngũ cốc của Ukraine, có thể với sự giúp đỡ của bên bảo đảm an ninh bên thứ ba, nhưng vẫn chưa rõ liệu Nga có đồng ý với bất kỳ thỏa thuận nào hay không. Nga đã kiểm soát một số cảng lớn nhất của Ukraine.
Trước đó, Ukraine cho biết họ đang làm việc với các đối tác quốc tế để thành lập một sứ mệnh do Liên hợp quốc hậu thuẫn nhằm khôi phục các tuyến vận chuyển trên Biển Đen và xuất khẩu nông sản Ukraine.
“Ukraine sẵn sàng tạo các điều kiện cần thiết để nối lại xuất khẩu từ cảng Odessa. Chúng tôi cùng Liên hợp quốc và các đối tác đang tìm kiếm các giải pháp, nhưng cần có các đảm bảo từ Nga”, Ngoại trưởng nước này Dmytro Kuleba viết trên Twitter.
Video đang HOT
Trong khi đó, một giải pháp quân sự, liên quan đến NATO hoặc một phái bộ hải quân của EU, để bảo vệ các cảng biển của Ukraine đã bị loại trừ do nguy cơ tiềm ẩn leo thang xung đột.
“Chúng tôi cần giải phóng các cảng bởi một lực lượng thứ ba, vốn sẽ đảm bảo an ninh với tư cách là trọng tài”, Thủ tướng Slovakia Eduard Heger, phát biểu tại diễn đàn GLOBSEC ở Bratislava cùng với Thủ tướng Áo Karl Nehammer.
Ông Heger cho biết, Liên hợp quốc hoặc Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng vai trò là những người bảo đảm an ninh cho việc mở lại cảng Odessa của Ukraine để đảm bảo vận chuyển an toàn các sản phẩm ngũ cốc và thực phẩm bị mắc kẹt tại nước này.
Thủ tướng Slovakia nói thêm: “Đó là cách chúng tôi có thể nhập khẩu được ngũ cốc”, nhấn mạnh rằng các phương án vận tải đường bộ và đường sắt sẽ không đảm bảo đủ năng lực để vận chuyển hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine.
“Chúng tôi cần bến cảng và câu hỏi quan trọng nhất là làm thế nào chúng tôi đạt được mục tiêu đó. Vấn đề quan trọng nhất là chúng ta không có thời gian – thế giới cần ngũ cốc ngay bây giờ”, Thủ tướng Áo Nehammer lưu ý.
Ủy ban châu Âu đã và đang tăng cường nỗ lực điều phối xuất khẩu hàng triệu tấn ngũ cốc bằng đường bộ và đường sắt qua các nước thành viên láng giềng của EU nhưng đã gặp phải các vấn đề về cơ sở hạ tầng và năng lực vận tải.
Giải pháp tốt nhất là chuyển một triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine qua Belarus nhưng điều này đã gặp khó khăn do yêu cầu của Minsk và Moskva dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU đối với Belarus.
EU cũng đang lên kế hoạch đối phó với thông tin mà Nga đưa ra rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây là nguyên nhân gây ra gián đoạn nguồn cung cấp ngũ cốc và phân bón toàn cầu.
Nhật Bản: Hơn 10.000 mặt hàng thực phẩm tăng giá
Công ty nghiên cứu tín dụng Teikoku Databank Ltd. ngày 1/6 đã công bố kết quả khảo sát cho thấy giá của hơn 10.000 mặt hàng thực phẩm ở Nhật Bản có thể tăng trung bình 13% trong năm 2022, trong bối cảnh chi phí đầu vào nguyên liệu tăng cao và đồng yen bị mất giá nhanh chóng.
Người dân mua hàng tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo công ty Teikoku Databank Ltd., 105 nhà sản xuất lương thực thực phẩm lớn đã tăng giá của 6.285 sản phẩm trong tháng 6, đồng thời có kế hoạch tăng giá thêm 4.504 sản phẩm từ tháng 7 tới.
Hiện nay, ngày càng nhiều công ty Nhật Bản đã tăng giá bán các mặt hàng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, cũng như việc giá cả nhiều loại mặt hàng leo thang, từ lúa mỳ cho đến dầu ăn. Ngoài ra, việc đồng yen bị mất giá đã làm tăng chi phí nhập khẩu cũng như sản xuất. Điều này đã đặt ra thách thức ngày càng lớn hơn cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Trước đây, nhiều công ty đã sử dụng các biện pháp như giảm khối lượng sản phẩm hoặc chấp nhận phải giảm lợi nhuận để không tăng giá bán. Tuy nhiên, theo Teikoku Databank, việc chi phí nguyên liệu tăng vọt đã khiến các nhà sản xuất buộc phải tăng giá bán sản phẩm.
Theo cuộc khảo sát, mặt hàng đồ uống, đặc biệt là đồ uống có cồn sẽ tăng cao nhất, với mức tăng trung bình khoảng 15%, do lúa mỳ và chai nhựa tăng cao. Ngoài ra, hơn 80% sản phẩm này sẽ tiếp tục tăng giá kể từ tháng 7 tới hoặc lâu hơn. Giá thực phẩm đã qua chế biến (chiếm khoảng 40% mặt hàng tăng giá), sẽ tăng trung bình 14%, trong khi đó đồ ngọt tăng 12%, gia vị tăng 11%, bánh mỳ tăng 9%.
Nhiều khả năng các công ty sẽ không "chịu được mức chi phí nguyên liệu và sản xuất tăng cao", do đó giá cả có thể sẽ lại tăng trong năm nay, với "tốc độ nhanh chưa từng thấy".
Mỹ sẵn sàng hỗ trợ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ Nga Trong những tuần gần đây, các nhà lãnh đạo phương Tây bày tỏ lo ngại về nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới do cuộc xung đột ở Ukraine. Xuất khẩu lương thực của cả Nga và Ukraine bị ảnh hưởng do xung đột. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn Nga Interfax ngày 1/6, Chính quyền Mỹ ủng hộ việc Nga...