Nhận tin vui từ kinh tế, phố Wall lập kỷ lục mới
Thông tin GDP quý I của Mỹ tăng trưởng tốt, cùng kết quả kinh doanh tốt của Amazon và Walt Disney đã giúp phố Wall bất tăng mạnh cuối phiên, thiết lập đỉnh cao lịch sử mới trong phiên cuối tuần qua (26/4).
Ảnh AFP
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, GDP của Mỹ trong quý I/2019 tăng 3,2% cao hơn dự kiến, nhờ thâm hụt thương mại ở mức thấp, xây dựng mạnh mẽ và hàng tồn kho tăng cao. Tuy nhiên, chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại.
Dù vậy, phố Wall trong suốt phiên sáng và nửa đầu phiên chiều chỉ lình xình do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh thất vọng của Intel, khiến cổ phiếu này giảm tới 8,99%, cùng đà lao dốc của nhóm cổ phiếu năng lượng theo giá dầu thô.
Tuy nhiên, trong nửa cuối phiên chiều, các chỉ số chính của phố Wall bật tăng mạnh sau khi Amazon công bố lợi nhuận tăng gấp đôi cùng kỳ, đánh bại dự báo của giới phân tích, giúp cổ phiếu này tăng 2,5%.
Cổ phiếu Walt Disney cũng tăng 1,95% sau thành công vang dội của bộ phim bom tấn mùa hè Marvel Studios Avengers: Endgame khi thu về 60 triệu USD tiền bán vé trong buổi ra mắt đầu tiên tại Mỹ và Canada.
Kết thúc phiên 26/4, chỉ số Dow Jones tăng 81,25 điểm ( 0,31%), lên 26.543,33 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 13,71 điểm ( 0,47%), lên 2.939,88 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 27,72 điểm ( 0,34%), lên 8.146,40 điểm.
Trong tuần, Dow Jones quay đầu nhẹ 0,06% sau khi hồi phục 0,56% tuần trước, S&P 500 lại quay đầu tăng tốt 1,20% sau khi điều chỉnh nhẹ 0,08% tuần trước đó, trong khi Nasdaq duy trì tuần tăng thứ 5 liên tiếp với mức tăng 1,85%.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, thông tin về GDP quý I tích cực của Mỹ đã giúp chứng khoán châu Âu đảo chiều tăng điểm trở lại dù lúc đầu mở cửa trong sắc đo do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu năng lượng, cũng như lo ngại về việc Trung Quốc hạn chế nới lỏng chính sách tiền tệ.
Kết thúc phiên 26/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 5,94 điểm (-0,08%), xuống 7.428,19 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 32,58 điểm ( 0,27%), lên 12.315,18 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 11,70 điểm ( 0,21%), lên 5.569,36 điểm.
Trong tuần, chỉ số FTSE giảm 0,42% sau khi tăng 0,31% trước đó, trong khi chỉ số DAX có tuần tăng thứ 2 liên tiếp với mức tăng 0,76%, còn chỉ số CAC40 đảo chiều giảm 0,20% sau 4 tuần tăng liên tiếp trước đó.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán châu Á, kết quả kinh doanh đáng thất vọng của các công ty công nghệ cao khiến chứng khoán Nhật Bản đảo chiều giảm trở lại trong phiên cuối tuần. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh khi nỗi lo Bắc Kinh thu hẹp các biện pháp kích thích kinh tế vẫn ám ảnh nhà đầu tư. Chứng khoán Hồng Kông dù hồi nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần, nhưng cũng không tránh khỏi tuần giảm mạnh nhất trong 2 tháng.
Kết thúc phiên 26/4, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản giảm 48,85 điểm (-0,22%), xuống 22.258,73 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 37,43 điểm (-1,20%), xuống điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 55,21 điểm ( 0,19%), lên 29.605,01 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,26%, tuần tăng thứ 4 liên tiếp, trong khi đó chỉ số Hang Seng giảm 1,2%, tuần giảm thứ 2 liên tiếp và mức giảm mạnh nhất 2 tháng. Chỉ số Shanghai Composite thậm chí mất 5,64% trong tuần qua sau khi hồi phục 2,58% tuần trước.
Trên thị trường vàng, bất chấp thông tin GDP của Mỹ tăng nhanh hơn dự báo, giúp phố Wall thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, nhưng giá vàng vẫn tăng vọt trong phiên cuối tuần do đồng USD giảm trở lại từ mức cao nhất gần 2 năm. Theo các nhà phân tích, dù GDP quý I của Mỹ tăng tốt, nhưng đây không phải là xu hướng bền vững, nên giá vàng vẫn có động lực để tăng.
Kết thúc phiên 26/4, giá vàng giao ngay tăng 9,2 USD ( 0,72%), lên 1.285,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 8,7 USD ( 0,68%), lên 1.288,4 USD/ounce.
Phiên tăng mạnh cuối tuần đã giúp giá vàng hồi phục trở lại sau 3 tuần giảm liên tiếp, nhất là tuần giảm hơn 1% liên trước. Cụ thể, trong tuần, giá vàng giao ngay và giá vàng tương lai giao tháng 6 cùng tăng 0,82%.
Phiên tăng mạnh cuối tuần khiến giới đầu tư và phân tích có cái nhìn bớt thận trong hơn về xu hướng của giá vàng trong tuần mới.
Cụ thể, trong 18 chuyên gia trả lời, có 8 người dự báo giá vàng tăng, chiếm 44%, cao hơn mức 33% của tuần trước, có 6 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 33%, thấp hơn con số 40% của tuần trước, còn số người dự báo đi ngang là 4 người, chiếm 22%.
Trong khi có 437 người tham gia trả lời khảo sát trực tuyến, có 239 người dự báo giá sẽ tăng, chiếm 55%, cao hơn con số 46% của tuần trước, 140 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 32%, thấp hơn con số 39% của tuần trước và 58 người dự báo giá đi ngang, chiếm 13%.
Trên thị trường dầu mỏ, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa gây sức ép buộc OPEC tăng sản lượng để giảm giá xăng dầu khiến giá dầu thô lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch cuối tuần.
Kết thúc phiên 26/4, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 1,91 USD (-3,02%), xuống 63,30 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 2,20 USD (-3,05%), xuống 72,15 USD/thùng.
Phiên lao dốc cuối tuần đã khiến giá dầu thô chấm dứt chuỗi 6 tuần tăng liên tiếp trước đó. Cụ thể, trong tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 1,09%, còn giá dầu thô Brent vẫn duy trì mức tăng nhẹ 0,25%.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư hưng phấn, phố Wall phá mốc lịch sử
Kết quả kinh doanh khả quan cùng giá dầu thô tăng đã giúp chứng khoán toàn cầu có phiên khởi sắc hôm thứ Ba (23/4), trong đó S&P 500 và Nasdaq lên mức cao lịch sử mới.
Ảnh AFP
Trong phiên thứ Ba, phố Wall đã bù đắp hết tất cả những mất mát cuối năm 2018 khi các chỉ số tăng mạnh, trong đó S&P 500 và Nasdaq Composite lên mức cao lịch sử mới nhờ kết quả kinh doanh khả quan của một loạt doanh nghiệp vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2019.
Cụ thể, cổ phiếu Twitter Inc tăng vọt 15,6% sau khi công ty truyền thông xã hội công bố doanh thu hàng quý tốt hơn mong đợi và sự gia tăng bất ngờ của người dùng hoạt động hàng tháng.
Hasbro Inc tăng 14,2% sau khi nhà sản xuất toym báo cáo lợi nhuận hàng quý tốt một cách bất ngờ.
Coca-Cola tăng 1,7% sau khi ước tính doanh số hàng quý tốt, một phần nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với Coke Zero.
Lockheed Martin tăng 5,7% sau khi báo cáo kết quả hàng quý lạc quan và nâng dự báo lợi nhuận cả năm do nhu cầu mạnh mẽ cho tên lửa và máy bay chiến đấu.
United Technologies tăng 2,3% sau khi tăng dự báo lợi nhuận cả năm...
Bên cạnh đó, phố Wall còn được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô tăng cao sau thông tin Mỹ gia tăng biện pháp trừng phạt với Iran, cấm các nước mà Mỹ từng cho ngoại lệ nhập khẩu từ Iran.
Theo dự báo của các nhà phân tích, lợi nhuận của các công ty S & P 500 vẫn dự kiến sẽ giảm 1,3% trong quý đầu tiên, lần đầu tiên kể từ năm 2016. Tuy nhiên, dự báo đã được cải thiện phần lớn kể từ đầu tháng 4, khi đó mức dự báo là giảm 2%.
Theo giới phân tích, khi kết quả kinh doanh đang tốt hơn kỳ vọng, nhà đầu tư đang hướng tới thông tin quan trọng tiếp theo là kết quả cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Kết thúc phiên 23/4, chỉ số Dow Jones tăng 145,34 điểm ( 0,55%), lên 26.656,39 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 25,71 điểm ( 0,88%), lên 2.933,68 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 105,56 điểm ( 1,32%), lên 8.120,82 điểm.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cũng duy trì đà tăng thứ 8 liên tiếp nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng tăng theo giá dầu thô sau khi Mỹ tăng biện pháp trừng phạt với Iran, trong khi OPEC lại tỏ ra thận trọng để bù đắp lượng cung thiếu hụt này.
Kết thúc phiên 23/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 63,19 điểm ( 0,85%), xuống 7.523,07 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 13,12 điểm ( 0,11%), lên 12.235,51 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 11,31 điểm ( 0,20%), lên 5.591,69 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng nhẹ nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu tăng mạnh sau khi Mỹ loại bỏ các ngoại lệ đã cấp cho một số nước, yêu cầu cấm nhập khẩu dầu từ Iran, thì chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm do nhà đầu tư lo ngại Bắc Kinh giảm bớt chính sách nới lỏng tiền tệ sau dữ liệu kinh tế tốt hơn dự báo được công bố. Chứng khoán Hồng Kông thì gần như không đổi trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 23/4, chỉ số Nikkei 255 tại Nhật Bản tăng 41,84 điểm ( 0,19%), lên 22.259,74 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,45 điểm (-0,51%), xuống 3.198,59 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 0,02 điểm (-0,00%), xuống 29.963,24 điểm.
Sự hưng phấn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, lấy hết sự hấp dẫn của giá vàng, khiến giá kim loại quý này tiếp tục giảm trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 23/4, giá vàng giao ngay giảm 2,2 USD (-0,17%), xuống 1.272,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 4,4 USD (-0USD (-0,34%), xuống 1.273,2 USD/ounce.
Giá dầu thô tăng mạnh lên mức cao nhất 6 tháng trong phiên thứ Ba sau khi các nguồn tin cho biết, OPEC chỉ tăng sản lượng bù đặp lượng thiếu hụt từ Iran sau lệnh trừng phạt của Mỹ nếu nhận thấy có nhu cầu
Kết thúc phiên 23/4, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,75 USD ( 1,10%), lên 66,30 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,47 USD ( 0,60%), lên 74,51 USD/thùng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phố Wall lập kỷ lục nhờ kinh tế Mỹ tăng trưởng vượt xa dự báo S&P 500 và Nasdaq Composite đóng cửa tại mức cao kỷ lục vào ngày 26/4 khi dữ liệu kinh tế tốt hơn dự báo đã lấn át loạt báo cáo lợi nhuận trái chiều. Thị trường chứng khoán Mỹ giao dịch khởi sắc trong phiên cuối tuần, khi giới đầu tư đón nhận số liệu tăng trưởng kinh tế khả quan hơn dự...