Nhãn tím gây “sốt”, đến cả người Thái cũng săn lùng mua cây giống
Nhãn tím giá 400.000 đồng/kg vẫn không đủ hàng bán, nhãn giống loại này giá còn lên tới 800.000 đồng/cây. Loại nhãn độc lạ này ở miền Tây đang sốt từ quả đến giống, thậm chí người Thái còn sang tận vườn lùng mua về trồng.
Hiện nhãn lồng tại các địa phương đang vào mùa thu hoạch rộ, được bày bán la liệt trên thị trường với giá từ 20.000-45.000 đồng/kg, tùy loại. Thế nhưng, để mua được 1kg nhãn tím miền Tây – loại nhãn có vỏ ngoài màu tím khác biệt hoàn toàn, thì người dân phải bỏ ra tới 200.000 đồng. Đáng chú ý, nguồn cung loại nhãn tím hiện khá khan hiếm nên có tiền cũng chưa chắc mua được.
Nhãn tím – một giống nhãn độc lạ ở miền Tây đang gây sốt thị trường
Anh Đặng Mạnh Khương, một đầu mối chuyên các loại trái cây đặc sản ở Cần Thơ, cho biết, nhãn tím là một giống nhãn độc lạ ở miền Tây. “Cha đẻ” của loại nhãn này là ông Bảy Huy (huyện Kế Sách, Sóc Trăng). Cách đây khoảng hơn chục năm, ông Huy đã tình cờ phát hiện một nhánh nhãn lạ trên cây nhãn trong vườn cho quả tím. Sau đó, ông chiết cành đem về trồng thành cả vườn nhãn tím, lấy quả thương phẩm bán ra thị trường.
Những năm gần đây, nhãn tím được một số nhà vườn ở miền Tây trồng nhưng số lượng quả loại này cung cấp ra thị trường vẫn khan hiếm, cung không đủ cầu. Thế nên, mấy năm nay, giá nhãn tím vẫn không hề hạ nhiệt, thậm chí càng ngày càng đắt đỏ hơn.
Video đang HOT
Chỉ tay vào chỗ nhãn tím đang chuẩn bị đi giao cho khách, anh Khương nói: “Chỗ nhãn này có khách đặt hết rồi, không dư ký nào cả”.
Quả nhãn tím đang được bán với giá 200.000-400.000 đồng/kg
Anh Khương cho hay, mùa nhãn tím, mỗi ngày lượng nhãn về chỉ được vài chục cân chứ không nhiều. Thế nên, khách mua về ăn anh chỉ đồng ý cho khách đặt mua dưới 2 kg/lần/người để nhiều người có cơ hội thưởng thức loại nhãn mới lạ này.
Nhiều khách ở Hà Nội cũng điện thoại đặt mua cả chục cân nhãn tím về ăn, nhưng anh đều từ chối không bán. Bởi, anh bán cho khách quanh khu Sài Gòn và miền Tây đã lên tới 200.000 đồng/kg, hàng còn không đủ, trong khi gửi ra Hà Nội chi phí không những đắt đỏ mà còn sợ hư hỏng vì đường dài.
Không chỉ sốt quả nhãn tím, cây giống nhãn tím cũng được nhà vườn Việt và người Thái Lan lùng mua
Ghi nhận của PV.VietNamNet, một số cửa hàng trái cây đang rao bán nhãn tím miền Tây với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg, có nơi bán giá tới 399.000 đồng/kg. Đáng chú ý, giá nhãn tím không chỉ cao gấp 4-8 lần giá nhãn thường (hàng loại 1) ngoài chợ, mà khách muốn ăn còn phải đặt trước vài ngày, thậm chí cả tuần.
Theo một số đầu mối bán quả và giống nhãn tím miền Tây, nhãn tím là loại trái cây lạ được phát hiện tại Sóc Trăng gần 10 năm, nhưng đến nay vẫn chưa được phổ biến ra thị trường. Bởi, cây chỉ nhân giống được qua hình thức chiết cành, không trồng được từ hạt.
Trong khi đó, quả nhãn tím đẹp và lạ mắt, có thịt dày, thơm và ngọt hơn giống nhãn lồng nên được các nhà vườn và khách hàng đặc biệt ưa chuộng.
Theo Băng Dương (Vietnamnet)
Sóc Trăng thông tin thêm về việc đặt hàng báo chí phản ảnh cán bộ nhũng nhiễu
Sau khi LĐO thông tin "Sóc Trăng đặt hàng báo chí phản ảnh cán bộ nhũng nhiễu", Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng Lê Minh Thượng nói rõ hơn về thông tin này.
Sơ kết 6 tháng đầu năm công tác Báo chí Sóc Trăng 25.7 (ảnh Nhật Hồ )
Cụ thể, Phó Ban Tuyên giáo Sóc Trăng đề nghị Báo Lao Động thông tin rõ ràng hơn là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy "đặt hàng" các phóng viên có đăng ký thường trú viết về xây dựng Đảng, chính quyền, thu hút đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng. Riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức đi sớm về muộn, không gần dân, không giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định báo chí có quyền thông tin, Ban Tuyên giáo, Sở TTTT sẵn sàng ủng hộ báo chí.
Đối với cán bộ nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp báo chí cũng cần thông tin nếu có đủ chứng cư. Ban Tuyên giáo tổng hợp báo cáo với cấp có thẩm quyền đề xử lý những trường hợp "nhũng nhiễu" (nếu có).
Trao đổi lại với PV LĐO chiều 25.7, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng Lê Minh Thượng nhận định: "Việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp, Ban Tuyên giáo không có thẩm quyền xử lý mà chỉ phản ảnh lại với các cơ quan chức năng xử lý, nếu có thông tin chính xác từ báo chí".
Sóc Trăng đang cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư, an sinh xã hội. Chính vì vậy, tỉnh đang chấn chỉnh lề lối làm việc của viên chức, công chức trong toàn tỉnh.
NHẬT HỒ
Theo Laodong
Anh bán vé số đã trở thành công chức ở Sóc Trăng Ngày 13.6, anh Kim Thái - người bán vé số thi công chức ở Sóc Trăng - cho biết, anh đã chính thức trở thành công chức. Theo anh Kim Thái, sau khi có kết quả cuối cùng và đậu công chức, anh được phân công công tác tại Văn phòng HĐND - UBND huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) từ ngày 28.5...