Nhận tiền tỷ để “bảo kê” xe tải, nữ doanh nhân bị phạt tù
Nguyễn Kim Tiến lợi dụng là cộng tác viên tạp chí, doanh nhân thành đạt, tích cực hoạt động thiện nguyện để nhận hơn 1,3 tỷ đồng “bảo kê” cho các tài xế xe tải.
Sáng 23/12, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Kim Tiến (SN 1965, trú tại phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An) về tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Theo cáo trạng, Nguyễn Kim Tiến là Giám đốc Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Kim Tiến và Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim Tiến Đại Phát.
Tiến là cộng tác viên của một tạp chí về nông nghiệp, nổi tiếng là người tham gia các hoạt động thiện nguyện và từng đoạt giải thưởng cao trong 2 cuộc thi nhan sắc dành cho người chuyển giới.
Bị cáo Nguyễn Kim Tiến tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: Hoàng Lam).
Từ tháng 10/2020 đến ngày 6/1 (thời điểm bị công an bắt giữ), Nguyễn Kim Tiến đã nhận 1,3 tỷ đồng của 4 chủ xe tải trên địa bàn để họ được dán logo công ty của Tiến, nhằm “thuận lợi” trong quá trình lưu thông trên đường khi cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm.
Cơ quan chức năng xác định hành vi của bị cáo Tiến là lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Tại phiên tòa, ban đầu, bị cáo Tiến không thừa nhận tội danh này. Nữ bị cáo cho rằng, 1,3 tỷ đồng kia là các tài xế phải trả theo thỏa thuận dân sự giữa hai bên để được dán logo của công ty của Tiến.
Video đang HOT
Quá trình các tài xế đóng tiền để được dán logo, Tiến luôn quán triệt, nhắc nhở phải chấp hành nghiêm quy định về nồng độ cồn, tốc độ… khi lưu thông trên đường.
Bị cáo không thừa nhận đã gọi điện “tác động” với cảnh sát giao thông để bỏ qua hoặc giảm nhẹ vi phạm cho các tài xế. Tuy nhiên, sau đó, bị cáo Nguyễn Kim Tiến đã thay đổi lời khai.
Bị cáo Tiến trình bày bản thân yêu thích công việc làm báo, có nhiều năm cộng tác với nhiều cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, bị cáo đam mê công tác thiện nguyện, nhiều lần lao vào tâm bão lụt, tâm dịch Covid-19 để hỗ trợ người dân. Bản thân bị cáo nhận được nhiều khen thưởng từ cấp trung ương, cấp tỉnh vì những thành tích trong lao động, sản xuất, đặc biệt là ở mảng nông nghiệp.
Nữ bị cáo trình bày “tội tuy lớn nhưng thành tích dày” để xin được giảm nhẹ hình phạt (Ảnh: Hoàng Lam).
Bị cáo này trình bày bản thân “tội tuy lớn nhưng thành tích dày”, mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về tiếp tục các dự án nông nghiệp hướng về người nghèo đang dang dở và “để giúp người dân”.
Sau khi Nguyễn Kim Tiến bị bắt, người thân đã khắc phục 500 triệu đồng. Hội đồng xét xử cũng ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo trình bày tại phiên tòa.
Xem xét toàn diện vụ án, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Kim Tiến 39 tháng tù giam; buộc bị cáo phải nộp hơn 800 triệu đồng còn lại trong tổng số tiền đã thu lợi bất chính vào ngân sách nhà nước.
Trong quá trình điều tra, công an chứng minh Nguyễn Kim Tiến còn nhận tiền của 18 chủ phương tiện khác với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng. Việc các chủ phương tiện tự nguyện nộp tiền và xin dán logo công ty của người phụ nữ này, Tiến không có sự ép buộc, gian dối.
Sau khi nhận tiền của 18 người này, Tiến không có sự tác động đến lực lượng cảnh sát giao thông, do đó không có đủ cơ sở kết luận người phụ nữ này có hành vi phạm tội đối với hành vi trên.
Đối với 6 cán bộ Công an thị xã Thái Hòa 2 lần bỏ qua lỗi vi phạm của 1 trong 4 tài xế, sau khi xảy ra sự việc đã có báo cáo gửi thủ trưởng đơn vị để đề xuất biện pháp xử lý đối với Nguyễn Kim Tiến.
Hành vi của 6 cán bộ công an này không cấu thành tội phạm. Cơ quan điều tra đã có văn bản gửi Công an thị xã Thái Hòa để có hình thức xử lý theo đúng quy định.
Tiếp tục xét xử vắng mặt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ vi phạm quy định đấu thầu ở Bắc Ninh
Sáng 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế - AIC) và đồng phạm trong vụ án "Đưa hối lộ" , "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Vi phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế tỉnh Bắc Ninh, thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
Trong phần thủ tục phiên tòa, Thẩm phán Vũ Công Đồng, Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, Chủ tọa phiên tòa thông báo, trước khi phiên tòa diễn ra, các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Ninh đã nhiều lần kêu gọi bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và bị cáo Nguyễn Hồng Sơn (Phó Tổng giám đốc Công ty AIC) ra đầu thú và có mặt tại phiên tòa để được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, thời điểm phiên tòa diễn ra, hai bị cáo Nhàn và Sơn vẫn không có mặt nên Hội đồng xét xử quyết định xét xử vắng mặt hai bị cáo.
Ngoài sự vắng mặt của hai bị cáo Nhàn và Sơn, một số bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 29/10.
Khi Hội đồng xét xử kiểm tra căn cước, 11/13 bị cáo (hai bị cáo Nhàn và Sơn vắng mặt) cho biết, họ đều đảm bảo sức khỏe để tham dự phiên tòa.
Đại diện Viện kiểm sát cho biết, hai bị cáo tuy vắng mặt tại phiên tòa, nhưng họ đã có luật sư bào chữa tham gia suốt quá trình diễn ra phiên tòa. Do đó, việc vắng mặt của họ không ảnh hưởng đến nội dung vụ án và quá trình xét xử.
Từ quan điểm trên, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa. Phiên tòa xét xử vụ án này diễn ra từ ngày 29/10 đến ngày 31/10.
Trước ngày diễn ra phiên tòa, TAND tỉnh Bắc Ninh đã gửi giấy triệu tập hơn 30 đơn vị, tổ chức và cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có nhiều tổ chức, đơn vị thuộc khối cơ quan hành chính của tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra, hàng chục người làm chứng cũng được tòa án triệu tập tới phiên xử.
Toàn bộ thời gian sáng nay, Hội đồng xét xử tiến hành kiểm tra căn cước các bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, bị hại. Sau đó, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã công bố bản cáo trạng truy tố các bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Nhân Chiến (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh), bị cáo Nguyễn Tử Quỳnh (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh), bị cáo Nguyễn Hạnh Chung (cựu Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh) và bị cáo Trần Văn Tuynh (cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế tỉnh Bắc Ninh) bị xét xử về tội "Nhận hối lộ". Bị cáo Nguyễn Tiến Nhường (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh) bị xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xét xử về tội "Đưa hối lộ". Bị cáo Nguyễn Hồng Sơn và 6 bị cáo liên quan bị xét xử về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Tại phiên tòa này, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xử vắng mặt lần thứ 4 về tội "Đưa hối lộ". Trước đó, bị cáo Nhàn bị tuyên phạt 30 năm tù trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai; 10 năm tù trong vụ án xảy ra tại vụ án Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh. Bị cáo Nhàn bị tổng hợp các bản án là 30 năm tù (án có thời hạn không quá 30 năm tù).
Ngoài 4 vụ án trên, tháng 12/2023, bị cáo Nhàn còn bị truy tố trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Khai quật tử thi, đưa một vụ án đánh chết người ra ánh sáng Xuất phát từ mâu thuẫn lúc đi dự đám cưới, Dương đã đánh đối phương chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong. Dương phải trả giá hơn 9 năm tù cho hành vi của mình. Sáng 23/12, Tòa án Nhân dân huyện Minh Hóa (Quảng Bình) mở phiên sơ thẩm, xét xử bị cáo Đinh Văn Dương (SN 1981, trú xã Yên...