Nhận thấy điềm lành, nhà đầu tư ngoại quay lại thị trường chứng khoán Việt
Các nhà quản lý quỹ toàn cầu đã bắt đầu quay trở lại với cổ phiếu của Việt Nam khi tại đây ít chịu ảnh hưởng của COVID-19.
Điềm lành của nền kinh tế Việt Nam
Các công ty bao gồm Ashmore Group Plc và Coeli Asset Management SA đã tăng sở hữu cổ phiếu trên thị trường Việt Nam lên mức 174 tỉ USD kể từ tháng 3. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trong tháng 6, lần đầu tiên kể từ tháng 1.2020 trong bối cảnh đồng VNĐ diễn biến ổn định.
Dòng vốn ngoại cùng với lực cầu của nhà đầu tư nội đã đẩy chỉ số VN-Index tăng 28% trong quý này. Đà tăng này đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tốt thứ 2 trên toàn cầu, thậm chí sau khi giảm 6% trong 4 phiên vừa qua.
Ông Andrew Brudenell, nhà quản lý quỹ tại Ashmore. Ảnh: Citywireselector.
Việt Nam đã nới lỏng các biện pháp cách ly ngay từ tháng 4 sau khi nhanh chóng triển khai và thực hiện cách ly hơn 100.000 người để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Với 334 trường hợp nhiễm COVID-19 được xác nhận, ít hơn 1% tổng số ca nhiễm ở các nước láng giềng như Singapore và Indonesia. Giới chuyên gia đang kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ là một trong số những quốc qua tăng trưởng mạnh mẽ khi thế giới mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Chính phủ đang chuyển sang cơ cấu lại các khoản vay ngân hàng, đóng băng nợ, giảm hoặc miễn các khoản thanh toán lãi vay và tung gói cứu trợ 62.000 tỉ đồng viện trợ cho người lao động. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đẩy nhanh tốc độ giải ngân các khoản đầu tư công và đưa ra các cải cách hành chính để giúp tăng tốc độ phục hồi.
Ông Andrew Brudenell, nhà quản lý quỹ tại Ashmore cho biết: “Hành động quyết liệt đối với COVID-19 và việc tăng tốc đầu tư của Chính phủ là điềm lành cho nền kinh tế Việt Nam”. Ông Brudenell cho biết, quỹ mà ông đang quản lý đã sở hữu 50% cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư của quỹ có giá trị thị trường 77 tỉ USD.
Dòng vốn ngoại
Sự ổn định của đồng VNĐ cùng với căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ và Trung Quốc) đang thúc đẩy sự quan tâm đến Việt Nam, như một sự thay thế chuỗi cung ứng rẻ hơn Trung Quốc. Apple cũng đã chuyển sang khai thác tiềm năng sản xuất của Việt Nam.
Ông Ruchir Desai, nhà quản lý quỹ tại Asia Frontier Capital cho biết: “Đồng VNĐ vẫn ổn định trong năm 2020 và chỉ mất giá khoảng 0,2% so với đồng USD”.
Chứng khoán Việt Nam đã vượt trội so với khu vực trong kỳ này. Ảnh: Bloomberg.
Quỹ đầu tư Coeli Asset có trụ sở tại Thụy Điển đã nâng tỉ trọng nắm giữ cổ phiếu Việt Nam lên khoảng 25% từ mức 18,6% hồi đầu năm 2020, mua cổ phiếu sau khi bán tháo tháng 3. Hiện danh mục cổ phiếu thị trường cận biên của quỹ này trị giá 350 triệu USD.
Ông James Bannan, nhà quản lý của quỹ Coeli Asset cho biết: “Giá trị sổ sách của chứng khoán Việt Nam đã xuống mức thấp trong 18 tháng qua và phản ánh những cơ hội dài hạn”. Cụ thể, hệ số P/B của thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức 1,9 lần, giảm từ mức khoảng 3,3 lần vào tháng 3.2018.
Cả 3 quỹ đều khuyến nghị tích cực các công ty tiêu dùng của Việt Nam, đồng thời tránh các cổ phiếu ngân hàng vì lo ngại về hoạt động cho vay (nợ xấu). Quỹ Ashmore cũng đã nâng tỉ lệ sở hữu đối với cổ phiếu thuộc nhóm vật liệu và bất động sản Việt Nam.
Khối ngoại mua ròng trở lại 380 tỷ đồng, giao dịch thoả thuận ccq VFMVN Diamond
CCQ VFMVN Diamond được mua ròng nhiều nhất với 197,6 tỷ đồng, phần lớn đều đến từ giao dịch thoả thuận.
2 cổ phiếu penny tăng trần là HSG và HQC cũng bị bán ra với 13 tỷ đồng và 7,15 tỷ đồng.
Nhà đầu tư tỏ ra khá hưng phấn trong phiên hôm nay khi Quốc hội thông qua EVFTA và EVIPA, lượng tiền đổ vào thị trường hơn 10.000 tỷ đồng, cao nhất từ tháng 5/2019 đến nay. Nhiều cổ phiếu midcap và penny như ITA, TTB, HQC, HSG, CMX... tăng trần. VN-Index dừng ở mức 899,92 điểm, tăng 13,7 điểm (1,55%). HNX-Index tăng 2,02 điểm (1,71%) lên 120,1 điểm.
Dòng vốn ngoại mua ròng trở lại khoảng 380 tỷ đồng trên cả 3 sàn sau khi bán hơn 190 tỷ đồng phiên trước. Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gần 42,5 triệu cổ phiếu, trị giá 907 tỷ đồng, tăng 78% so với phiên giao dịch ngày 5/6. Trong khi bán ra 28,7 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 527 tỷ đồng, giảm 30%.
Riêng HoSE, khối này mua ròng trở lại hơn 360 tỷ đồng, khối lượng khoảng 14,5 triệu cổ phiếu. CCQ VFMVN Diamond được mua ròng nhiều nhất với 197,6 tỷ đồng, phần lớn đều đến từ giao dịch thoả thuận. Tiếp theo sau là VNM và HPG với giá trị lần lượt là 65 tỷ đồng và 64 tỷ đồng. Trong 14 phiên gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 605 tỷ đồng cổ phiếu VNM.
Chiều ngược lại, CII bị bán ròng hơn 41 tỷ đồng phiên hôm nay. 2 cổ phiếu penny tăng trần là HSG và HQC cũng bị bán ra với 13 tỷ đồng và 7,15 tỷ đồng.
Đối với HNX, dòng vốn ngoại bán ròng phiên thứ 7 với hơn 20 tỷ đồng, giảm 58,4% so với phiên trước. SHB đứng đầu danh sách bán ròng với 12,85 tỷ đồng. Tính rộng ra, khối ngoại bán ròng 4 phiên SHB với tổng giá trị hơn 40,4 tỷ đồng, ART bị bán ròng phiên thứ 2 với 3,54 tỷ đồng. Cổ phiếu SHS tăng trần 3 phiên liên tiếp nhưng bị bán ròng 34,3 tỷ đồng sau 14 phiên.
Ở chiều ngược lại, VCS được mua ròng mạnh nhất HNX với 4,16 tỷ đồng. Trong 12 phiên gần đây, nhà đầu tư nước ngoài đã mua hơn 12,5 tỷ đồng VCS. CEO cũng được mua ròng phiên hôm nay, đóng cửa tăng trần lên 8.600 đồng/cp.
Tại UPCoM, khối ngoại mua ròng phiên thứ 5 với tổng giá trị hơn 117 tỷ đồng. LPB đứng đầu danh sách mua ròng với 18,12 tỷ đồng. ACV tiếp tục hút dòng tiền từ nhà đầu tư nước ngoài khi cũng được mua vào phiên thứ 5 với tổng giá trị hơn 29,3 tỷ đồng. VIB, VEA cũng được mua khá mạnh phiên hôm nay với giá trị lần lượt là 8,8 tỷ đồng và 3,8 tỷ đồng. Trong khi đó, NTC bị bán ròng mạnh nhất 2 tỷ đồng, KDF bị rút vốn 10 phiên liên tiếp với tổng giá trị gần 13,6 tỷ đồng.
Lượng nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch liên tục sụt giảm, thấp nhất trong gần 3,5 năm Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa thông báo tình hình cấp mã số giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 5 vừa qua. Cụ thể, trong tháng 5, VSD đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 170 nhà đầu tư nước ngoài gồm 19 tổ chức và 151 cá nhân. Như vậy,...