Nhân sự các cơ quan thay đổi ra sao sau Đại hội XIII của Đảng?
Đại hội XIII của Đảng vừa kết thúc với việc bầu ra 180 Uỷ viên T.Ư chính thức và 20 Uỷ viên Dự khuyết.
BCH T.Ư khóa XIII cũng đã bầu ra 18 đồng chí vào Bộ Chính trị và 5 đồng chí vào Ban Bí thư. Như vậy sau Đại hội XIII tới đây sẽ có sự thay đổi nhân sự ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cũng như các bộ, ngành, địa phương.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước bầu BCH T.Ư khóa XIII. (Ảnh Như Ý)
Trong Diễn văn bế mạc Đại hội XIII của Đảng, sáng 1/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi lời chân thành cảm ơn và đánh giá cao những đóng góp, cống hiến to lớn của các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XII không tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII.
Những nhân sự Uỷ viên Bộ Chính trị không tham gia BCH T.Ư khóa XIII, có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình,…
Đây là những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước nên tới đây sẽ có sự chuyển giao bởi những nhân sự mới được bầu. Ngoài ra nhiều nhân sự ở các cơ quan khác cũng có sự thay đổi sau Đại hội XIII của Đảng.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
Bà Bùi Thị Minh Hoài vừa được bầu vào Ban Bí thư và không có tên trong danh sách Uỷ viên UBKT T.Ư khóa XIII
Thay đổi rõ nhất là việc bà Bùi Thị Minh Hoài, Phó Chủ nhiệm Thường trực Uỷ ban Kiểm tra T.Ư khóa XII không có tên trong danh sách 19 Uỷ viên UBKT T.Ư khóa XIII vừa được bầu. Như vậy, bà Hoài có thể sẽ được bố trí vào vị trí khác sau khi được T.Ư bầu vào Ban Bí thư.
Trong nhiệm kỳ khóa XII, có 7 vị trí nằm trong diện Ban Bí thư, trong đó có các chức danh như: Chánh án TAND Tối cao, Trưởng Ban Nội Chính T.Ư, Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam… Hiện những người đứng đầu của những cơ quan trên đều vừa được bầu vào Bộ Chính trị, đó là: Ông Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc và Trần Thanh Mẫn.
Ban Kinh tế Trung ương
Ngoài ông Trần Tuấn Anh là Phó Ban kiêm nhiệm, ông Nguyễn Hữu Nghĩa là Uỷ viên T.Ư khóa XIII duy nhất ở Ban Kinh tế T.Ư
Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình không có tên trong danh sách Ban Chấp hành T.Ư Khóa XIII. Ông Bình là Uỷ viên Bộ Chính trị khóa XII, nếu tiền lệ này được duy trì thì tới đây có thể một Uỷ viên Bộ Chính trị sẽ được phân công đảm nhận vị trí thay ông Bình (?)
Theo tiền lệ hai khóa gần đây, những người được phân công làm Trưởng Ban Kinh tế T.Ư đều là người có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nếu như khóa XII, Ban Kinh tế T.Ư có 2 Uỷ viên T.Ư là ông Cao Đức Phát và Triệu Tài Vinh. Song lần này cả hai ông đều không có tên trong danh sách BCH khóa XII. Trong đó ông Phát, năm nay đã 64 tuổi, quá tuổi tái cử, riêng ông Triệu Tài Vinh năm nay mới 52 tuổi.
Hiện Ban Kinh tế T.Ư, ngoài ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương là Phó Ban kiêm nhiệm, còn có ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban là người vừa được bầu vào T.Ư khóa này.
Khối Chính phủ
Ông Đinh Tiến Dũng và Trần Tuấn Anh là 2 Bộ trưởng vừa được bầu vào Bộ Chính trị (ảnh Như Ý)
Theo quy định, các thành viên Chính phủ do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Theo tiền lệ khóa XII, việc kiện toàn các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội được thực hiện sau Đại hội Đảng (cuối tháng 3 đầu tháng tư).
Với những thay đổi trong nhân sự BCH T.Ư vừa được bầu tại Đại hội XIII, dự kiến nhân sự các thành viên Chính phủ tới đây cũng có nhiều thay đổi.
Tại Hội nghị lần thứ nhất BCH T.Ư Đảng khóa XIII vừa qua, không tính các trường hợp tái cử, thì có đến 4 thành viên Chính phủ lần đầu được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Cụ thể, danh sách Bộ Chính trị có 2 người là ông Đinh Tiến Dũng , Bộ trưởng Bộ Tài chính và ông Trần Tuấn Anh , Bộ trưởng Bộ Công thương.
Theo tiền lệ một vài khóa gần đây, cả Bộ trưởng Bộ Tài chính và Công thương chỉ là Uỷ viên Trung ương Đảng. Khóa XI, ông Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, sau khi vào Bộ Chính trị đã được bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.
Ông Lê Minh Khái vừa được bầu vào Ban Bí thư khóa XIII
Đối với 2 Uỷ viên Ban Bí thư là ông Đỗ Văn Chiến , Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và ông Lê Minh Khái , Tổng Thanh tra Chính phủ. Cả 2 vị trí này lâu nay đều do các Uỷ viên T.Ư Đảng đảm nhận, chứ không bố trí Uỷ viên Ban Bí thư.
Ngoài ra, ở khối bộ, ngành, nhiều bộ trưởng cũng không tham gia vào BCH T.Ư khóa XIII. Cụ thể: Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, 57 tuổi, còn trong độ tuổi tái cử nhưng không có tên trong danh sách Uỷ viên BCH T.Ư khóa XIII.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn : Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, SN 1959 không tham gia BCH T.Ư khóa XIII. Song tại Đại hội vừa qua, ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN đã tái cử BCH T.Ư khóa XIII.
Bộ Nội vụ: Bộ trưởng đương nhiệm hiện nay là ông Lê Vinh Tân. Ông Tân năm nay đã trên 62 tuổi và cũng không tham gia vào BCH T.Ư khóa mới. Nhân sự tái cử BCH T.Ư khóa XIII là Thứ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Tương tự, Bộ VH, TT&DL: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiên không tham gia BCH T.Ư khóa XII mà chỉ có ông Nguyễn Văn Hùng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Còn Văn phòng Chính phủ, ôngNguyễn Văn Sơn, Phó Chủ nhiệm là nhân sự tái cử vào BCH T.Ư khóa XIII, trong khi ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP không tham gia.
Khối Ngân hàng
Ông Lê Đức Thọ và ông Nghiêm Xuân Thanh trúng cử vào Trung ương khóa XIII
Ngoài Thống đốc đương nhiệm Nguyễn Thị Hồng thì còn có 2 người khác trúng cử vào BCH T.Ư là ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Trước đó, khóa XII, ngoài Thống đốc đương nhiệm thì duy nhất có ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trúng cử Uỷ viên Dự khuyết BCH T.Ư. Ông Thắng sau đó cũng được luân chuyển về Quảng Ninh giữ chức Phó Chủ tịch, rồi Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh.
Tiền lệ những khóa gần đây cũng cho thấy, Chủ tịch các Ngân hàng TMCP thường không phải là Uỷ viên T.Ư. Nếu tiền lệ này được tiếp tục thực hiện, có thể cả ông Thọ và ông Thành sẽ được điều động, bổ nhiệm sang các cơ quan khác (?)
Nhiều Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội được bầu vào BCH T.Ư khóa XIII
Quốc hội: Tại Đại hội XIII của Đảng vừa qua, nhiều lãnh đạo Quốc hội, cơ quan thuộc Quốc hội không tham gia vào BCH T.Ư khóa mới. Cụ thể như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; các Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ, Phùng Quốc Hiển.
Các chủ nhiệm Uỷ ban không tham gia BCH T.Ư có: Nguyễn Văn Giàu, Phan Thanh Bình, Hà Ngọc Chiến, Phan Xuân Dũng, Nguyễn Hạnh Phúc, Võ Trọng Việt, Trần Văn Túy…
Tuy nhiên, ngoài các trường hợp tái cử thì cũng có rất nhiều Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban lần đầu được bầu làm Uỷ viên T.Ư. Cụ thể như: Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; ông Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
Ngoài ra, một số Phó Chủ nhiệm Uỷ ban cũng tái cử vào BCH T.Ư khóa mới như ông Trần Sỹ Thanh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
Bộ trưởng Tô Lâm: Tuân thủ yêu cầu chống dịch, không để Covid-19 ảnh hưởng Đại hội
Bộ trưởng Tô Lâm lưu ý các lực lượng công an cần quán triệt yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, không để ảnh hưởng đến Đại hội Đảng.
Hơn 9h sáng 29/1, tranh thủ lúc nghỉ giải lao phiên thảo luận tại Đoàn về công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đến thăm, kiểm tra công tác ứng trực bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) Đại hội Đảng tại Trung tâm Chỉ huy Bộ Công an, đặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.
Lãnh đạo Bộ Công an cùng các chiến sỹ trong đội trực chiến bảo vệ ANTT Đại hội Đảng
Trung tâm Chỉ huy của Bộ Công an đặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia để phục vụ công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho Đại hội.
Trung tâm được bố trí lực lượng kết nối trực tuyến với Trung tâm Thông tin chỉ huy của Bộ Công an, Trung tâm Chỉ huy của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Công an TP Hà Nội, Công an TP.HCM để quán xuyến toàn bộ công tác đảm bảo ANTT hàng ngày tại các mục tiêu, địa điểm cần bảo vệ.
Trung tâm được bố trí cán bộ, phương tiện, trang thiết bị ứng trực để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, xử lý những vấn đề phức tạp về ANTT có thể xảy ra.
6h30 hàng ngày, Thường trực Tiểu ban ANTT tổ chức các cuộc họp giao ban để đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm công tác đảm bảo ANTT và luôn trong tâm thế sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ đột xuất...
Việc đảm bảo thông tin liên lạc từ Trung tâm Chỉ huy của Bộ Công an tại Đại hội đến Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Công an TP Hà Nội luôn kịp thời, thông suốt. Đến thời điểm hiện tại, công tác bảo vệ cơ bản được đảm bảo.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an
Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao các lực lượng tham gia bảo đảm ANTT. Các lực lượng đã triển khai tốt, theo đúng các phương án và đạt kết quả rất nổi bật.
"Qua kinh nghiệm tổ chức nhiều hội nghị lớn trước đây, chúng ta đã hình thành được một Trung tâm Chỉ huy, phối hợp tốt giữa các lực lượng thực hiện công tác đảm bảo ANTT", bộ trưởng đánh giá.
Bộ trưởng cũng ghi nhận các lực lượng đã lên các phương án về phân luồng giao thông phục vụ Đại hội, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho đại biểu và các hoạt động của nhân dân.
Các lãnh đạo Bộ Công an đến thăm và kiểm tra công tác ứng trực bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) Đại hội Đảng
Việc triển khai đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã tạo điều kiện thuận lợi, không để xảy ra ùn tắc cũng như các vấn đề ảnh hưởng chung. Các lực lượng không chỉ chủ động tại Trung tâm Chỉ huy này mà còn ở khu vực xung quanh, trên mặt đất, trên khoảng không và trên không gian mạng.
Lưu ý từ nay đến lúc bế mạc Đại hội, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các lực lượng đã duy trì tốt cần tiếp tục duy trì tốt hơn nữa, thường trực các kế hoạch, phương án sẵn sàng chiến đấu để bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Đại hội XIII của Đảng, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ.
Cùng với công tác đảm bảo ANTT, Bộ trưởng Tô Lâm cũng lưu ý các lực lượng cần quán triệt yêu cầu rất cao là phòng, chống dịch bệnh Covid-19; vừa đảm bảo hoạt động vừa tuân thủ yêu cầu chống dịch, không để Covid-19 ảnh hưởng đến Đại hội.
"Liều thuốc" rất kịp thời, giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai Dự thảo Báo cáo Chính trị lần này đặt ra "6 dám" là "liều thuốc" rất kịp thời, giúp cán bộ cởi bỏ tâm lý sợ sai của mình trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau 1,5 ngày thảo luận sôi nổi, Đại hội XIII của Đảng đã nghe 36 ý kiến tham luận của các cơ quan, bộ ngành và địa...