Nhận sổ tiết kiệm 50 triệu, công nhân cụt tay nói sẽ để dành đến khi về hưu
Cầm cuốn sổ tiết kiệm 50 triệu đồng trên tay, ông Trần Văn Minh xúc động cho hay sẽ giữ đến khi về hưu để làm vốn nuôi bò kiếm thêm thu nhập nuôi mẹ…
Chiều 12-11, Liên đoàn Lao động TP.HCM trao sổ tiết kiệm dài hạn cho bảy công nhân bị tai nạn lao động thương tật trên 51% có hoàn cảnh khó khăn. Sổ tiết kiệm có giá trị 50 triệu đồng, gửi tại Tổ chức Tài chính vi mô CEP trực thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM.
Sẽ làm vốn sau khi về hưu
Ông Trần Văn Minh (58 tuổi, huyện Bình Chánh) là một trong bảy công nhân được nhận sổ tiết kiệm 50 triệu đồng.
Tại buổi trao sổ tiết kiệm, ông nhớ về ngày không may gặp tai nạn lao động: “Lúc đó là thời gian tăng ca, tay tôi bị vướng, cuốn vào máy. May mắn có đồng nghiệp chạy tới ngừng máy lại, nhưng tay cũng đã nát bét rồi. Công ty đưa tôi đến trung tâm chỉnh hình, phải cưa tay. May mắn, tôi lành nhanh, sau 6 tháng đã ổn”.
Ông Minh cho biết hiện đang sống cùng mẹ hơn 80 tuổi và cháu trai đang học lớp ba. Cầm cuốn sổ tiết kiệm 50 triệu đồng trên tay, ông Trần Văn Minh xúc động nói: “Tôi sẽ không dùng bậy bạ. Sau khi về hưu, tôi sẽ xin rút tiền làm vốn nuôi bò kiếm thêm thu nhập để nuôi mẹ già và cháu ăn học”.
Ông Trần Văn Minh vui mừng khi nhận được sổ tiết kiệm dài hạn. Ảnh: KHÁNH CHI
Giống như ông Minh, ông Lữ Minh Trung (50 tuổi, quận 8) cũng là lao động chính trong gia đình. Ông Trung không may gặp tai nạn lao động vào năm 2004, phải mổ chân 9 lần. Sau đó, chân của ông bị hoại tử, phải cắt từ phần đùi bên phải. Dẫu thương tật, ông luôn nỗ lực trong công việc bởi động lực và niềm vui với ông chính là hai người con.
Khi thay mặt những công nhân được nhận sổ tiết kiệm để phát biểu, ông nói: “Sự tiếp sức, chăm sóc của Liên đoàn Lao động quận 8 trong 17 năm qua, cộng thêm sự nỗ lực của mình, tôi sẽ cố gắng trau dồi thêm để hoàn thành tốt việc của công ty. Thay mặt cho 7 anh chị em, tôi xin cảm ơn Liên đoàn Lao động TP.HCM đã luôn đồng hành cùng công nhân lao động”.
Video đang HOT
Ngoài sổ tiết kiệm, công nhân còn nhận được 1 triệu đồng/năm trong 5 năm của Tổ chức Tài chính vi mô CEP và một phần quà của Liên đoàn Lao động TP.HCM. Ảnh: KHÁNH CHI
Khắc phục khiếm khuyết để hoàn thành tốt công việc
Dù tai nạn không may khiến cơ thể gặp nhiều trở ngại khi lao động, nhưng tất cả công nhân đều cố gắng hoàn thành tốt công việc. Sau tai nạn, ông Trần Văn Minh được công ty phân công làm những công việc nhẹ như xếp, chuyền vải. Mất nửa cánh tay, ông Minh luôn cố gắng tập luyện và giữ tinh thần lạc quan. Nhờ đó, ông đã khắc phục khiếm khuyết của bản thân để hoàn thành tốt công việc.
“Tay cụt nhưng làm được nhiều việc lắm, từ cắt đồ đến bưng thùng nước, chỉ không nắm được thôi. Tôi chịu khó, sai gì cũng làm nên công ty thương lắm” – ông Minh cười. Công ty còn hứa sau khi về hưu, nếu ông còn đủ sức khỏe và muốn tiếp tục công việc, công ty sẽ hỗ trợ để ông tiếp tục làm việc, nhận lương thời vụ.
Ông Nguyễn Thành Đô ( Trưởng ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động TP.HCM) hỏi thăm công nhân gặp tai nạn lao động. Ảnh: KHÁNH CHI
Sau tai nạn, chị Trần Thị Tuyết Hạnh (38 tuổi, huyện Nhà Bè) cũng được công ty và Liên đoàn lao động huyện hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để tiếp tục công việc. Sáu năm trước, chị gặp tai nạn giao thông, bị chấn thương sọ não. Thời điểm đó, chị vừa lập gia đình hơn 1 năm. Chồng trở thành đôi chân, đưa chị đi trị liệu. Hai người không có con vì muốn giành toàn thời gian để chăm lo cho sức khỏe của chị Hạnh.
Anh Trịnh Thiện Trung (Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Nhà Bè) là người đồng hành với gia đình chị Hạnh cho biết:”Chị Hạnh làm một trong những hoàn cảnh rất đáng thương. Lưng của chị nếu buông đai ra là không ngồi nổi. Nhưng chị chăm chỉ và luôn cố gắng trong công việc nên luôn được công ty hỗ trợ, đồng nghiệp yêu quý. Hi vọng số tiền này sẽ giúp đỡ một phần tiền điều trị cho vợ chồng anh chị”.
Sổ tiết kiệm có giá trị 50 triệu đồng, gửi tại Tổ chức Tài chính vi mô CEP trực thuộc Liên đoàn Lao động TP.HCM. Sổ có kỳ hạn một năm, thời hạn mở sổ là 5 năm, nhận lãi hằng quý.
Mỗi quý, Trung tâm Công đoàn Xã hội Liên đoàn Lao động TP sẽ đưa tiền tiền lãi đến tận nhà các công nhân không có tài khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, tổ chức tài chính vi mô CEP sẽ hỗ trợ thêm mỗi công nhân 1 triệu đồng/năm để khám sức khỏe định kỳ trong 5 năm.
Ông Nguyễn Thành Đô (Trưởng ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động TP.HCM) cũng cho biết: “Với những trường hợp quá khó khăn, phải cần đến số tiền trước thời hạn mở sổ, Liên đoàn lao động quận/huyện sẽ xác nhận trường hợp khó khăn để Liên đoàn Lao động TP yêu cầu Quỹ vi mô CEP rút số tiền đó để các anh chị trang trải cho cuộc sống”.
Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong "đột phá" về cơ chế, chính sách
Đa số ý kiến nhất trí cần ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong quá trình thu hút nguồn lực đầu tư, tăng tính "đột phá" về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, tạo sự lan tỏa vùng, miền.
Sáng 16/9, tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.
Đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới
Trình bày dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 58), trong đó đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước.
Dự thảo Nghị quyết tập trung thể chế hóa các quan điểm như phù hợp với Nghị quyết số 58; quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với quy định của pháp luật hiện hành hoặc chưa quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND; các cơ chế, chính sách đặc thù phải bảo đảm tính tương đồng với các chính sách của một số thành phố lớn khác trong cả nước.
Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh.
Tỉnh Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp.
Bên cạnh đó, hằng năm ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: TL.
Cơ chế đặc thù phải gắn với đề cao tính tự lực, tự cường
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu rõ, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong quá trình thu hút nguồn lực đầu tư, tăng tính "đột phá" về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, tạo sự lan tỏa vùng, miền.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng lưu ý, cơ chế đặc thù phải gắn với đề cao tính tự lực, tự cường, chủ động, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, làm tiền đề để giải phóng mọi nguồn lực cho phát triển; quyền hạn phải đi đôi với trách nhiệm cụ thể, nhất là trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong quản lý, sử dụng nguồn lực từ cơ chế đặc thù.
Một số ý kiến trong Ủy ban cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn, lượng hóa tác động của chính sách để thấy rõ nguồn lực cụ thể được bổ sung có mục tiêu cho Khu kinh tế Nghi Sơn, cũng như số giảm thu của ngân sách Trung ương từ chính sách này.
Về mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Nghị quyết nhằm tạo căn cứ, dư địa để tỉnh Thanh Hóa có thể huy động tối đa nguồn lực, thúc đẩy đột phá trong phát triển; đồng thời đề nghị việc huy động vốn vay phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với khả năng trả nợ của ngân sách địa phương, khả năng huy động trong bối cảnh hiện nay, khả năng hấp thụ của địa phương...
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, để tăng nguồn lực phát triển tỉnh Thanh Hóa, đạt được mục tiêu như Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội cho phép tỉnh Thanh Hóa mức dư nợ được vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp, tăng lên 20% so với các thành phố đã cho phép. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hàng năm cụ thể do Quốc hội quy định. Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao... để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Liên quan đến vấn đề cho phép thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trước khi ban hành cần đánh giá tác động đảm bảo hiệu quả, không gây ra những phản ứng tiêu cực; cân nhắc thêm việc tăng giảm phí phù hợp với thực tiễn và tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Về việc HĐND tỉnh Thanh Hóa được thiết kế chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, Phó Chủ tịch Quốc Nguyễn Đức Hải hội nhấn mạnh phải theo trình tự do Thủ tướng Chính phủ quy định ủy quyền để kiểm soát nguyên tắc, điều kiện cần thiết khi chuyển đổi mang lại hiệu quả thiết thực, không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định đời sống nông dân....
Về hiệu lực thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất áp dụng từ 1/1/2022 và thực hiện trong 5 năm; giao Ủy ban Tài chính Ngân sách chủ trì, phối hợp các cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến, báo cáo Chính phủ để hoàn chỉnh hồ sơ Nghị quyết, trình Quốc hội xem xét quyết định tại Kỳ họp thứ 2.
Thí điểm 8 cơ chế, chính sách đặc thù cho Thanh Hóa Sáng 16/9, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại...