Nhãn sang châu Âu đòi hỏi quy trình sản xuất nghiêm ngặt
Vụ nhãn năm 2021, các hội viên Hợp tác xã Cây ăn quả Quyết Thắng, xã Tân Hưng, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên rất phấn khởi vì lần đầu tiên quả nhãn tươi đặc sản của địa phương được đưa sang thị trường châu Âu, EU và Vương quốc Anh.
Để có được thành quả đó, các nhà vườn đã đáp ứng được quy trình sản xuất theo quy chuẩn VietGAP.
Nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Đinh Tuấn/TTXVN
Cuối tháng 7 vừa qua, Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa (Hải Dương) đã thu mua nhãn quả tươi của Hợp tác xã Cây ăn quả Quyết Thắng để xuất khẩu đi thị trường châu Âu, EU và Vương quốc Anh. Theo đại diện của doanh nghiệp, lô hàng đầu tiên đã xuất khẩu thành công, chất lượng nhãn quả tươi khá tốt, thơm ngon, được khách hàng ưng ý.
Ông Trần Văn Mý, Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả Quyết Thắng cho hay, để đủ điều kiện xuất khẩu nhãn sang thị trường “khó tính” này, hợp tác xã đã thực hiện quy trình sản xuất nghiệm ngặt. Ngay từ đầu vụ, hợp tác xã quán triệt các hội viên tham gia vùng sản xuất theo quy chuẩn VietGAP; đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm soát toàn bộ quy trình từ khâu chăm bón, cắt tỉa cành để tạo nên sản phẩm tốt, an toàn.
“Khi nhãn cho thu hoạch, Hợp tác xã cây ăn quả Quyết Thắng đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Hưng Yên lấy mẫu và kiểm nghiệm sản phẩm, kết quả đã đạt được đủ các tiêu chuẩn của nước ngoài”, ông Mý khẳng định.
Vụ nhãn năm 2021, Hợp tác xã cây ăn quả Quyết Thắng có 30 ha nhãn trồng theo tiêu chuẩn VietGAP với 17 thành viên. Toàn bộ diện tích trồng nhãn của hợp tác xã đã được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu, được giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất.
Video đang HOT
Các hội viên trong hợp tác xã đều phấn khởi khi biết quả nhãn mình trồng sẽ được đưa sang châu Âu. Do đó, các hội viên đều chăm sóc vườn nhãn rất cẩn thận; ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất VietGAP để quả nhãn khi thu hoạch đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ông Trần Văn Thuỵ, một thành viên của hợp tác xã hồ hởi cho biết, khi nhận được thông tin nhãn của hợp tác xã được xuất khẩu sang châu Âu, gia đình rất phấn khởi. Trước khi nhãn cho thu hoạch, gia đình chăm sóc cẩn thận, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn theo quy định.
Ông Thuỵ cũng cho biết thêm, cây nhãn được chăm từ sau vụ thu hoạch trước, cắt tỉa gọn gàng, bón phân để cây bền khỏe, bảo đảm dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi quả. Quá trình chăm sóc nhãn, gia đình sử dụng loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định và đều được ghi chép lại cẩn thận.
Ông Trần Ngọc Hoa ở thôn Quyết Thắng, xã Tân Hưng cũng chia sẻ, nhãn thu mua tại vườn để phục vụ xuất khẩu có giá khoảng 25 – 30 nghìn đồng/kg. Mức giá này so với giá bán tại thị trường trong nước không chênh lệch nhiều, nhưng đây là niềm vui, niềm tự hào của người trồng nhãn. Từ đây, quả nhãn đặc sản của quê hương Hưng Yên sẽ được nhiều người trên thế giới biết đến.
Bên cạnh đó, ông Trần Ngọc Hoa cũng tự hào bày tỏ, việc quả nhãn được xuất khẩu sang các thị trường lớn như châu Âu cũng tạo động lực cho bà con trồng nhãn; giúp bà con thấy được giá trị của quả nhãn để thay đổi cách trồng, chăm bón, sản xuất nhãn đạt chuẩn xuất khẩu. Từ đó, nâng cao giá trị của quả nhãn đặc sản địa phương.
Ông Vũ Ngọc Cảnh, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp hữu cơ Fusa cho biết, vụ nhãn năm nay, công ty có kế hoạch thu mua khoảng 60 tấn nhãn tại thành phố Hưng Yên và huyện Khoái Châu để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, EU, Vương quốc Anh.
Riêng tại Hợp tác xã Cây ăn quả Quyết Thắng, ông Trần Văn Mý cho biết, đơn vị sẽ cung cấp khoảng 30 tấn nhãn tươi. Trong lô hàng đầu tiên xuất đi cuối tháng 7 vừa qua, hợp tác xã đã thu hoạch gần 2 tấn nhãn, chọn lọc cẩn thận để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Quả nhãn sau khi thu hoạch được chọn lựa, sơ chế, chiếu xạ, khử khuẩn, đóng thành hộp có khối lượng 500g hoặc 1kg. Giá nhãn Hưng Yên được bán tại siêu thị ở châu Âu, EU và Vương quốc Anh dao động từ 12 – 18 Euro/kg, tương đương từ 326 – 490 nghìn đồng/kg.
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đạt được kỳ vọng
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua Chính phủ ban hành hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy và khuyến khích cơ giới hóa nông nghiệp.
Ảnh minh họa
Đến nay, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện thì mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, nhiều loại máy móc, thiết bị công nghệ được sử dụng trong nông nghiệp; nhiều khâu sản xuất có mức độ cơ giới hóa cao, nhất là sản xuất lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng khâu làm đất đạt gần 100%, thu hoạch gần 90%.
Cơ giới hóa nông nghiệp đã giải quyết được khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ khẩn trương góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của một số nông sản góp phần tạo các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Các chính sách của Nhà nước cũng đã thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất, hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn như: Hình thành nhiều mô hình liên kết doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân sản xuất trên cánh đồng lớn với các dịch vụ cơ giới hóa cho các khâu làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sấy khô, cho thuê kho bảo quản với những ưu đãi nhất định.
Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực tế cơ giới hóa nông nghiệp vẫn chưa đạt được kỳ vọng mong muốn. Chúng ta vẫn chưa có chiến lược định hướng phát triển ổn định lâu dài, làm căn cứ để xây dựng các cơ chế, chính sách đồng bộ, hoạch định kế hoạch phát triển cơ giới hóa nông nghiệp; chưa có các quy định cụ thể về các tiêu chí đánh giá mức độ cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp; các chỉ số đánh giá hoạt động cơ giới hóa nông nghiệp.
Trong khi trình độ trang bị máy động lực của chúng ta còn lạc hậu thể hiện hầu hết các máy làm đất công suất nhỏ, chỉ thích hợp với quy mô hộ và diện tích đất manh mún (máy nhỏ chiếm trên 60%). Cơ khí trong nước chưa đáp ứng nhu cầu máy, thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp về chủng loại, số lượng cũng như chất lượng máy (mới đạt khoảng 33% nhu cầu sản phẩm cơ khí); máy kéo, máy gặt lúa chủ yếu của KUBOTA; YANMAR Nhật Bản; Hàn Quốc; Trung Quốc; máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy gieo hạt, máy cắt cỏ chủ yếu của Honda Nhật Bản.
Nguyên nhân chính ở đây là do quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún trong một nền nông nghiệp mà các hộ nông dân vẫn là chủ thể sản xuất chính. Trong đó, ruộng đất canh tác của mỗi hộ lại chia thành nhiều thửa ruộng với độ phân tán nhất định, rất khó để thực hiện cơ giới hóa có hiệu quả.
Bên cạnh đó, lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước còn cao, hiện nay là 8,55%/năm, không có sự chênh lệch nhiều so với lãi suất cho vay thương mại nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư các dự án dây chuyền máy móc, thiết bị chế biến nông sản và các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, không chỉ quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, mà sự khác biệt trong quy trình, tập quán, quy mô sản xuất, yêu cầu nông sinh học của các cây trồng khác nhau, ở vùng miền khác nhau cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, đặt ra những yêu cầu đa dạng rất phức tạp đối với hệ thống máy và thiết bị nông nghiệp. Cùng với đó, khả năng đầu tư của chủ thể sản xuất cho cơ giới hóa nông nghiệp còn hạn chế, thu nhập của nông dân còn thấp, thiếu vốn để đầu tư máy móc, thiết bị nông nghiệp.
Thực tế cho thấy máy, thiết bị dùng trong nông nghiệp là những tài sản có vốn đầu tư ban đầu lớn so với các loại vật tư đầu vào khác như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, rất ít hộ nông dân có khả năng hoặc mạnh dạn mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ nông nghiệp bằng vốn tự có. Điều này khiến năng suất lao động nông nghiệp thấp, chỉ bằng 38,1% năng suất lao động chung của nền kinh tế.
Để giải quyết tình trạng trên, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định về khuyến khích phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn hiện nay với mong muốn giải quyết triệt để những tồn tại, vướng mắc mà người nông dân cũng như các doanh nghiệp về nông nghiệp đang gặp phải.
Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất lúa theo chuỗi Những ngày đầu tháng 5, hơn 500 hộ dân xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với 2 doanh nghiệp là Tập đoàn Giống Thái Bình (Thaibinh Seed) và Công ty CP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) đang chuẩn bị thu hoạch lúa đông xuân 2020-2021. Vụ này, niềm vui của...