Nhan sắc Việt: Nỗi khao khát vương miện quốc tế giữa cơn… hỗn mang danh hiệu cấp quốc gia
Sau rất nhiều năm cử đại diện Việt Nam “mang chuông đi đánh xứ người” tại nhiều đấu trường nhan sắc quốc tế, thành tích mang về chỉ gói gọn đếm trên đầu ngón tay với những thành tích an ủi. Câu hỏi đặt ra là qua từng ấy năm vậy nhan sắc Việt đang ở đâu so với sự kỳ vọng của khán giả nước nhà?
So với các quốc gia đang phát triển trong khu vực, Việt Nam là một trong những nước “đàn anh-đàn chị” miệt mài trên hành trình chinh phục ngôi vị mang tên nhan sắc tầm cỡ quốc tế. Không thể phủ nhận sự chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo đã mang lại những tín hiệu đáng mừng có thể kể đến như: Lan Khuê – Top 11 Hoa hậu Thế Giới 2015, Huyền My – Top 10 Hoa hậu Hòa Bình Thế Giới 2017, Thúy Vân – Á hậu 3 Hoa hậu Quốc Tế 2015…
Đội hình chinh chiến của nhan sắc Việt 2018 hứa hẹn sẽ giải tỏa cơn khát vương miện sau nhiều năm xếp hàng vỗ tay cho nước bạn.
Nửa cuối năm 2018 là dịp “vào mùa” của người đẹp Việt tham dự đấu trường nhan sắc. Và các chiến binh của Việt Nam cũng đã được “réo” tên vào danh sách tại Big 6. Nhưng một thực tế đang xảy ra, dù vương miện hay danh hiệu của những cuộc thi nhan sắc quốc tế đang trở thành nỗi khát khao của không ít người đẹp, nhan sắc Việt vẫn đang loay hoay vượt tầm “ao làng”. Vậy rốt cuộc, Việt Nam thiếu gì để công phá bảng xếp hạng nhan sắc tầm cỡ quốc tế?
“Câu chuyện” mà Việt Nam mang tới quốc tế đã đủ truyền cảm hứng hay chưa?
Thực tế, không có con đường nào quảng bá nền văn hóa ra bạn bè quốc tế nhanh nhất bằng cuộc thi nhan sắc. Nhưng có lẽ, Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ ở vùng luẩn quẩn này. Còn nhớ năm Phạm Hương đi thi Hoa hậu Hoàn vũ 2015, cơn bão truyền thông quốc tế phủ sóng tên Phạm Hương khiến fan trở tay không kịp tự hào, tên của cô liên tục “chui” vào các bảng phong thần xếp hạng thậm chí rất nhiều chuyên gia đặt cược và dự đoán Việt Nam sẽ cán đích ở Top 3, Top 5. Phạm Hương đi thi với tinh thần của một “con ngựa chiến” và sự chuẩn bị chỉn chu trên mọi mặt trận. Danh hiệu nóng hừng hực, nhan sắc rực rỡ, bản lĩnh sân khấu và sức hút truyền thông của mình.
Nhưng điều Phạm Hương vẫn chưa kịp làm đó là “câu chuyện” của cô gái 24 tuổi mang đến Miss Universe – với tiêu chí cuộc thi là nhan sắc mang câu chuyện truyền cảm hứng cho cộng đồng, là gì? Còn nhớ đêm chung kết, trong phần giới thiệu được MC đọc khi thí sinh trình diễn trang phục dạ hội, khán giả quốc tế không mấy mặn mà về “lí lịch” của đại diện Việt Nam khi dịch ra có nghĩa là: “Tên tôi là… sở thích của tôi là ca hát… nick name của tôi là Cat”. Trong khi đó, đại diện Nam Phi “ăn điểm” với phần lí lịch giật tanh tách của mình: “Tôi đến từ Nam Phi, tôi đang tự tổ chức một tổ chức về nhân quyền”, hoặc hoa hậu Úc: “Tôi lưu vong sang Đan Mạch 1 năm sau đó quay trở về và giành vương miện tại quê hương mình”. Tuy nhiên, điều đó không nói lên tất cả quá trình dài nhưng xét ở một góc độ nào đó trong những giây phút quyết định ngắn ngủi, ít nhiều góp phần làm nên chuyện tại đấu trường sắc đẹp mang tên Hoàn Vũ (tại Miss Universe 2015 – Úc lot Top 5 và Nam Phi góp mặt trong top 15).
Phải chăng “câu chuyện” mà Phạm Hương, Loan Nguyễn, Huyền My mang đến bạn bè quốc tế chưa đủ sức nặng để lan tỏa với tiêu chí vẻ đẹp hoa hậu truyền cảm hứng
Điều này vô tình khiến Lệ Hằng, Nguyễn Thị Loan… hay Huyền My tại Miss Grand International 2017 “đạp lên vết xe đổ” của đàn chị đi trước. Vì với đấu trường Hoa hậu Hòa bình bám sát tiêu chí cuộc thi cộng lợi thế sân nhà khán giả vẫn muốn nhìn thấy ở Huyền My lột tả được chiều sâu cuộc sống con người với nghị lực vươn lên ở quốc gia đầy đau thương, chiến tranh và mất mát như Việt Nam.
Tại sao, các nước bạn vẫn thành công trên đấu trường quốc tế khi họ không có nền văn hóa đặc sắc như chúng ta, bời vì họ biết cách giới thiệu văn hóa nước mình, họ biết cách mang câu chuyện của quê hương đất nước mình tới bạn bè thế giới. Có lẽ, hành trang các Hoa hậu Việt còn đang thiếu hụt đó chính là kiến thức, lịch sử văn hóa của chính đất nước nơi mình sinh ra.
Thời gian chuẩn bị bao lâu thì đủ?
Đa số các quốc gia trên thế giới đều rất tập trung cho việc dành thời gian để các người đẹp rèn luyện, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thi đấu quốc tế. Vì cuộc thi hoa hậu thường diễn ra vào cuối năm nên nhiều quốc gia tổ chức thi cử ngay từ đầu năm, hay lấy hoa hậu từ năm trước đi thi để đại diện của họ có thời gian dài chuẩn bị. Đó là cách làm việc rất chuyên nghiệp, giúp cho các cô gái của họ đủ hành trang và bản lĩnh để tỏa sáng. Thậm chí ở Venezuela hay Philippines các cô gái mang trong mình giấc mơ hoa hậu phải được huấn luyện, đào tạo kĩ năng từ rất bé để khi chín muồi đi đâu cũng nhìn thấy “một trời thần thái”.
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền thậm chí đã sử dụng lại chiếc váy cô từng mang tại Hoa hậu Việt Nam 2004 cho đêm chung kết Miss World 2004 vì thời gian chuẩn bị quá gấp rút.
Ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, khi cuộc thi sắp diễn ra thì vắt chân lên cổ trong việc chọn người đẹp. Từ một cô gái chưa từng đi trên đôi giày cao gót, tham gia cuộc thi mang cấp quốc gia và lên đường chinh chiến. Thậm chí, Nguyễn Thị Huyền vì quá gấp gáp nên phải sử dụng lại chiếc đầm dạ hội cũ tại Hoa hậu Việt Nam 2004 để mặc trong đêm thi Miss World cùng năm đó, Mai Phương Thúy phải “ làm đẹp” lại hàm răng của mình để phù hợp với chuẩn quốc tế, Hoàng My còn nhanh tay nhuộm lại da của mình cho phù hơp với gu của Miss Universe… Mới đây nhất, á hậu 2 Hoa hậu Việt Nam 2018 chỉ có hơn 2 tuần để chuẩn bị mọi thứ khi đến với Miss Grand International 2018.
Á hậu Bùi Phương Nga chỉ có vẻn vẹn đúng hơn 2 tuần để chuẩn bị cho cuộc chinh chiến tại Miss Grand International 2018.
Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 2-3 tháng thậm chí là 2 – 3 tuần thì hành trạng và kỹ năng của các người đẹp chỉ dừng lại ở mức bình thường. Đó là chưa kể đến việc phải chuẩn bị trang phục dạ hội, trang phục truyền thống, clip giới thiệu bản thân, và đặc biệt là dự án Nhân ái nếu đến với Miss World.
Video đang HOT
Người đẹp dự thi với danh hiệu không “chuẩn” hậu
Hầu hết các người đẹp của Việt Nam tham dự Hoa hậu mang tầm cỡ quốc tế không được “danh chính ngôn thuận”. Tức là vấn đề danh hiệu của người đẹp còn chưa thực sự phù hợp với cuộc thi lớn, luôn đòi hỏi các thí sinh phải là hoa hậu quốc gia, điều này hoàn toàn mất điểm trước khi xuất ngoại.
Còn nhớ, Phạm Thu Hằng dự thi Hoa hậu Hoàn vũ 2005 trong khi cô chỉ đoạt danh hiệu Hoa khôi Hà Nội… Năm 2013, Lại Hương Thảo đến với đấu trường Miss World với danh hiệu Hoa khôi Thể Thao. Trong khi đó Á hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Dương Trương Thiên Lý lại được cử đi thi Hoa hậu Thế giới – đối thủ số một của Hoa hậu Hoàn vũ. Nguyễn Thị Loan – người đẹp duy nhất của Việt Nam tham gia cả 3 cuộc thi nhan sắc lớn nhất hành tinh nhưng cô đến với danh hiệu cũ rích là Á hậu 2 Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013.
Mới đây nhất, đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Siêu quốc gia là Siêu mẫu Minh Tú – cô chưa từng tham gia một cuộc thi sắc đẹp hoa hậu, hoa khôi nào trong nước.
Trong tổng số 11 người đẹp Việt dự thi HHHV chỉ có Thùy Lâm, Phạm Hương, H’en Nie là “danh chính ngôn thuận” bởi họ đăng quang HH Hoàn vũ Việt Nam. Ngược lại, rất nhiều nước như Philippines, Trung Quốc, Venezuela… mỗi năm đều tổ chức một cuộc thi sắc đẹp để tìm mỹ nhân đúng tiêu chí dự thi. Rõ ràng việc cử một hoa hậu cấp quốc gia, cao hơn nữa là danh hiệu “đúng chuẩn” đi thi sẽ khiến hồ sơ của người đẹp hợp lý và ấn tượng hơn rất nhiều.
Tương tự, đến năm 2018 Việt Nam đã có 15 người đẹp dự thi “Hoa hậu Quốc tế”. Nhưng chỉ có Thúy Vân, Phương Linh (á khôi Hoa Khôi Áo dài), Thùy Dung (Á hậu Hoa hậu Việt Nam) là bước ra từ cuộc thi “uy tín” cấp quốc gia là Hoa hậu Việt Nam, Hoa khôi áo dài. Còn lại Lô Hương Trâm (Nữ hoàng Trang sức 2013), Đặng Thu Thảo (Hoa hậu Đại Dương), Trần Thị Quỳnh (Hoa hậu Thể Thao 2017)…Năm 2018, người đẹp Thùy Tiên sẽ đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Quốc tế với danh hiệu Người đẹp Nhân ái – trước đó Thùy Tiên cũng giành danh hiệu á hậu 2 Hoa khôi Nam Bộ 2017.
Tiếng Anh – vấn đề muôn đời của người đẹp Việt
Xét trên thực tế, việc một người đẹp đi thi quốc tế điều kiện cần và đủ là phải biết giao tiếp Tiếng Anh. Thứ nhất là để giao lưu với các thí sinh trong các hoạt động bên lề, thứ 2 là áp dụng nó cho phần thi hùng biện và đối đáp cũng như ứng xử trực tiếp với ban giám khảo. Ngoại trừ Thiên Lý, Mai Phương Thúy, Thúy Vân, Đỗ Mỹ Linh… khiến khán giả nở mày nở mặt thì hầu hết tiếng Anh đang là trở ngại cực kì lớn khiến Việt Nam trắng tay và xếp hàng vỗ tay nhìn nước bạn “on top”.
Với vốn Tiếng Anh bập bẹ câu được câu mất, Lại Hương Thảo từng khiến mọi người hoang mang về khả năng phát âm tiếng Anh dở tệ tại Miss World 2013.
Từng được chọn mặt gửi vàng 2 lần chinh chiến tại Miss World, Miss Universenhưng Hoàng My vẫn chưa giữ vững được phong độ trước ống kính, Lại Hương Thảo phải ngập ngừng, dừng lại đến hàng chục lần. Không những thế, cô còn phát âm và sử dụng sai ngữ pháp. Với giọng điệu run rẩy, đại diện Việt Nam tại Miss World 2013 khiến người nghe cảm thấy ái ngại vì không hiểu cô đang muốn diễn đạt điều gì. Hay á hậu Lệ Hằng khi được hỏi về cảm nhận của mình phía sau cánh gà bằng tiếng Anh thì cô nghe chưa rõ câu hỏi. Rất hồn nhiên, đại diện Việt Nam còn vấn ngược lại phóng viên bằng tiếng Việt: “Cái gì?”. Thấy mỹ nhân Việt không hiểu vấn đề, phóng viên tiếp tục hỏi bằng ngôn ngữ quốc tế: “Bạn ổn chứ?”. Sau đó, Lệ Hằng tiếp tục vô tư đáp bằng tiếng Việt: “Tôi rất là Ok, và tôi mong muốn bước lên sân khấu ngay bây giờ để trình diễn”.
Câu chuyện về lò đào tạo – bài toán định vị lại nhan sắc
Dù chúng ta đã một phần cải thiện được những vấn đề trước đây về nhan sắc, hình thể để các đại diện Việt Nam không bị lọt thỏm giữa rừng nhan sắc đến từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng đến giờ phút này, trở ngại lớn nhất của các người đẹp nước ta khi chuẩn bị đi thi các cuộc thi nhan sắc quốc tế vẫn chính là rào cản kỹ năng, phong thái ứng xử trước công chúng, những yếu tố này phải đào tạo lâu dài mới có được. Hơn nữa, chuẩn nhan sắc của chúng ta đối với thế giới vẫn còn có những khác biệt nhất định. Việc đó đòi hỏi trong tương lai gần, Việt Nam sẽ hoàn thiện lò đào tạo Hoa hậu mà nơi đó chắp cánh ước mơ cho những mầm xanh với ước mơ chinh phục hoa hậu.
Sau nhiều năm loay hoay trong việc “định vị” nhan sắc Việt trên bản đồ sắc đẹp thế giới. Sự ra đời của Trung tâm đào tạo Hoa hậu Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra con đường đào tạo bài bản và chuyên nghiệp để nhan sắc Việt được nâng tầm quốc tế.
Vẫn biết mọi sự so sánh là khập khiễng, nhưng cũng thật dễ hiểu nếu những đơn vị nắm giữ bản quyền cử người đẹp Việt Nam vẫn giữ cung cách tuyển chọn “ăn xổi, ở thì”, “nước đến chân mới nhảy” cộng thêm những hệ lụy có liên quan như thế này thì những đại diện của chúng ta sẽ còn phải “giao lưu, học hỏi” dài dài.
Theo Saostar
Ai là đệ nhất mỹ nhân Việt khi "môi thâm"?
Cùng tô son màu thâm trên môi, bạn thấy sao nữ nào đẹp nhất?
Son màu thâm không phải là màu thịnh hành và ưa chuộng của nhiều sao nữ. Tuy nhiên, khi cần tạo điểm nhấn đặc biệt là thể hiện sự bí ẩn, cá tính, nhiều sao nữ lại chọn màu son thâm phối hợp khéo léo với trang phục, make up tạo nên một vẻ đẹp tổng thể hoàn chỉnh.
Nhắc đến môi thâm không thể không nhắc đến Lan Khuê, có thể nói màu son này là màu son yêu thích của cô nàng
Minh Tú cũng thỉnh thoảng chọn môi thâm, tuy nhiên trông Minh Tú đẹp xuất thần với kiểu tóc, trang phục và màu son này
Angela Phương Trinh cá tính nổi bật với làn môi thâm và tóc tím khác lạ
Hồ Ngọc Hà khéo léo trang điểm với màu son thâm
Hồng Nhung đẹp, sang trọng và quý phái
Hoàng Thùy cũng hay chọn màu son thâm khi đi chụp ảnh
Thái Trinh nhìn khá già dặn
Phí Phương Anh quá xuất sắc trong việc phối màu son thâm với bộ trang phục này
Chi Pu đầy bí ẩn
Võ Hoàng Yến
Yến Trang
Châu Bùi
Bảo Thy
Tâm Tít
Phạm Hương
Thanh Hằng
Mai Ngô
Hạ Vi
Bảo Anh
K.Đ
Theo Trí Thức Trẻ
Trương Quỳnh Anh, Mai Phương Thúy vì sao che mặt? Minh Tú khoe bộ sưu tập nội y Sao Việt ngày 3/8 thế nào, cùng điểm qua những hình ảnh nổi bật của sau nhé! Hồ Ngọc Hà cực ngầu với thần thái sang chảnh, đồ hiệu đắt tiền. Sau những hình ảnh "bánh bèo", Quỳnh Anh Shyn bỗng trở nên nam tính khi khoác lên mình bộ trang phục thể thao năng động "đua không nào". Minh Tú chơi trội...