Nhân rộng mô hình xử lý rơm rạ hữu ích
Trong những ngày giữa tháng 6, nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội, hễ chiều đến là lại ngộp trong khói từ việc đốt rơm, rạ. Đây là tình trạng phổ biến đã diễn ra từ nhiều năm nay, đang được các cấp chính quyền của thành phố quan tâm, xử lý. Nhiều mô hình xử lý rơm rạ, bảo vệ môi trường đang được quan tâm, mở rộng.
Hiểm họa từ tập quán cũ
Những ngày qua nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội liên tục bị bao phủ bởi khói bụi tỏa ra từ việc đốt đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa. Đốt rơm rạ vốn đã trở thành thói quen từ lâu của nông dân. Vì không có nhu cầu sử dụng rơm rạ nên họ đốt để lấy tro bón cho đồng ruộng vào mùa tiếp theo. Theo những người dân, việc đốt rơm rạ mang lại cho họ nhiều tiện lợi như không tốn công xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch, tiêu diệt được mầm mống dịch hại… nên những tính toán ấy đã trở thành thói quen cố hữu.
Nhiều nơi, người dân đã xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học
Theo số liệu thống kê của Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, trên địa bàn Thành phố phát sinh trên 1 triệu tấn rơm, rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, có trên 37% được người dân đốt bỏ ngay tại ruộng. Các chuyên gia cũng cảnh báo, đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn.
Đây là loại ô nhiễm rất đáng lo ngại. Trong khói đốt rơm, rạ có các hạt bụi nhỏ, bồ hóng muội than, khí CO, CO2, SO2, NO2… Khói rơm rạ có tính cay, làm chảy nước mắt, gây kích thích phản ứng ở họng, khiến người hít khói rơm rạ dễ bị ho, hắt hơi, buồn nôn, ngạt thở…
Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO (gọi là khí monoxide carbon). Đây là loại khí rất độc có thể gây chết người. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…
“Mùa hè tiết trời đã oi nồng lại thêm khói rơm rạ nhiều hôm phát ngộp thở. Cứ tầm chiều tối, mùi khói đốt rơm rạ như hun vào nhà tôi rất khó chịu. Đóng hết các cửa rồi mà khói vẫn len vào. Trẻ con trong khu có cháu còn ho sặc sụa. Chúng tôi cũng không biết phải làm sao để không phải chịu cảnh này nữa”, một người dân ở xã Liên Hà, huyện Đan Phượng cho hay.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc đốt nhiều rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn, đẩy nhiệt độ lên cao. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, đã có những nghiên cứu trên phạm vi thế giới về tác hại của việc đốt rơm rạ đến chất lượng không khí tại khu vực. Theo đó, chất lượng không khí nhiều nơi tại Hà Nội từ đầu tháng 6 liên tục ở ngưỡng xấu vào thời điểm chiều tối, ô nhiễm bụi mịn tăng cao, nguyên nhân được xác định do đốt rơm rạ sau thu hoạch ở các vùng ven Hà Nội.
Có thể thấy việc đốt rơm rạ tự phát không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn gây hiện tượng mù khói, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân. Khói sinh ra từ quá trình đốt ngoài trời còn gây ra mùi và ảnh hưởng đến tầm nhìn, đặc biệt trên các đoạn đường giao thông.
Trong những năm gần đây, các chuyên gia về môi trường cũng đã chỉ ra những giải pháp hay thay thế cho việc đốt rơm rạ. Song, dường như người nông dân vẫn không thể tiếp cận được những kết quả này và vẫn chưa ý thức được khói rơm rạ gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe như thế nào.
Cần nhân rộng các mô hình xử lý hay
Video đang HOT
Trước tác hại của việc đốt rơm rạ, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng đốt rơm rạ vào năm 2020. Được biết, để thực hiện mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ”, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề xuất xây dựng và thực hiện theo lộ trình. Trong năm 2017 triển khai mô hình “Cánh đồng không đốt rơm rạ” thí điểm tại một số địa phương; năm 2018 lan tỏa thành “Phường, xã không đốt rơm rạ”; năm 2019, sẽ tăng cấp độ lên “Quận, huyện không đốt rơm rạ” và đến 2020 sẽ là “Thành phố không đốt rơm rạ”.
Trong năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập huấn cho gần 1.000 nông dân, cán bộ phụ trách môi trường của 6 huyện về tác hại của việc đốt rơm rạ và các giải pháp hạn chế. Đồng thời hỗ trợ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học để ủ rơm rạ thành phân bón hữu cơ. Trong đó, Thành phố hỗ trợ 10% kinh phí; các quận, huyện, thị xã hỗ trợ 30% kinh phí để xử lý rơm rạ. Từ đó, góp phần hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Ngoài ra, một số huyện: Đông Anh, Ba Vì cũng đã phối hợp với doanh nghiệp thu mua rơm cho nông dân để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm…
Các chuyên gia môi trường cho rằng, tại Việt Nam, có thể sử dụng một số các giải pháp thay thế cho việc đốt rơm rạ rất hiệu quả như: Vùi rơm rạ vào đất; dùng làm thức ăn gia súc; sản xuất ethanol từ rơm rạ; trồng nấm rơm… Ngoài ra, một số đơn vị còn đề xuất nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; xây dựng cơ chế ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm rạ làm thức ăn gia súc, trồng nấm, viên đốt, phân bón vi sinh, thủ công mỹ nghệ…
Thực tế cho thấy, 3 năm gần đây, một số huyện ngoại thành Hà Nội cũng đã triển khai hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học. Được biết, trong vụ xuân năm 2019, huyện Đan Phượng đã triển khai mô hình xử lý rơm rạ tại 9 xã trên địa bàn huyện với diện tích 357ha lúa sau thu hoạch.
Không chỉ ở Đan Phượng, huyện Đông Anh cũng đã kết nối doanh nghiệp với các hộ nông dân trên địa bàn huyện trong việc thu mua rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, tiếp tục triển khai mô hình trồng nấm rơm và xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học. Cho đến nay, đã có rất nhiều hộ gia đình tại Đông Anh bắt đầu thực hiện trồng nấm rơm và đạt được nhiều kết quả tốt.
Thời gian gần đây, thành phố Hà Nội đang quyết liệt trong công tác xử lý rơm, rạ để tiến tới “Thành phố không đốt rơm, rạ trong năm 2020″. Nhưng điều quan trọng nhất để xóa bỏ việc đốt rơm rạ là ở chính bà con nông dân. Bản thân người nông dân cũng đã nhận thấy rõ ràng về tác hại của việc đốt rơm, rạ trong ngày mùa, song mọi việc có thể thay đổi được hay không thì còn phụ thuộc vào sự thay đổi về nhận thức, thói quen của chính họ. Do vậy, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, để mỗi người nhận thức rõ tác hại và chung tay hành động vì môi trường chung.
Trong tương lai, để tiến tới đẩy lùi việc đốt rơm rạ, rất cần sự chung tay của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và nông dân. Đặc biệt, các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn trong cảnh báo tác hại của đốt rơm rạ; có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua rơm; có chế tài xử lý đối với việc đốt rơm; các hộ dân cần chủ động xử lý rơm rạ làm phân bón ruộng… Khi rơm rạ trở thành sản phẩm hữu ích, việc đốt rơm rạ sẽ bị đẩy lùi.
K. Tiến
Theo LĐTĐ
Phẫn nộ loạt kẻ biến thái thủ dâm, khoe của quý nơi công cộng
Ngày 22/6, Công an phường Hàng Mã (Hà Nội) cho biết đang làm rõ việc một người đàn ông thủ dâm trên xe buýt. Trước đó, hàng loạt những kẻ bệnh hoạn, thủ dâm, khoe của quý nơi công cộng khiến dư luận phẫn nộ.
1. Thủ dâm trên xe buýt ở Hà Nội
Người đàn ông bị bắt ngay sau khi xuất tinh dịch vào nữ sinh bị bắt quả tang trên xe buýt.
Khoảng 12h30 ngày 21/6/2019, trên xe buýt tuyến 01 chạy hướng bến xe Yên Nghĩa - bến Gia Lâm, một người đàn ông đã tiến lại gần một nữ sinh THCS đang ngồi ở hàng ghế bên trái và lôi dương vật ra thủ dâm trên xe buýt. Sau đó, kẻ biến thái đã xuất tinh ra sàn và vào lưng nữ sinh, khiến cô gái sợ hãi, hét lên nhờ giúp đỡ. Ngay lập tức, tài xế đã cho dừng xe lại và gọi công an phường.
Tại cơ quan công an, người đàn ông khai tên là N.Đ.H (38 tuổi) cũng như thừa nhận hành vi bệnh hoạn.
2. Đối tượng lạ vạch quần "khủng bố" người dân KĐT Tân Tây Đô
Đối tượng lạ mặt vạch quần giữa KĐT Tân Tây Đô.
Tối 10/5/2019, trước hàng trăm cư dân đang tập thể dục vui chơi tại KĐT Tân Tây Đô (huyện Đan Phượng, Hà Nội), một người đàn ông xuất hiện và có hành động vạch quần "khoe của quý" mang đầy vẻ thách thức. Điều đáng nói, hành động này diễn ra ngay cả khi có lực lượng công an đang làm nhiệm vụ. Người đàn ông này chỉ chịu dừng hành động biến thái khi có một cán bộ công an trực tiếp yêu cầu rời đi.
3. Khoe của quý liên tiếp 3 ngày ở cửa hàng
Kẻ biến thái khoe "của quý" 3 ngày ở quầy hàng.
Tháng 8/2018, nhân lúc vắng khách ở cửa hàng trên đường Phạm Ngũ Lão phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), một người đàn ông khoảng 45 tuổi đã xuất hiện trước quầy khoe bộ phận sinh dục trong 3 ngày liên tiếp. Nhóm nhân viên cửa hàng sau đó đã quay lại clip, báo cho đội "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải truy bắt.
4. Lái xe máy bám đuôi phụ nữ khoe "của quý"
Nam thanh niên rút "của quý" ngay trên xe máy.
Ngày 26/4/2016, một cô gái cho biết khi mình và bạn lưu thông trên mạn Hồ Gươm (Hà Nội) thì gặp phải một thành phần "bệnh hoạn" tại thác nước khu vực bờ Hồ. Anh ta đứng nhìn mấy chị em trẻ tuổi chụp ảnh. Ban đầu cô và bạn không để ý cho đến khi anh ta tiến xe lại đứng gần.
Khi dừng đèn đỏ ở Tràng Thi, hai cô gái đã chụp lại cảnh thanh niên trên "tự sướng" để cảnh báo lại cho mọi người. "Chỉ tiếc là không chụp được biển số xe vì anh ta toàn đi sau. Khi dừng đèn đỏ thì anh ta đứng ngang sát xe mình rồi "tự sướng" khoe của quý. Lúc đó cả hai đã nghĩ đến phương án hô hào nhưng vì thanh niên kia chưa làm gì đến mình nên lại không dám" - cô chia sẻ.
5. "Khoe hàng" trước cổng trường cấp 3
Đối tượng biến thái trước trường THPT Trần Phú.
Tháng 3/2014, các học sinh trường THPT Trần Phú (quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết thường xuất hiện một kẻ biến thái trước cổng trường, ngồi trên yên xe máy Attila màu bạc, khi các nữ sinh đi ngang hắn liền vạch quần ra để "khoe hàng".
"Ban đầu hắn chỉ đứng làm chuyện đó một mình nhưng khi nhắm được đối tượng là nữ sinh nào đang đứng riêng lẻ là hắn sẽ chạy xe đến trước mặt, nhìn bạn nữ đó rồi lấy tay móc hẳn.... hàng ra khoe luôn" - một cựu học sinh cho biết.
Không chỉ trước cổng trường THPT Trần Phú, đối tượng biến thái còn đến trước cổng chùa, trường học, quán nước để chờ có dịp khoe hàng với các nữ sinh hoặc những cô gái khu vực gần đó.
6. Đứng trước cửa hàng "tự sướng" trước mặt nhân viên nữ
Đối tượng đỗ xe máy trước cửa hàng rồi thủ dâm.
Ngày 17/6/2015, clip ngắn về một kẻ biến "tự sướng" ngay trước một cửa hàng ở trên phố được lan truyền trên internet. Đoạn video ngắn cảnh một người đàn ông đội mũ bảo hiểm, bịt mặt, ngồi ngay trên xe máy "tự sướng" một mình trước một cửa hàng giữa ban ngày. Chứng kiến việc làm bệnh hoạn này, những nhân viên trong cửa hàng tỏ ra hốt hoảng.
Khi người chủ cửa hàng ra ngoài hỏi "Mày làm gì thế?" thì người này bình tĩnh trả lời là do đang nghe điện thoại thì... buồn đi vệ sinh. Quá tức giận, nam chủ quán định xông vào đánh kẻ bệnh hoạn thì người vợ đã can ngăn và đuổi kẻ này đi khỏi khu vực.
Quý An
Theo kienthuc
Hà Nội tập trung gỡ khó những tiêu chí cuối cùng Theo Sở NNPTNT Hà Nội, tính đến hết tháng 5/2019, toàn thành phố đã có 4 huyện và 325/386 xã (chiếm 84,19% tổng số xã) được công nhận đạt chuẩn NTM. Dù vậy, Hà Nội vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là hoàn thiện tiêu chí giao thông nông thôn tại 8 xã và điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM...