Nhân rộng mô hình giảm nghèo ở xã Hoằng Yến
Xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) là xã bãi ngang ven biển còn nhiều khó khăn. Song, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân cùng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã đã nắm bắt cơ hội để từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân.
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã giúp anh Hồ Văn Thịnh thoát nghèo.
Theo chia sẻ của ông Lê Trọng Thảo, chủ tịch UBND xã, thì 5 năm trở về trước, Hoằng Yến luôn nằm trong các xã top cuối của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 chiếm tới 24% dân số. Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xã đã chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động, thông qua các chính sách như hỗ trợ cây, con giống, tích tụ ruộng đất; chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản kết hợp và phát triển đồi rừng trên diện tích hơn 200 ha. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh xuất khẩu lao động, khuyến khích lao động trong độ tuổi tham gia làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước. Đồng thời kết hợp với các chính sách bãi ngang, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo…
Đặc biệt, trong năm 2018, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xã Hoằng Yến được hỗ trợ dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo “chăn nuôi bò sinh sản”, thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Nhận thấy đây là cơ hội giúp các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo, xã đã thành lập ban quản lý dự án, giám sát cộng đồng; đồng thời, chỉ đạo các thôn tổ chức họp dân để rà soát, lựa chọn hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện về lao động, tư liệu chăn nuôi để tham gia dự án.
Là một trong 25 hộ tham gia dự án, ông Hồ Văn Thịnh ở thôn Nghĩa Thục, chia sẻ: Lấy vợ với hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không, lại sinh liên tục 4 đứa con nên cái đói, cái nghèo cứ dai dẳng đeo bám. Năm 2018, được hỗ trợ 10 triệu đồng, gia đình tôi vay thêm 50 triệu đồng từ ngân hàng chính sách xã hội để đối ứng mua 1 con bò cái sinh sản trị giá 15 triệu đồng. Số tiền còn lại tôi đầu tư mua máy làm nghề mộc. Có bò, có việc làm ổn định đã giúp gia đình tôi nỗ lực vươn lên thoát nghèo vào cuối năm 2019. Hiện bò đã sinh sản được 1 con bê 5 tháng tuổi khỏe mạnh. Nếu không có chính sách hỗ trợ bò, vay vốn, giải quyết việc làm thì không biết đến bao giờ gia đình tôi mới thoát nghèo, chứ đừng mơ đến việc xây được căn nhà trị giá trên 300 triệu đồng này”.
Với hộ chị Trương Thị Nguyện, ở thôn Chế 1, sống cảnh “mẹ góa con côi”, một mình chị vừa nuôi mẹ già vừa nuôi con ăn học, nên khó khăn chồng chất. Năm 2018, được thôn bình xét tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, chị được hỗ trợ 8 triệu đồng, cùng số tiền vay mượn thêm, chị mua 1 con bò trị giá 13 triệu đồng để chăn nuôi. Đến tháng 7-2020, bò đẻ 1 con bê cái. Chị Nguyện cho biết: Hiện bê con đã 7 tháng tuổi, có người hỏi mua nhưng tôi không bán mà để nhân đàn. Nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước, cùng sự quan tâm của địa phương, sự hỗ trợ của anh em họ hàng đã giúp tôi có con giống, có vốn để phát triển chăn nuôi. Hiện trong chuồng có 2 con bò, 5 con lợn và 30 con gà thịt. Cuộc sống của 3 mẹ con, bà cháu đã khấm khá hơn trước rất nhiều…”.
Theo ông Thảo, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân trong xã và trở thành “cứu cánh”, là động lực giúp các hộ vươn lên. Đến nay, tổng đàn bò của các hộ tham gia dự án là 30 con; trong đó bò cái sinh sản là 25 con. Đáng mừng hơn là 100% hộ được thụ hưởng từ dự án đã thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống 2,5% năm 2020. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 15 triệu đồng/năm, đến năm 2020 tăng lên 43 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình, tới đây xã sẽ phát triển đàn bò sinh sản cả về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng để thu hồi và luân chuyển vốn tại địa phương. Qua đó, tiếp tục nhân rộng mô hình để có nhiều hộ được tham gia, góp phần giảm nghèo và xây dựng quê hương Hoằng Yến ngày càng giàu đẹp.
Phú Thọ giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, kế hoạch, cùng các cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định sản xuất, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo.
Đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Trong 5 năm qua, tỉnh đã huy động hơn 681 tỷ đồng đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tỉnh đầu tư xây dựng mới 611 công trình đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, trạm y tế; huy động hơn 149 tỷ đồng thực hiện nhiều dự án nông, lâm nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm; hỗ trợ máy móc, thiết bị, nhân rộng mô hình giảm nghèo. Từ nguồn vốn huy động, tỉnh đầu tư xây mới năm công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hỗ trợ các công trình cấp nước phân tán cho 11.448 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 333 hộ đồng bào dân tộc thiểu số...
ể tiếp tục triển khai đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực để giảm nghèo bền vững đối với vùng dân tộc và miền núi, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng tuyến đường giao thông kết nối các vùng sản xuất hàng hóa, trung tâm các xã, thôn, bản; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân; nâng cao trình độ y, bác sĩ tuyến huyện, xã và cán bộ y tế thôn, bản, trong đó chú trọng y tế dự phòng. Tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo cơ hội bình đẳng để đồng bào tiếp cận nguồn lực phát triển và thụ hưởng dịch vụ, phúc lợi xã hội... Tỉnh phấn đấu đến năm 2024, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tăng gấp 1,8 lần so với hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 4% đến 5%, giảm 30% số xã đặc biệt khó khăn, 50% số thôn đặc biệt khó khăn so với hiện nay.
* Những năm qua, tỉnh Bạc Liêu nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Năm học 2019 - 2020, dù ảnh hưởng do dịch Covid-19, nhưng toàn tỉnh đã huy động gần 25.900 học sinh đến trường. ối với cấp tiểu học, kết quả hoàn thành chương trình lớp học đạt gần 98%; cấp trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 64,5% (tăng 1,56%); cấp Trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt gần 61,5% (tăng 1,18%). Cũng trong năm 2020, tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3...
Năm học 2020 - 2021, tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tập trung đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt các chính sách và có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhất là học sinh người dân tộc thiểu số, tập trung ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer...
Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 được sắp xếp ra sao? Ngày 12/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 8 Mục III Kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 của Chính phủ. Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ nêu rõ, các chính sách đầu...