Nhân rộng mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm
PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan thừa nhận việc chợ tự phát bủa vây chợ truyền thống không những gây bất công cho tiểu thương trong chợ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP bởi không thể kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm.
Sáng 28-3, Đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm do PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TPHCM, làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra khảo sát mô hình chợ thí điểm đảm bảo ATTP tại chợ Phú Lâm (quận 6).
Chợ Phú Lâm được UBND quận 6 chọn làm chợ thí điểm ATTP, có quy mô 410 sạp hàng nhưng hiện chỉ có 242 sạp đang kinh doanh. Để xây dựng mô hình chợ ATTP, UBND quận 6 đã đầu tư sửa sang cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, đồng thời liên tục tổ chức các lớp tập huấn kiến thức ATTP cho tiểu thương.
Bên cạnh đó, ban quản lý chợ liên tục kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương tuân thủ các quy định về đảm bảo ATTP, nhất là các mặt hàng tươi sống. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều tiểu thương trong lồng chợ lo ngại tình trạng ế ẩm kéo dài do bị chợ tự phát bủa vây xung quanh.
PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan thừa nhận việc chợ tự phát bủa vây chợ truyền thống không những gây bất công cho tiểu thương trong chợ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP bởi không thể kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm. Do đó, Ban quản lý chợ Phú Lâm cần phối hợp địa phương mạnh tay xử lý chợ tự phát, kêu gọi người dân “tẩy chay”, không mua thực phẩm ở chợ tự phát.
Cũng theo bà Phạm Khánh Phong Lan, việc đánh giá chợ ATTP phải dựa trên 3 tiêu chí: điều kiện vệ sinh môi trường tại chợ được đảm bảo; toàn bộ tiểu thương buôn bán ở chợ có kiến thức, trách nhiệm về mặt hàng đang kinh doanh và các tiểu thương chứng minh được hóa đơn, chứng từ để xác minh nguồn gốc thực phẩm.
Video đang HOT
“Bắt đầu từ năm nay, TPHCM bắt đầu nhân rộng mô hình chợ ATTP tại 24 quận, huyện. Trong đó mỗi địa phương chọn một chợ để thực hiện thí điểm, sau đó sẽ nhân rộng ra tất cả các chợ trên địa bàn thành phố. Nhằm đảm bảo các chợ thực hiện đúng các tiêu chí của chợ ATTP, chúng tôi sẽ liên tục kiểm tra đột xuất và sẽ có những xử lý, điều chỉnh kịp thời khi phát hiện vi phạm”, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan khẳng định.
Sở Giáo dục – Đào tạo TPHCM vừa có văn bản yêu cầu các trường học tăng cường biện pháp quản lý nhằm đảm bảo vệ sinh, ATTP tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP, đồng thời kiểm tra đột xuất các bếp ăn trường học.
Theo đó, các trường học phải cam kết chỉ lấy nguồn thực phẩm từ các đơn vị được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, trong đó ưu tiên lấy nguồn thực phẩm từ các cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận sau, đang còn hiệu lực: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000)…
Đối với trường học có tổ chức căng tin, nhà trường phải tăng cường công tác tự kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo luôn sạch sẽ, cách xa nguồn ô nhiễm, thực phẩm phải có đồ che đậy, có tủ kính đựng thực phẩm để trên kệ cao.
Căn tin trường học không được bán những mặt hàng đồ chơi, kẹo bánh trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không rõ xuất xứ và không rõ hạn sử dụng; không bán nước ngọt có ga và thức uống có cồn. Tất cả thực phẩm phải có hợp đồng mua bán và hóa đơn tài chính hợp lệ, sản phẩm động vật phải có giấy chứng nhận vệ sinh, an toàn…
Thủ trưởng các đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học nếu nguyên nhân được chứng minh do trường học gây ra, đồng thời có nhiệm vụ báo cáo về Sở GD-ĐT TP và cơ quan y tế nhằm kịp thời phối hợp giải quyết, đảm bảo an toàn tuyệt đối sức khỏe cho học sinh.
KIM HUYỀN – THU TÂM
Theo SGGP
Khó 'cai' thực phẩm chế biến dù biết nguy hại Nguyên nhân vì sao?
Mặc dù nhận thức được rằng thực phẩm chế biến có hại cho sức khỏe và không mang lại dinh dưỡng nào nhưng nhiều người vẫn cảm thấy khó khăn để ngừng ăn các thực phẩm này. Vậy nguyên nhân thực tế là gì?
Các thực phẩm như bánh rán, và bánh quy giòn và nhiều loại thực phẩm chế biến khác như khoai tây chiên, bánh rán, bánh quy giòn,... có hàm lượng chất béo cũng như carbonhydrate (carbs) cao. Chúng cũng có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Thay vào đó, chúng được đóng gói với "lượng calo rỗng", có nghĩa là chúng có thể tích khiến lượng chất béo tích tụ nhiều hơn mà không cung cấp năng lượng. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường và một số bệnh phức tạp như ung thư.
Mặc dù đây không phải là thông tin mới, nhiều người nhận thức được hậu quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm chế biến nhưng lại cảm thấy khó khăn để tránh xa các thực phẩm này.
Để tìm hiểu nguyên nhân, các nhà nghiên cứu từ bốn quốc gia Đức, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ và Canada đã tiến hành một loạt các thí nghiệm nhằm tìm kiếm những gì xảy ra trong não khi một người phải đối mặt với thực phẩm chứa nhiều carbs, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao thường là thực phẩm chế biến.
Các phát hiện của họ chỉ ra rằng mặc dù não có thể ước lượng về giá trị dinh dưỡngcủa các lọai thực phẩm nhưng khả năng đánh giá hàm lượng carb hoặc chất béo của thực phẩm chế biến thì lại kém hơn.
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa. Ảnh minh họa
Tác giả Dana Small, thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh lý và dinh dưỡng hiện đại ở New Haven cho biết: "Tiến trình sinh học điều chỉnh sự kết hợp của thực phẩm với giá trị dinh dưỡng của chúng có thể giúp đưa ra quyết định thích ứng. Ví dụ, một con chuột không nên mạo hiểm lộ diện trước những loài động vật ăn thịt. Tuy nhiên, khi nói đến thực phẩm chế biến, cơ chế này dường như gặp vấn đề ở người."
Thông qua các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng chất béo kết hợp cùng carbohydrate kích thích hệ thống khen thưởng của não bộ mạnh mẽ hơn so với các loại thực phẩm chỉ có hàm lượng carb cao, hoặc chỉ có hàm lượng chất béo cao.
Hai vùng não đặc biệt gồm vân sừng lưng và vùng đồi trung gian, có liên quan đến cơ chế khen thưởng của não đã được nhằm xác định đáp ứng với sự hiện diện của thực phẩm có hàm lượng chất béo và carb cao. Thực tế, những mạch não này hoạt động tích cực hơn khi có sự hiện diện của thực phẩm giàu chất béo và carb. Điều này dẫn đến việc một người có khả năng trả nhiều tiền hơn cho thực phẩm giàu chất béo và carb hơn là cho những đồ ăn nhẹ chỉ giàu carb hoặc chỉ có hàm lượng chất béo cao.
Tác giả nghiên cứu cũng cho biết: "Đáng ngạc nhiên, sự xuất hiện của các loại thực phẩm có chứa chất béo và carbohydrate báo hiệu lượng calo tiềm ẩn của chúng đến não thông qua các cơ chế riêng biệt. Những người tham gia nghiên cứu của chúng tôi ước tính chính xác lượng calo từ chất béo nhưng lại kém hơn khi ước tính lượng calo từ carbohydrate. Khi cả hai chất này kết hợp sẽ khiến não đánh giá quá cao giá trị năng lượng của thực phẩm."
Các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng điều này có thể là do não không có đủ thời gian để thích ứng với sự ra đời của các loại thực phẩm mới như thực phẩm chế biến. Họ cũng tiết lộ rằng tổ tiên tiền sử của chúng ta chỉ có thể tiếp cận với thịt động vật và thực vật, vì chúng có sẵn trong tự nhiên.
Thực phẩm chế biến như bánh rán hoặc khoai tây chiên chỉ mới xuất hiện khoảng 150 trước. Do đó các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta vẫn chưa phát triển một phản ứng mới cho phép não điều chỉnh tốt hơn những thực phẩm dược tiêu thụ.
Huy Hoàng
Theo: medicalnewstoday
Thịt lợn an toàn: Cách luộc thịt vừa ngon, vừa đảm bảo vệ sinh "Ở Việt Nam, tôi thấy người tiêu dùng cũng có những cách truyền thống rất hay để kiểm tra nhiệt độ của thịt, cụ thể là dùng những vật nhọt để xiên vào thịt khi chế biến. Nếu thấy dịch tiết ra không có màu đỏ hồng thì cũng đã đạt trên 70 độ" PGS.TS Phan Thanh Tâm - Giảng viên ngành công...