Nhân rộng các mô hình nông sản sạch ở Thủ đô
Hưởng ứng phong trào “ Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, sử dụng và bán ra thị trường sản phẩm nông nghiệp an toàn”, những năm gần đây, các cấp Hội ND thành phố Hà Nội đã nhân lên nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi.
Chủ tịch Hội ND xã Lam Điền (huyệnChương Mỹ) Dương Quang Vinh cho hay, nếu như trước kia, nông dân chỉ sản xuất, chăn nuôi tự phát, thì sau khi được đẩy mạnh tuyên truyền, đến nay, về cơ bản các mô hình do Hội ND xã triển khai đều là những mô hình sản xuất sạch. Cụ thể, đó là khu vực trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Đại Từ với diện tích 10ha. Đặc biệt, xã có 92 trang trại, trong đó có 84 mô hình nuôi gà thương phẩm, gà thịt, gà hậu bị; 38 mô hình chăn nuôi lợn với quy mô 600-1.200 con/trại.
Xã viên HTX rau an toàn Văn Đức sơ chế, đóng gói, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Ảnh: Thu Hà
Hay như mô hình trồng rau hữu cơ với nguyên tắc “6 không” (không phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu hóa học, không thuốc diệt cỏ, không biến đổi gen, không kích thích sinh trưởng, không thuốc bảo quản) được Hội ND thành phố phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội triển khai đồng loạt trên cây rau.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Minh- Giám đốc HTX rau an toàn Văn Đức ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm cho biết: HTX có hơn 30 chủng loại rau, củ, quả được trồng theo từng mùa vụ. Hiện diện tích do HTX quản lý lên tới gần 285ha, trong đó diện tích chuyên trồng rau là 250ha, còn lại là trồng cây ăn quả. Trong 250ha trồng rau, có 15ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và khoảng 235ha trồng rau an toàn.
Không chỉ tại các huyện Chương Mỹ, Gia Lâm, phong trào nông dân với mô hình sản xuất sạch đang ngày càng được nhân rộng. Đặc biệt, từ cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, tiêu dùng và bán ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp an toàn”, các cấp Hội ND Hà Nội đã xây dựng thành công những mô hình sản xuất sạch, phong trào xanh tại địa phương.
Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội – ông Lê Trọng Khuê thông tin, năm 2019, Hội đã phối hợp, hướng dẫn thành lập được 10 HTX và 28 tổ hợp tác với 156 mô hình trồng trọt, 56 mô hình chăn nuôi, 58 mô hình kinh doanh dịch vụ và 24 mô hình thủy sản theo hướng an toàn…
Theo Danviet
Giúp nông dân tăng giá trị cho chuỗi sản xuất nông sản an toàn
Để sản xuất nông nghiệp bền vững, Hội ND TP.Hà Nội đã phối hợp Sở NNPTNT tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân và các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp xây dựng các vùng sản xuất an toàn nhằm gia tăng giá trị cho chuỗi sản xuất nông nghiệp.
Hiện, TP.Hà Nội đã xây dựng và duy trì 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ; trong đó có 52 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 69 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật, duy trì và phát triển các vùng sản xuất với hơn 6.000ha rau an toàn; 76 xã chăn nuôi trọng điểm với 3.810 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư; 25 cơ sở giết mổ tập trung bán công nghiệp.
Lãnh đạo Hội ND TP.Hà Nội thăm chuỗi thịt lợn sinh học từ A - Z của HTX Hoàng Long ở xã Tân Ước, huyện Thanh Oai. Ảnh: Thu Hà
Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia xây dựng chuỗi. Toàn thành phố hiện có 178 HTX, cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong đó, nhiều HTX, tổ hợp tác thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp. Ông Lê Trọng Khuê - Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội cho biết: Với vai trò và trách nhiệm của tổ chức Hội ND, những năm qua, các cấp Hội ND thành phố đã vận động, hướng dẫn bà con nông dân phát triển mô hình kinh tế tập thể theo chuỗi, bao gồm các công đoạn: Liên kết sản xuất; dạy nghề, truyền nghề; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới...
Tiêu biểu như: Mô hình chuỗi chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học tại các huyện: Ứng Hòa, Thường Tín, Phúc Thọ, Quốc Oai, Đông Anh, Ba Vì; mô hình chuỗi trồng rau theo quy trình VietGAP tại các huyện: Sóc Sơn, Đan Phượng, Chương Mỹ, Gia Lâm; mô hình chuỗi quả an toàn tại các huyện: Đan Phượng, Mê Linh, Chương Mỹ, Thanh Oai; mô hình chuỗi chế biến nông sản xuất khẩu tại các huyện: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Sơn Tây, Sóc Sơn.
Để tạo điều kiện xây dựng, phát triển các mô hình tổ hợp tác, HTX sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn, các cấp Hội đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố và các phòng, ngành chức năng tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn và hỗ trợ hội viên, nông dân.
Cụ thể: Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức hơn 14.000 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho 1.418.880 lượt hội viên, nông dân; phối hợp tổ chức 1.777 lớp dạy nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ cho 60.130 lượt hội viên, nông dân. Các quận, huyện, thị chủ động phối hợp với doanh nghiệp uy tín thế chấp mua 23.736 tấn phân bón trả chậm các loại giúp hơn 97.250 hộ nông dân chăm bón cây trồng kịp thời vụ.
Thời gian tới, Hội ND TP.Hà Nội tiếp tục tuyên truyền vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế hợp tác, tập trung vận động, hướng dẫn bà con nông dân tham gia xây dựng nhiều mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; mô hình liên kết tiêu thụ nông sản để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Theo Danviet
Phó Bí thư Thường trực thành ủy Hà Nội: Lắng nghe tâm tư, gỡ khó cho nông dân Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tại hội nghị đối thoại giữa Thường trực Thành ủy với đại biểu Hội Nông dân thành phố về việc thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy. Hội nghị được tổ chức chiều ngày 19/2, tại hội trường UBND huyện Đan Phượng, Hà...