Nhận phòng lúc nửa đêm, nữ du học sinh Mỹ thức luôn đến sáng để dọn sạch ký túc xá cách ly
Mặc dù có người nọ người kia rên la kêu than nơi cách ly sao bẩn quá, nhưng thay vì than hãy bắt tay vào dọn dẹp như cách cô nàng du học sinh Lâm Thảo đã làm. Vì chúng ta đi cách ly chứ có phải đi nghỉ dưỡng đâu.
Những ngày qua đã có hàng chục nghìn du học sinh từ Mỹ và các nước châu Âu trở về Việt Nam. Để đảm bảo an toàn, tất cả đều được đưa đi cách ly tập trung tại các khu vực. Và trong 14 ngày ấy, có những người coi nó như một trải nghiệm trong cuộc sống, có những người lại thấy nó ‘giống như đi tra tấn’ và thường xuyên lên tiếng kêu than chê bai.
Câu chuyện của Lâm Thảo – du học sinh trở về từ Mỹ đang trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người. Lâm Thảo cho biết, cô cùng các bạn nhận phòng vào lúc 2h30 sáng. Ngay sau đó, cô đã dành ra hơn 3 tiếng đồng hồ để cọ rửa dọn dẹp thật sạch sẽ cho căn phòng này. Kết quả là, căn phòng sạch bong, ai cũng thoải mái tận hưởng 14 ngày cách ly tại đây.
Lâm Thảo vui vẻ trong khu cách ly
Lâm Thảo cho biết, việc bắt tay vào dọn dẹp là điều đương nhiên. Trước đó, các dân quân chỉ có 2 ngày để dọn dẹp khu vực này cho người cách ly vào ở. Vì thế, có những chỗ chưa được sạch sẽ là điều dễ hiểu.
Không chỉ vậy, Lâm Thảo còn cho biết thêm, cả nhóm cũng thường xuyên phơi chăn chiếu và quét dọn trong phòng ở để đảm bảo phòng luôn sạch sẽ. Cuộc sống trong khu vực cách ly khá thoải mái. Mọi người thường dành 1 tiếng để tập thể dục, nhảy dây nâng cao sức khỏe.
Video đang HOT
Khu ký túc xá trước và sau khi dọn dẹp của Lâm Thảo
Khi đã quen với cuộc sống ở đây, Lâm Thảo cùng với bạn bè cùng nhau quyên góp để ủng hộ, góp sức cùng chính phủ chống đại dịch. Sau khi bàn luận và nhận thấy thời tiết khá nóng bức, Lâm Thảo cùng các bạn đã quên tặng 20 quạt điện và 20 bình siêu tốc sau 2 ngày nhận phòng.
‘Trước khi về nước, mình đã muốn làm một việc gì ý nghĩa để góp sức chống dịch. Sau khi tham khảo ý kiến cán bộ và các bạn xung quanh, cả nhóm đã chốt số lượng từng loại.’ – Lâm Thảo nói.
Lâm Thảo và bạn bè tổ chức quyên góp tặng quạt và bình siêu tốc cho khu cách ly
Không chỉ vậy, Lâm Thảo còn được các bác sỹ rất quan tâm khi thấy cô bị rộp da do dị ứng thời tiết nóng. Cô bạn vô cùng cảm kích khi khi trao đổi với bác sỹ, cô đã được lý giải nguyên nhân và đưa thuốc uống.
Với Lâm Thảo, 14 ngày cách ly là một trải nghiệm mới mẻ mà cô chưa bao giờ có. Những người trong kí túc xá quan tâm yêu quý nhau như một gia đình. Lâm Thảo cũng mong rằng những người bị cách ly sẽ giữ được tinh thần thoải mái, vững vàng vượt và giữ hình ảnh đẹp về cộng đồng du học sinh.
Lâm Thảo chăm chỉ dọn dẹp khu cách ly.
BN
Du học sinh Mỹ kêu gọi người về nước góp tiền ăn ở khi cách ly
"Mình xin phép được kêu gọi các bạn du học sinh và Việt kiều về nước tự nguyện đóng tiền hoặc ủng hộ tuỳ tâm cho nơi cách ly", Thùy Dương, về từ California, viết.
Ngày 20/3, Dương - sinh viên năm 4 ở một trường đại học tại California (Mỹ) - cùng bạn bè về đến Việt Nam. Trước đó, khi dịch Covid-19 bùng phát, trường cô yêu cầu sinh viên sơ tán về nước trong vòng 2 tuần.
"Cũng giống như các bạn du học sinh khác, bọn mình về nước với tâm lý lo sợ và áp lực vì kỳ học bị gián đoạn và trường yêu cầu/ khuyến khích học sinh nước ngoài về nước".
Thùy Dương kêu gọi du học sinh, Việt kiều về nước đóng góp chi phí trong 14 ngày cách ly.
Sau chuyến bay dài hơn 20 tiếng, cô được các cán bộ hải quan đã yêu cầu điền đơn kê khai sức khoẻ. Sau khoảng một tiếng chờ, Thùy Dương được ô tô chở đến khu cách ly ở Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội.
"Các chú bộ đội, nhân viên y tế, dịch tễ đã giúp đỡ rất nhiều trong việc di chuyển hành lý và trấn an tinh thần bọn mình", Dương viết.
Tại khu cách ly, Thùy Dương vui mừng khi được chăm sóc chu đáo. Đồ ăn được mang đến 3 lần một ngày, rác thu dọn để ra ngoài cửa được bộ đội và các cán bộ liên quan mang đi vứt, người nhà có thể gửi đồ sinh hoạt cần thiết cho con em mình ở khu cách ly.
Khu cách ly được các chiến sĩ, nhân viên chuẩn bị chu đáo.
Dương hiểu để cung cấp đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt cho hàng chục nghìn người tại khu cách ly, chắc chắn tốn rất nhiều tiền của. Vì vậy cô cùng những người bạn đi cùng đã tự nguyện đóng tiền ăn, ở trong 14 ngày cách ly để "góp phần nhỏ gánh nặng trong lúc khó khăn".
"Mình cũng mong muốn, xin phép được kêu gọi các bạn du học sinh và Việt kiều về nước tự nguyện đóng tiền hoặc ủng hộ tuỳ tâm", Thùy Dương bày tỏ.
Cô cũng nói thêm, vì biết rằng không phải du học sinh hay kiều bào nào cũng có điều kiện kinh tế khá giả, nên cô hy vọng mọi người dù không thể góp tiền cũng sẽ chia sẻ bài viết, lan tỏa thông điệp ý nghĩa.
Cận cảnh 'cơm cách li': Đảm bảo dinh dưỡng, đẹp mắt lại đáng yêu hết sẩy Nhiêu ngươi nhân xet, khâu phân ăn nhin ngon miêng va chin chu chăng khac gi đô ăn trên may bay. Chuyên cach li sương khô thê nao hăn khiên không it ngươi to mo? Nhât la sau khi co môt sô du hoc sinh va ngươi nươc ngoai lên tiêng phan nan, chê bai thâm tê vê chât lương ăn ơ khi...