Nhẫn nhịn nhau mà ở đời
Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói: “Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”
Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử.
Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải.
Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.
Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”
Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói:
“Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”
Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”
Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”
Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.
Khổng Tử nói: “Ba nhân tám là 23″. Nhan Uyên lòng không phục.
Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói:
“Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”
Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ.
Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.
Video đang HOT
Đối với lời phân xét của Khổng Tử, Nhan Uyên biểu hiện là tuân theo, nhưng trong tâm lại không phục.
Anh cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học…
Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.
Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:
“Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ” – rồi rời đi.
Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to.
Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa.
Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”…
Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng.
Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia.
Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”
Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.
Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói:
“Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”
Khổng Tử có đúng là có thể nhìn trước được tương lai?
Hãy cùng xem tiếp…
Nhan Uyên cảm thấy kính phục sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử
Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”
Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”
Mạng người quan trọng hay địa vị quan trọng?
Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói ba nhân tám bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói ba nhân tám bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”
Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa:”Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”
Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.
Theo Guu
Ngày bố qua đời, chỉ có mình mẹ bế bố vào quan tài thay áo
Họ hàng chẳng có ai đến hoặc đến chỉ loáng thoáng cho có rồi kiếm cớ về nhà. Vậy là chỉ còn một mình mẹ. Mình mẹ bế bố vào quan tài rồi thay áo mới cho ông.
Chẳng bao giờ mình nghĩ, mình lại chia sẻ chuyện nhà mình lên đây. Nhưng thực sự, hôm nay là một ngày rất đặc biệt với mình: sinh nhật mẹ mình mà mình không về được. Mình chỉ có thể gọi điện chúc mừng người mẹ hai tảo tần vất vả bao năm của mình.
Với mình, mẹ hai tuy là người mẹ nghèo nhưng thật sự là một người mẹ vĩ đại nhất thế gian này. Mình cảm phục và kính trọng, yêu thương mẹ hơn bất kỳ ai trên thế gian này.
Cuộc đời của mẹ hai mình phải nói là quá khốn khổ. Mẹ sinh ra và lớn lên trong một trại trẻ mồ côi. Cho đến tận bây giờ, bà cũng không biết bố mẹ bà là ai. Năm 20 tuổi, trong một lần được trung tâm cho đi học nghề may, bà gặp bố mình. Nghe bà kể lại, vì trời quá tối nên bố mình đi loạng quạng thế nào mà đâm phải bà. Từ đó 2 người quen biết nhau.
Bố mình khi ấy đã kết hôn với mẹ và sinh ra mình. Bố mẹ mình kết hôn được 3 năm thì mẹ mình bị tai nạn mất. Từ đó 2 bố con sống cảnh gà trống nuôi con. Nhưng từ ngày gặp mẹ hai, bố mình cũng muốn gắn kết với bà. Thương bố và không chê bố nghèo, bà cũng đồng ý.
Vậy là hai người cũng chỉ đi đăng ký kết hôn rồi về sống với nhau. Và từ đó, bà chính thức trở thành mẹ hai của mình. Tuy là mẹ kế của mình, nhưng từ ngày về ở với bố con mình, bà như một người mẹ ruột thật sự, chăm lo cho mình từ khi mình còn là cô bé 4 tuổi cho đến tận khi mình 28 tuổi đi lấy chồng.
Thời gian đầu mẹ mới về nhà mình, bố và mẹ thường bảo ban nhau làm ăn. Họ cùng nhau chung lưng đấu cật để có cuộc sống khấm khá hơn. Song lương công nhân may của mẹ cũng chỉ được 3 triệu/tháng. Còn lương đi làm thuê cuốc mướn của bố cũng chẳng được bao nhiêu. Do đó, nhà mình vẫn nghèo và bữa đói bữa no.
Chưa kể, ở nhà mình, mẹ hai cũng rất khốn khổ khi bị bà nội soi mói. Bà nội không ưa mẹ là bởi vì bà luôn thương con dâu đầu của bà. Bà luôn nghĩ rằng, mẹ hai về đây là cướp mất đi tình yêu thương của con trai bà, cướp đi cháu gái của bà. Hơn nữa, bà nội mình cũng luôn nghĩ, mẹ kế nào cũng là mẹ xấu xa.
Cho dù những gì mẹ hai thể hiện hàng ngày để chứng minh không phải như vậy, nhưng bà nội vẫn luôn luôn nghĩ thế. Từ đó, bà ghét mẹ hai ra mặt. Thậm chí, mẹ hai mua hoa quả về bà không ăn và còn chửi mẹ mua hoa quả nhiều hóa chất về để đầu đầu độc bà. Mẹ biết tính bà như vậy, lại là người già cả nên mẹ hai cũng luôn nhẫn nhịn, bỏ qua.
Song cây muốn lặng mà gió chẳng đừng. Có nhiều ngày, cứ đến rằm hay mồng một, bà nội mình còn độc địa khấn cho con dâu (mẹ hai) mình chết sớm. Nhà có gì ngon, bà đều không cho mẹ hai ăn mà bắt phải phần hoặc chia phần hết cho bố con mình. Bố cũng thương mẹ hai lắm nhưng vì bà là mẹ, nên bố cũng không còn cách nào khuyên nhủ được bà. Bố bảo mẹ cứ "một điều nhịn, chín điều lành".
Cứ tưởng khi bà nội vì tuổi cao sức yếu mất đi, cuộc sống của mẹ sẽ được nhàn nhã hơn trước vì không phải nghe tiếng bà chửi rủa. Nhưng nỗi khổ của mẹ chưa dừng lại ở đó. Khi bà nội qua đời được hơn 1 tháng thì bố mình cũng bị cảm và qua đời bất chợt.
Mất đi người trụ cột gia đình, nhà lại quá nghèo và chẳng có anh chị em ruột thịt nên ngày bố mất, mẹ như suy sụp trông thấy. Song mình không thấy mẹ rơi nước mắt.
Mẹ vét hết hết tiền trong nhà cũng chỉ còn đủ mua cho bố được một chiếc áo quan và chút hoa quả thắp hương. Do quá nghèo lại chẳng có họ hàng ở gần nên họ hàng cũng chẳng ai biết mà đến phúng viếng.
Mẹ phải đeo khăn tang đi đến từng nhà họ hàng bên chồng để thông báo và xin họ đi viếng bố. Nhưng rồi tất cả đều lấy lý do bảo bận không đi được. Và đám tang bố, họ hàng chỉ một vài người đến viếng cho xong rồi về.
Mọi người xì xào họ hàng không có ai đến viếng bố mình vì họ sợ mẹ mình nghèo quá, mẹ sẽ lại vay tiền để lo ma chay chu toàn cho bố mà chẳng biết bao giờ trả được.
Họ hàng chẳng có ai đến hoặc đến chỉ loáng thoáng cho có rồi kiếm cớ về nhà. Vậy là chỉ còn một mình mẹ. Mình mẹ bế bố vào quan tài rồi thay áo mới cho ông. Mẹ nhìn bố lần cuối, mắt đỏ ngàu song vẫn không rơi nổi dòng nước mắt như nhiều phụ nữ khác.
Ngày đưa tang bố, chỉ có 2 mẹ con mình với vài người hàng xóm láng giềng. Đám ma của bố mình vắng tanh. Tất cả cũng chỉ vì quá nghèo mới tủi hờn đến vậy. Còn mẹ mình, sau ngày đưa tang bố, bà cũng nhiều lần ngất lên ngất xuống vì thương nhớ ông cũng như thấy có lỗi khi chỉ lo được cho ông đám tang sơ sài.
Sau ngày bố mất, bà vẫn cố gắng nuôi mình khôn lớn. Mình luôn nghĩ phải phấn đấu học hành để vươn lên trong cuộc sống, để thoát khỏi cái nghèo và không ai khinh thường mẹ con mình được. Và mình cuối cùng đã làm được điều này.
Giờ cuộc sống của mình đã dư dả hơn rất nhiều. Dù đã là gái có chồng, dù đang lấy chồng xa nhà hàng trăm cây số, song người mình luôn đau đáu nhớ thương và muốn bù đắp nhất chính là mẹ hai của mình. Mình muốn, từ giờ trở đi, mẹ luôn phải được sống sung túc và hạnh phúc nhất. Nhưng mình vẫn chỉ bù đắp cho bà được về kinh tế còn vẫn chưa ở bên chăm sóc được bà hàng ngày.
Mẹ ơi, nhân ngày sinh nhật của mẹ, chúc mẹ luôn mạnh khỏe và biết tự chăm sóc bản thân mẹ nhé. Mẹ chăm sóc cho con bao ngày mà con lớn lên chưa một ngày chăm sóc cho mẹ. Ở nơi ấy, mẹ đừng trách cứ đứa con gái lấy chồng xa này mẹ nhé! Tết này, con sẽ lại cho các cháu về thăm mẹ!
Theo Blogtamsu
Sau nửa năm nhẫn nhịn, tôi đã đứng lên "trả đòn" lại chị dâu ghê gớm Nhìn bố mẹ chồng bắt đầu tỏ thái độ không bằng lòng. Vy biết nếu Vy còn tiếp tục nhẫn nhịn thì sẽ chẳng có chỗ đứng trong nhà nữa. Nhiều hôm mệt bở hơi tai mà vào bữa cơm, Vy vẫn bị chị dâu chồng chê trách này nọ. (Ảnh minh họa) Vy đi làm dâu cũng đã được 5 tháng, nhưng...