Nhận nhiều thông tin đáng thất vọng, giới đầu tư hoang mang
Phố Wall có phiên giao dịch ảm đạm trong ngày thứ Sáu (11/12), khép lại một tuần đầy bất ổn trên thị trường.
Thứ Sáu, chứng khoán Mỹ tiếp tục đối mặt với một loạt các thông tin gây thất vọng, phá vỡ tâm lý lạc quan quá đà trên thị trường trong vài tuần qua.
Tại Washington, gói viện trợ kinh tế trị giá 908 tỷ USD do lưỡng đảng đề xuất vẫn còn lấp lửng, không chắc chắn ngay cả khi dữ liệu cho thấy thất nghiệp trên thị trường lao động đang trong tình trạng đáng báo động do làn sóng dịch bệnh thứ hai tại Mỹ.
Thượng viện Mỹ hôm thứ Sáu vừa kịp thông qua dự luật gia hạn ngân sách chi tiêu thêm một tuần để giữ cho chính phủ không phải đóng cửa. Mặc dù vậy, các nhà lập pháp đảng Cộng hòa ở Thượng viện vẫn khăng khăng thúc đẩy một gói viện trợ kinh tế có quy mô nhỏ hơn so với đề xuất của lưỡng đảng, với quan điểm khác biệt tập trung vào điều khoản viện trợ cho chính quyền địa phương và miễn từ trách nhiệm cho các doanh nghiệp.
Cùng ngày, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, cơ quan này sẽ cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp ngay cho vắc-xin Covid-19 của Pfizer và BioNTech sản xuất, sau khi được hội đồng tư vấn khuyến nghị phê duyệt trước đó vào hôm thứ Năm.
Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ đang ngày càng mất kiểm soát. Trung bình mỗi ngày trong tuần vừa qua Mỹ ghi nhận 211.127 ca nhiễm mới với kỷ lục 107.258 bệnh nhân Covid-19 đang nhập viện điều trị.
Tuy nhiên, một số quốc gia đã thất bại trong cuộc đua sản xuất vắc-xin Covid-19. Hãng dược của Pháp thông báo hôm thứ Sáu, chương trình vắc-xin Covid-19 mà họ đang phát triển với gã khổng lồ dược phẩm của Anh là GlaxoSmithKline đã bị trì hoãn.
Trong khi đó Úc đã hủy bỏ đơn đặt hàng trị giá 750 triệu USD cho vắc-xin Covid-19 do Đại học Queensland và hãng CSL phát triển, sau khi tiêm chủng thử nghiệm tạo ra kết quả xét nghiệm dương tính giả với HIV ở một số tình nguyện viên tham gia.
Về dữ liệu kinh tế Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng nhẹ 0,1% trong tháng 11, trong khi tháng trước đó tăng 0,3%, Bộ Lao động Mỹ báo cáo hôm thứ Sau. Đây là mức tăng nhỏ nhất trong vòng bảy tháng vừa qua, nhấn mạnh tình thiếu áp lực lạm phát trong nền kinh tế vẫn đang vật lộn để vượt qua sự tàn phá của đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên 11/12, chỉ số Dow Jones tăng 47,11 điểm ( 0,16%), lên 30046,37 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,64 điểm (-0,13%), xuống 3.663,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 27,94 điểm (-0,23%), xuống 12.377,87 điểm.
Video đang HOT
Tính chung cả tuần, S&P 500 giảm 0,96%, Nasdaq Composite giảm 0,69% và Dow Jones giảm 0,57%.
Chứng khoán châu Âu có phiên cuối tuần lao dốc, kết thúc một tuần đầy lo lắng trước số phận của thoả thuận thương mại Brexit.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm thứ Sau tuyên bố, Anh cần phải chuẩn bị cho kịch bản sẽ không có thỏa thuận thương mại hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU). Trong khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cảnh báo, “các quan điểm giữa hai bên về cơ bản vẫn còn nhiều khác biệt”.
Thời hạn Brexit đang đến gần và nếu thoả thuận không được ký kết trước ngày 31/12/2010, các mối quan hệ thương mại hiện tại giữ Vương quốc Anh và EU sẽ chấm dứt, kết quả này rất có thể gây chấn động mạnh lên thị trường toàn cầu.
Kết thúc phiên 11/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 53,01 điểm (-0,80%), xuống 6.546,75 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 181,43 điểm (-1,36%), xuống 13.114,30 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 42,10 điểm (-0,76%), xuống 5.507,55 điểm.
Tính chung tuần qua, chỉ số FTSE 100 giảm 0,05%, chỉ số DAX giảm 1,39% và CAC40 giảm 1,81%.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên ngày thứ Sáu. Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm do những bất ổn xung quanh Brexit và các ca nhiễm Covid-19 tăng cao.
Chứng khoán Trung Quốc giảm do thị trưởng vẫn chưa cởi bỏ được những gánh nặng tâm lý gây ra bởi căng thẳng với Mỹ bùng lên thời gian gần đây.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ khi các tiến độ về vắc-xin Covid-19 vẫn đang nâng đỡ tâm lý giới đầu tư.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, ghi nhận chuỗi tăng hàng tuần dài nhất kể từ tháng 11/2019 trước những dữ liệu xuất khẩu mạnh mẽ và sự lạc quan đối với vắc-xin Covid-19.
Kết thúc phiên 11/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 103,72 điểm (-0,39%), xuống 26.652,52 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 26,08 điểm (-0,77%), xuống 3.347,19 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 95,28 điểm ( 0,36%), lên 26.505,87 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 23,60 điểm ( 0,86%), lên 2.770,06 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,37%, chỉ số Shanghai Composite giảm 2,83%, chỉ số Hang Seng giảm 1,23% và chỉ số KOSPI tăng 1,41%.
Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu phục hồi nhẹ nhờ đồng USD suy yếu, nhưng giao dịch ảm đạm, khi giới đầu tư chủ yếu đứng ngoài quan sát, chờ đợi những nỗ lực đàm phán của Anh và EU, bên cạnh gói kích thích kinh tế tại Mỹ.
Kết thúc phiên 11/12, giá vàng giao ngay tăng 3,10 USD ( 0,17%), lên 1.839,50 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 6,20 USD ( 0,34%), lên 1.843,60 USD/ounce.
Trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,07%, giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 0,20%.
Tuần này, thị trường không mấy lạc quan với giá vàng. Trong số 15 chuyên gia trên phố Wall tham gia khảo sát của Kitco, có 5 người, chiếm 33%, dự báo vàng sẽ tăng giá. Trong khi có tới 6 người, chiếm 40%, cho rằng giá vàng giảm và 4 người, chiếm 27%, dự báo giá vàng đi ngang.
Đối với khảo sát trực tuyến, trong số 1.507 người tham gia, có 820 người, tương đương 54%, tin rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần này. 428người khác, chiếm 28%, cho rằng giá vàng sẽ giảm và 259 người còn lại, chiếm 17%, có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu trong bối cảnh New York ban hành lệnh hạn chế mới để ngăn chặn đại dịch Covid-19. Những tin tức tiêu cực đã làm lu mờ những tiến độ đối với các chương trình triển khai vắc-xin.
Kết thúc phiên 11/12, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI giảm 0,21 USD (-0,45%), xuống 46,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,28 USD (-0,56%), xuống 49,97 USD/thùng.
Trong tuần, giá dầu WTI tăng 0,67%, giá dầu Brent tăng 1,46%.
Tỷ giá USD hôm nay 11/12: USD lại quay đầu giảm
Tỷ giá USD ngày 11/12 diễn biến theo xu hướng giảm, xuống dưới ngưỡng 91,00 điểm.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,78 điểm, giảm 0,31% so với 91,09 điểm trước đó.
USD giảm giá sau các phiên tăng nhẹ từ đầu tuần khiến tỷ giá đồng tiền này lại quay đầu về dưới ngưỡng 91,00 điểm.
USD tiếp tục giảm nhẹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá đây là mức giảm nhẹ, ít biến động, có xu hướng ngưng lại trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi thông tin về gói kích thich kinh tế mới ở Mỹ.
Tính đến thời điểm này, cả phía Dân chủ và Cộng hòa tại Mỹ đều đã đưa ra đề xuất gói cứu trợ kinh tế mới. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ vẫn chưa có bước đột phá nhằm thông qua khoản tiền lên tới gần nghìn tỷ USD đề vực dậy nền kinh tế.
Những diễn biến về việc USD suy yếu mạnh so với đồng euro, theo các chuyên gia, cho thấy hoạt động kinh tế của châu Âu đang tốt hơn Mỹ.
Tuy nhiên, tin tức tích cực về vaccine COVID-19 và triển vọng về nhiều biện pháp kích thích tài chính của Mỹ trong năm tới được dự báo sẽ tiếp tục gây áp lực lên đồng bạc xanh.
Tại thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 10/12, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến quanh mức: 23.040 đồng/USD và 23.220 đồng/USD.
Tới cuối phiên 10/12, Vietcombank và BIDV niêm yết tỷ giá ở mức: 23.040 đồng/USD và 23.220 đồng/USD. Vietinbank: 23.045 đồng/USD và 23.225 đồng/USD. ACB: 23.050 đồng/USD và 23.210 đồng/USD.
Chốt phiên giao dịch 10/12, tỷ giá Euro đứng ở mức: 27.515 đồng (mua) và 28.629 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 30.471 đồng (mua) và 31.426 đồng (bán).
Lần đầu tiên chỉ số S&P 500 vượt mốc 3.700 điểm nhờ vaccine Covid-19 Chỉ số S&P 500 tăng 0,3%, đóng cửa ở mức hơn 3.702 và đây là lần đầu tiên chỉ số S&P 500 vượt mốc 3.700 điểm. Giá các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay trong phiên giao dịch ngày 8/12, khi vaccine ngừa Covid-19 mà công ty Pfizer của Mỹ...