Nhận nhầm xác, hỏa táng nhầm người
Chuyện hy hữu trên được phát hiện sáng 8-6, tại nhà tang lễ BV 354 (quận Ba Đình, Hà Nội). Theo giờ hẹn, một gia đình ở phố Thái Hà (quận Đống Đa) đến nhà tang lễ BV 354 để tổ chức lễ tang cho người thân của mình, bỗng họ tá hỏa khi tìm khắp nhà xác không thấy thi thể mẹ mình đâu.
Chuyện thật như… đùa
Đang tang gia bối rối lại vừa trải qua những giây phút thực sự bàng hoàng, anh Trần Q.Kh (ở Thái Hà, Hà Nội) không giấu được thái độ thất vọng kèm bực tức khi kể với chúng tôi chuyện đầy bức xúc vừa xảy đến với gia đình. Cách đây 4 ngày, mẹ vợ anh là cụ Trần Thị Th. (86 tuổi, ở Thái Hà, Hà Nội) qua đời do tuổi già sức yếu.
Cảnh ngộ trớ trêu khi thi thể người thân bị nhận nhầm, hoả táng nhầm
Sáng sớm 3-6, gia đình anh đưa thi thể bà cụ vào gửi tại nhà xác BV 354 và ký hợp đồng với Nhà tang lễ BV giữ xác cụ trong 75 giờ để sáng 8-6 làm lễ an táng. Số tiền phải nộp cho nhà tang lễ là hơn 10 triệu đồng. Thi thể cụ Th. được chuyển đến nhà xác cùng thời điểm, giao phó toàn bộ cho nhân viên nhà tang lễ BV. Các ngày sau, con cháu vào cũng chỉ đứng bên ngoài nhà xác thắp hương cho cụ.
Theo giờ đã đặt, 8h30 sáng qua, 8-6, cả gia đình nội ngoại của bà Th. cùng rất nhiều khách khứa gần xa, bạn bè của con cháu cụ đến Nhà tang lễ BV 354 để làm lễ an táng, phúng viếng cho cụ và đưa cụ đi an táng. Trước giờ khâm niệm, đại diện gia đình được Nhà tang lễ cho vào nhận mặt thi thể người thân.
Video đang HOT
Tại đây, các con của cụ sửng sốt khi phát hiện thi thể mà Nhà tang lễ BV chuyển ra không phải là thi thể của mẹ mình, từ quần áo, chăn đắp cho đến gương mặt đều không phải. Biết tin, rất nhiều con cháu của cụ Th. đã tá hỏa đòi vào nhà xác để nhận mặt thi thể người thân, họ đều phải thất vọng.
Cả nhà xác còn 3 thi thể khác đang được lưu giữ nhưng không hề có thi thể của cụ Th. Anh Kh. – con rể cụ Th. kể lại “chúng tôi có hỏi kỹ nhân viên nhà xác tên tuổi của 3 thi thể đang được lưu giữ nhưng họ nói không biết, vì họ không ghi tên tuổi của các thi thể này, cũng không đánh số thứ tự để phân biệt.
Quá đỗi đau đớn, anh Vũ Ngọc Kh., trưởng nam của cụ Th., đại diện cho gia đình buộc phải tuyên bố hoãn tang lễ với toàn thể con cháu, khách đến phúng viếng, tiễn đưa mẹ mình. Mặt khác, gia đình yêu cầu phía BV phải giải thích sự việc và nhanh chóng tìm lại thi thể của cụ Th. để giảm bớt nỗi đau, sự tức giận, bức xúc cũng như những mối hoài nghi trong từng thành viên của gia đình.
Hai cảnh ngộ trớ trêu
Ngay lập tức, Ban quản lý Nhà tang lễ BV 354 và cả Ban giám đốc BV đã trực tiếp xuống làm việc với gia đình cụ Th. để tìm biện pháp giải quyết. Phía Nhà tang lễ BV đã liên lạc với tất cả các gia đình có gửi thi thể người thân và làm lễ an táng tại Nhà tang lễ BV trong 4 ngày qua, mời đại diện của các gia đình này đến làm việc.
Cuối cùng, đại diện gia đình cụ Trần Th. H. (94 tuổi, ở Hà Nội) đến, vào nhà xác và vô cùng bàng hoàng khi nhận ra thi thể của cụ H. vẫn còn ở đây. Đau đớn thay, trước đó 1 ngày (tức ngày 7-6), chính gia đình này đã vào nhận xác cụ và tổ chức lễ an táng tại Nhà tang lễ BV trước khi đưa thi thể cụ H. xuống Nghĩa trang Văn Điển hỏa táng.
Như vậy là đã có một sự nhầm lẫn. Thi thể được hỏa táng tại Nghĩa trang Văn Điển 1 ngày trước chắc chắn không phải thi thể của cụ H.
Ông Trần M., con trai cụ H. nuốt từng giọt nước mắt chảy ngược vào trong, cố gắng giữ bình tĩnh để đối diện với sự thật đau xót rằng gia đình mình đã an táng nhầm người, hỏa táng nhầm thi thể không phải là thi thể mẹ mình. Ông cũng tỏ rõ sự xót xa khi đối mặt với những người thân trong gia đình cụ Th., bởi rất có thể thi thể mà gia đình ông đã hỏa táng ngày hôm trước chính là thi thể của cụ Th. Phía gia đình cụ Th. gặng hỏi, ông chỉ nói “bà cụ ở với gia đình tôi và hôm đó, chính tôi đã vào nhà xác để nhận mặt thi thể cụ. Thế nhưng… gia đình tôi đã… nhận nhầm người”.
Trong câu chuyện bên ngoài, tôi được một nhân viên Nhà tang lễ BV 354 cho biết, trước lúc khâm niệm, bao giờ họ cũng cho các gia đình vào nhận mặt thi thể người thân. Do lưu giữ trong hầm lạnh vài ngay, thi thể các cụ cũng biến dạng đi ít nhiều. Dù vậy, chuyện nhận nhầm xác thực sự là một chuyện… rất hy hữu.
Những người thân trong gia đình cụ Th. lên tiếng yêu cầu BV phải tiến hành xét nghiệm AND với tro của thi thể bà cụ đã được gia đình bà H. hỏa táng tại Nghĩa trang Văn Điển ngày 7-6, nhằm khẳng định chính xác đó có phải là tro của người nhà mình không để xin về thờ cúng. Lại nhìn ông Trần M. lặng lẽ vào nhận quan tài có chứa thi thể mẹ mình đưa lên xe ô tô hướng về Nghĩa trang Văn Điển làm hỏa táng… lần 2, thật khó cầm nước mắt.
Chiếc xe đưa ông M. vận chuyển thi thể cụ H. xuống Nghĩa trang Văn Điển hôm nay chính là chiếc xe do gia đình cụ Th. thuê đến để chở thi thể cụ Th. đi an táng.
Được biết, trong biên bản “Xác nhận việc nhầm thi hài giữa cụ Trần Thị Th. và cụ Trần Thị H.” do đại diện BV 354 và đại diện gia đình bà Trần Thị Th. cùng ký, phía BV 354 đã nhận và chịu toàn bộ trách nhiệm về sai sót trong việc quản lý thi hài dẫn đến tình huống nhầm lẫn thương tâm trên.
Theo ANTD
Tổ chức đám cưới tại nhà tang lễ
Do suy thoái về kinh tế, nhiều cặp đôi ở Mỹ chọn nhà tang lễ để tổ chức lễ cưới nhằm cắt giảm chi tiêu. Cặp đôi Paulita và Tony Flores là một điển hình và họ rất vui vì điều này.
Hình ảnh các cô dâu trong nhà tang lễ.
Paulita và Tony Flores thuộc bang Indiana tổ chức đám cưới hồi tháng 12 năm ngoái tại nhà tang lễ . Bên cạnh hoa cưới trang hoàng rất đẹp là những ngôi mộ xếp hàng kéo dài. Đám cưới của họ cho thấy một xu hướng mới của giới trẻ, họ muốn tiết kiệm chi tiêu bằng cách tổ chức tại nhà tang lễ.
Hiện nay ở Mỹ, nhiều nhà tang lễ không chỉ phục vụ các đám tang mà còn có nhiều dịch vụ khác như đám cưới, đám hỏi, sinh nhật, tiệc tùng... Trước đây người ta thường quan niệm nhà tang lễ gợi đến điều gì đó tang tóc, không may mắn nhưng giờ quan niệm đã một phần thay đổi do suy thoái kinh tế.
Nhiều nhà hàng, trung tâm tổ chức đám cưới phải đóng cửa do thua lỗ nhưng nhà tang lễ thì không thể đóng cửa. Không còn cách nào khác để tồn tại, họ mở thêm các dịch vụ khác với giá cả phải chăng. Giá cả hợp lý là một trong những lý do khách tìm đến để tổ chức các sự kiện ở nhà tang lễ ngày càng đông.
Bà Sue Totterdale, chủ tịch hiệp hội hôn lễ tại Mỹ, cho biết: "Nhiều người nghĩ rằng tổ chức hôn lễ tại nhà tang lễ sẽ có thể không gặp may nhưng thực tế cũng không khác gì so với nhà tờ vì nhà thờ cũng để quan tài".
Hiện nay ở Mỹ cũng có nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới trước mộ ông bà hoặc tổ tiên vì theo họ như vậy sẽ rất ý nghĩa.
đỗ quyên
Theo Usatoday/Bưu Điện Việt Nam
Những kiểu mai táng tàn nhẫn nhất thế giới (P.2) Những tập tục mai táng kì quặc này khiến bất kì ai cũng phải sởn da gà vì mức độ độc ác đến khó tin. 7. Chôn hai lần Sau khi xác phân hủy, những bộ xương còn lại sẽ được dùng để làm vật dụng gia đình Ở Melanesia, cư dân của quần đảo Trobriand chôn người chết đến hai lần. Đầu...