Nhân ngày nhuận, giải thích lý do năm nhuận tồn tại và tầm quan trọng ‘1-0-2′ của nó
Cảm thấy hơi gò bó phải không? Thế thì đâu còn niềm vui nghỉ bù, hay những bữa phát hiện ra rằng ngày nghỉ lễ nằm ngay sát một ngày nghỉ thường?
Cứ 4 năm một lần, những người sinh ngày 29/2 sẽ có dịp mở tiệc ăn mừng sinh nhật cho đúng bữa. Nếu như các bạn không để ý thì năm 2020 này chính là năm nhuận đó, và ngày nhuận năm nay rơi vào đúng thứ Bảy, quá tiện để tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ ăn mừng dịp đặc biệt.
Tại sao lại có năm nhuận? Giải thích một cách đơn giản: Trái Đất mất 365,242 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trời; khi tính chẵn 365 ngày/năm, ta đã để thừa ra gần 1/4 ngày sau mỗi năm.
Để bạn dễ hình dung, nhà khoa học hành tinh James O’Donoghue làm ra video trực quan dưới đây, giải thích lý do vì sao ta lại có một ngày thừa ra sau khi Trái Đất quay xong 4 vòng quanh Mặt Trời.
Người Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra vòng quay lẻ ngày này của Mặt Trời, nhưng truyền thống năm nhuận hiện tại bắt nguồn từ hồi thế kỷ 16, khi Giáo hoàng Gregory đã sửa bộ lịch mà Julius Caesar đặt ra năm xưa.
Cứ bốn năm, ta lại thêm một ngày nhuận vào lịch, thế nhưng năm nhuận không diễn ra đều đặn như bạn tưởng đâu. Một vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời là 365,2422 ngày chứ không dễ tính như 365,25, vậy ắt phải có cách nào đó để chỉnh cho lịch được đúng.
Người nghĩ ra cách thức khéo léo đó chính là Giáo hoàng Gregory.
Những năm nhuận chia hết được cho 100, ví dụ như năm 1900 sẽ bị bỏ qua (không được tính là năm nhuận nữa) trừ khi nó cũng chia hết cho 400, ví dụ như năm 2000 chẳng hạn. Một năm có bao nhiêu biến động, nên cứ mặc nhiên cho năm nhuận trôi qua thì cũng chẳng ai đoái hoài đâu, nên cứ 400 năm lại hủy ngày nhuận một lần thì lịch của toàn thế giới sẽ chính xác được.
Theo tính toán, lần bỏ qua năm nhuận tiếp theo sẽ rơi vào năm 2100. Đa số chúng ta sẽ không có dịp chứng kiến năm đặc biệt này.
Luật bất thành văn từ thế kỷ 16 này vẫn đúng cho tới ngày nay. Nếu không có nó, lịch của Trái Đất sẽ lệch với 4 mùa vốn có. Nếu như năm nay, ta quyết định hủy ngày nhuận, thì tới năm 2100, lịch của chúng ta sẽ lệch mùa khoảng 20 ngày. Năm mới sẽ không bắt đầu vào đầu mùa Đông mà lại lệch thành cuối Xuân. Rồi khi năm 2400 tới, ngày Thu phân (23-24/9 hàng năm) sẽ diễn ra vào dịp năm mới.
Giá trị đảo lộn hết cả, chả biết đường nào mà lần!
Video đang HOT
Chẳng có cách nào khác đâu, ta phải có một ngày nhuận mỗi 4 năm và bỏ năm nhuận mỗi 400 năm. Biết làm sao được, Hệ Mặt Trời là một cái đồng hồ vận hành bằng lực hấp dẫn chính xác vô cùng, và ta không thể (hay lạc quan mà nói là chưa thể) chỉnh được cái kim mang tên Trái Đất.
Thế nhưng ta có thể chỉnh sửa lịch hàng năm sao cho phù hợp với vòng quay của Trái Đất. Hai giáo sư công tác tại Đại học Johns Hopkins mong muốn làm vậy với một hệ thống lịch không bao gồm năm nhuận, không phải thay đổi cho tới mãi về sau; ngày mùng 2 tháng Hai hàng năm sẽ luôn rơi vào thứ Ba.
Để vừa với vòng quay của Trái Đất, hai vị giáo sư thêm hẳn một tuần nhuận sau khoảng 5 hoặc 6 năm. Tức là mỗi một thập kỷ, ta sẽ chỉ phải đối mặt với một tuần nhuận thôi.
Nhà sáng lập Kodak, ông George Eastman cũng đề xuất một loại lịch của riêng mình: Lịch Cố định Quốc tế với cố định 28 ngày/tháng, một năm có tổng cộng 13 tháng với “tháng thứ 13″ được đặt tên là Sol, nằm giữa tháng Bảy và tháng Tám; cuối mỗi năm đều có một ngày nhuận được dùng làm ngày nghỉ. Lịch này cũng vẫn có ngày nhuận sau 4 năm.
Lịch Cố định Quốc tế do George Eastman đề xuất.
Theo bộ lịch này, tháng nào cũng có chính xác 4 tuần, và ngày đầu tiên của tháng sẽ luôn là thứ Hai, ngày thứ hai thì là thứ Ba và cứ thể tiếp diễn tới những tháng sau. Điều đó đồng nghĩa với việc những dịp đặc biệt, những ngày lễ Tết, những ngày sinh nhật của từng cá nhân sẽ luôn rơi vào một thứ nhất định.
Cảm thấy hơi gò bó phải không? Thế thì đâu còn niềm vui nghỉ bù, hay những bữa phát hiện ra rằng ngày nghỉ lễ nằm ngay sát một ngày nghỉ thường?
Việc đổi lịch chẳng đơn giản đến thế đâu, hiện tại ta vẫn cứ hài lòng với cách tính ngày tháng hiện tại đó thôi! Nhắc lại một lần nữa: thứ Bảy này là ngày nhuận đó các bạn, tự tặng cho mình một cái gì đó đặc biệt nhỉ? Ăn một cây kem lạnh buốt nhưng ngọt lịm vào 7h sáng chẳng hạn.
Theo Tổ Quốc
Vì sao có hẳn một câu lạc bộ những người sinh 29/2
Ngoài ra, tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân.
1. Ngày bổ sung: Cứ mỗi 4 năm, trên bảng lịch tháng 2 lại xuất hiện thêm một ngày: 29/2, còn được gọi là ngày nhuận (Leap Day). 24 giờ này là khoảng thời gian được thêm vào để đảm bảo phù hợp với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Cụ thể, một năm có 365 ngày song thời gian thực tế để Trái Đất quay quanh Mặt Trời dài hơn một chút; khoảng 365,2421 ngày hoặc 365 ngày, 5 giờ, 48 phút và 45 giây.
Nếu không thêm một ngày vào 29/2 thì gần như cứ sau 4 năm, chúng ta sẽ mất gần 6 giờ/năm. Sau 100 năm, lịch của chúng ta sẽ mất khoảng 24 ngày.
29/2 được gọi là ngày nhuận, 4 năm có một lần. Ảnh Shutterstocks.
2. Ở các loại lịch Do Thái, Trung Quốc và Phật giáo hay còn gọi là Âm lịch, dựa trên các chu kỳ của tuần trăng, mỗi năm có đến một tháng nhuận.
Có một khoảng lệch 11 ngày giữa năm đo bằng chu kỳ mặt trăng so với năm đo bằng quỹ đạo Trái Đất quanh Mặt Trời, nên các lịch này định kỳ thêm các tháng nhuận để theo dõi.
3. Những người sinh vào ngày nhuận thường tự gọi mình là Leaping, Leapers, Leapsters hay L eap Day babies. Một câu lạc bộ dành cho những người sinh vào 29/2 có tới 10.000 thành viên trên toàn thế giới.
4. Tỷ lệ người sinh vào ngày 29/2 là 1/1.461. Thậm chí tỷ lệ này còn thấp hơn so với việc sinh ra với 11 ngón tay hoặc ngón chân. Trên thế giới chỉ có khoảng 5 triệu người sinh vào ngày nhuận.
Tỷ lệ được sinh ra vào ngày 29/2 còn thấp hơn so với có 11 ngón chân hay ngón tay. Ảnh: St. Clair Hospital.
5. Cứ 5 cặp vợ chồng ở Hy Lạp thì một cặp k hông có ý định kết hôn vào năm nhuận. Họ tin rằng đó là điều xui xẻo.
6. Các nhà chiêm tinh học tin rằng những người sinh vào ngày nhuận sẽ sở hữu tài năng đặc biệt, thường là về nghệ thuật.
7. Karin Henriksen người Na Uy đã sinh ba đứa con vào ngày 29/2 liên tiếp - một cô con gái vào năm 1960 và hai con trai vào năm 1964 và 1968.
8. Tại Hong Kong, sinh nhật hợp pháp của những người sinh vào ngày nhuận là 1/3 trong khi tại New Zealand là 28/2. Nếu canh đúng thời gian, người sinh ngày nhuận có thể bay từ nước này qua nước kia và đón sinh nhật dài nhất thế giới.
9. Ở Đài Loan, nhiều người tin rằng con gái có chồng trở về nhà trong tháng nhuận âm lịch không tốt cho sức khỏe cha mẹ . Con gái được khuyên nên mang mì về để chúc cha mẹ mình sức khỏe và may mắn.
Nhiều cô gái chọn ngày 29/2 để ngỏ lời với chàng trai mình thích. Ảnh: bridesblush.
10. Theo truyền thuyết ở Ireland, Thánh Patrick đã chỉ định ngày xảy ra 4 năm một lần - ngày 29/2 - là ngày phụ nữ chủ động cầu hôn đàn ông. Tại một số nơi, Leap Day được gọi là "Ngày của người chưa vợ".
Năm 1288, Scotland thậm chí còn thông qua đạo luật cho phép phái yếu chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận.
Vào ngày này, nếu được một cô gái cầu hôn, phái nam nếu không đồng ý sẽ tặng lại một chiếc khăn lụa (hoặc áo khoác lông, tiền) thay vì từ chối thẳng thừng. Tại một số nước châu Âu, lời từ chối sẽ là 12 cặp găng tay.
Theo news.zing.vn
Thông báo: Hết Tết, quay lại đi học đi làm, không nói nhiều! Vèo một cái hơn 10 ngày nghỉ lễ trôi nhanh như cái chớp mắt. Các dân chơi chính thức "tắt điện" vì hết Tết thật rồi! Thế là hết Tết! Dù nhà bạn có làm cỗ hết Tết hay chưa thì với dân đi làm hay đi học, mùng 6 đã chấm dứt chuỗi ngày ăn chơi. Mới ngày nào còn dọn nhà,...