Nhận mặt dàn tiêm kích Trung Quốc dọa Myanmar
Để ngăn chặn chiến đấu cơ Myanmar không lặp lại bi kịch trên đất Trung Quốc, ngày 14/3, Bắc Kinh đã điều khẩn phi đội Su-27SK lên đường làm nhiệm vụ.
Thông tin này được Tân Hoa Xã ngày 14/3 cho biết, theo đó Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tới tuần tra tại khu vực biên giới với Myanmar sau vụ dội bom hôm 8/3 khiến 4 thường dân địa phương thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Theo người phát ngôn quân đội Trung Quốc, phi đội chiến đấu máy bay chiến đấu đã được lệnh “theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi” các máy bay quân sự của Myanmar bay gần biên giới.
Trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc lại điều phi đội Su-27SK mà không phải tiêm kích khác lên đường làm nhiệm vụ, đại diện của Không quân Trung Quốc cho biết, do dòng tiêm kích này có khả năng chiếm ưu thế trên không, tấn công, tiêu diệt các loại chiến đấu cơ có và không có người lái, cũng như bắn hạ các loại tên lửa hành trình, tấn công tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên biển… Vì vậy, Su-27SK được xem là át chủ bài trong tác chiến tầm trung.
Su-27SK sở hữu khả năng cơ động cao cùng với lực đẩy động cơ mạnh, có thể đạt vận tốc Mach 2 (nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh), tương đương 2.500 km/h. Máy bay còn có thiết kế khí động học hoàn hảo (dọc thân và cánh), giúp nó có độ cân bằng cao.
Video đang HOT
Với 10 giá treo, Su-27SK có thể mang hơn 8 tấn vũ khí ở 2 cánh, bao gồm các loại khí tài như tên lửa không đối không, không đối đất, bom… Hệ thống kiểm soát vũ khí của Su-27SK cho phép phi công nhanh chóng sử dụng các loại tên lửa hoặc bom chuyên dụng nhằm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất.
Hỗ trợ cho việc tiêu diệt mục tiêu là hệ thống radar và hệ thống cảnh báo sớm. Radar của Su-27SK đảm bảo phát hiện các mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển trong bán kính 100km. Ngoài ra, nó có thể đồng thời theo dõi 10 mục tiêu và chỉ ra mục tiêu nguy hiểm nhất.
Hệ thống kiểm soát mục tiêu Optronic của Su-27SK bao gồm các thiết bị định vị quang điện và HMS, hệ thống hiển thị gắn trên mũ phi công. Hệ thống quang điện tử bao gồm các thiết bị tìm kiếm, theo dõi hồng ngoại và laser để đo khoảng cách và kích thước của mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.
Hệ thống vũ khí của Su-27SK gồm 1 pháo tự hành GSh-301 cỡ nòng 30mm với 150 băng đạn cùng nhiều loại tên lửa và bom chuyên dụng được lắp trên 10 giá treo ở 2 cánh và dưới thân.
Su-27SK có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung bán tự động dẫn đường bằng radar, hai tên lửa tầm nhiệt, 6 tên lửa đối không tầm trung dẫn đường và 6 tên lửa tầm nhiệt tầm ngắn.
Ngoài ra, Su-27SK còn có thể mang theo bom kích cỡ 500kg, 250kg hoặc 100kg để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc các loại tên lửa đối đất khác.
Theo Đất Việt
TQ điều khẩn tiêm kích sau vụ Myanmar không kích kinh hoàng
Ngày 14/3, Trung Quốc điều gấp phi đội tiêm kích đến tỉnh Vân Nam nhằm ngăn chặn máy bay Myanmar sau vụ không kích kinh hoàng làm 4 dân thường thiệt mạng.
Theo Tân Hoa Xã ngày 14/3, Không quân Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tới tuần tra tại khu vực biên giới với Myanmar sau vụ bom rơi hôm 8/3 khiến 4 thường dân địa phương thiệt mạng.
Theo người phát ngôn quân đội Trung Quốc, 7 nhóm máy bay chiến đấu đã được lệnh "theo dõi, giám sát, cảnh báo và xua đuổi" các máy bay quân sự của Myanmar bay gần biên giới.
Phi đội Su-27 của Trung Quốc với đầy đủ "nanh vuốt" thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Vụ việc này đã khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu Đại sứ Myanmar tại Bắc Kinh Thit Linn Ohn tới bày tỏ quan ngại về vụ bom rơi từ một máy bay chiến đấu của Myanmar xuống địa phận tỉnh Vân Nam trước đó khiến nhiều dân thường thương vong.
Thứ trưởng Lưu Chấn Dân đã yêu cầu phía Myanmar điều tra rõ vụ việc, đồng thời trừng phạt nghiêm khắc thủ phạm và có biện pháp ngăn chặn vụ việc tương tự tái diễn, bảo vệ an ninh và ổn định tại khu vực biên giới hai nước.
Trước đó, ngày 8/3, chính quyền Trung Quốc cho biết một quả bom rơi từ máy bay không quân Myanmar xuống một khu làng tại thành phố Lan Thương, tỉnh Vân Nam khiến 4 công nhân thiệt mạng và 9 người bị thương - trái ngược với những thông tin Trung Quốc đưa trước đó cho rằng vụ không kích không gây thiệt hại về người.
Hiện nay Myanmar vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức nào về chiếc máy bay đã thực hiện vụ không kích kinh hoàng nói trên, tuy nhiên đã có một số giả thiết về thủ phạm của vụ việc này.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, thủ phạm chính là chiếc tiêm kích MiG-29 khi chúng truy quét các tay súng thuộc Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA).
Trong khi đó, Diplomat đã nghi vấn "thủ phạm" của vụ dội bom này chính là cường kích Q-5 do Trung Quốc sản xuất và bán cho Không quân Myanmar.
Xung đột đã bùng phát từ đầu tháng Hai vừa qua giữa quân đội Chính phủ Myanmar và lực lượng dân tộc thiểu số, được gọi MNDAA, khiến hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn dân thường phải lánh nạn tới các vùng khác ở Myanmar hoặc vượt biên sang Trung Quốc.
Trước tình trạng này buộc Chính phủ Myanmar ngày 17/2 phải ban bố tình trạng khẩn cấp và áp đặt tình trạng thiết quân luật ở khu vực này trong ba tháng.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Số lượng thực của Không quân Trung Quốc Được đánh giá là lực lượng Không quân mạnh thứ 3 trên thế giới, tuy nhiên số lượng máy bay quân sự của Trung Quốc đến này vẫn là ẩn số. Theo số liệu mới nhất được Mạng tin tức tổ hợp công nghệ quân sự Nga ngày 2/3 đăng tải, Trung Quốc sở hữu trên 1.060 máy bay chiến đấu và máy...