Nhân loại từng đối phó với đại dịch như thế nào khi chưa có vaccine?

Theo dõi VGT trên

Khi các đại dịch càn quét qua các quốc gia trong nhiều thế kỷ, trước khi tìm ra vaccine, nhân loại đã nghĩ ra những ‘chiến lược sinh tồn’ độc đáo.

Cách ly

Lần đầu tiên biện pháp cách ly được thông qua để trở thành luật tại thành phố cảng Ragusa (ngày nay là Dubrovnik ở Croatia) là vào ngày 27/7/1377 trong Đại dịch hạch, hay còn gọi là Cái chết Đen. Luật này quy định: “Những người đến từ các khu vực có dịch hạch sẽ không được vào thành phố Ragusa trừ khi dành 1 tháng cách ly trên đảo Mrkan hoặc tại thị trấn Cavtat vì mục đích tránh lây nhiễm”. Vào thời điểm đó, các bác sĩ nhận thấy sự lan rộng của Cái chết Đen đã chậm lại qua việc cách ly các cá nhân này.

Nhân loại từng đối phó với đại dịch như thế nào khi chưa có vaccine? - Hình 1

Ảnh minh họa: Getty

Cách ly cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với dịch cúm năm 1918, hay còn gọi là cúm Tây Ban Nha tại các thành phố của Mỹ vào thế kỷ 20 sau khi những người lính trở về từ Thế chiến I.

Tại San Francisco, những người đến đây bằng đường biển đều bị cách ly trước khi vào thành phố. San Francisco và St. Louis cũng cấm tụ tập đông người cũng như yêu cầu các trường học và rạp chiếu phim đóng cửa. Philadelphia là một minh chứng cho thấy việc không cách ly sẽ gây ra hậu quả như thế nào khi 72 giờ sau một cuộc biểu tình trên quy mô lớn, 31 bệnh viện của thành phố này đều hết sức chứa.

Đảm bảo cách ly xã hội khi bán đồ ăn và thức uống

Đại dịch Covid-19 không phải là đại dịch đầu tiên bùng phát ở Italy. Trong đại dịch hạch ở Italy (1629 – 1631), các cư dân vùng Tuscany đã nghĩ ra một cách sáng tạo để bán được rượu mà không cần rời khỏi nhà gọi là “cửa sổ rượu” (buchette del vino).

Những ô cửa sổ hẹp khi đó đã được thiết kế trên tường nhằm giúp người bán chuyển các món hàng của họ cho các khách hàng đang đứng chờ. Những người bán rượu vào thế kỷ 17 thậm chí đã sử dụng dấm để khử trùng khi nhận tiền từ khách hàng. Có khoảng hơn 150 cửa sổ rượu ở thành phố Florence, và 400 năm sau đại dịch hạch, chúng một lần nữa lại được sử dụng để phục vụ cho các khách hàng mua mọi thứ từ rượu, cà phê cho tới kem trong đại dịch Covid-19 ở Italy.

Đeo khẩu trang

Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân trong đại dịch hạch thường phải đeo những chiếc khẩu trang trông giống mỏ chim dài. Họ đã có một ý tưởng phù hợp bởi những “chiếc mỏ chim dài” này có thể tạo ra sự giãn cách xã hội giữa bác sĩ và bệnh nhân, cũng như phần nào che phủ miệng và mũi của họ. Tuy nhiên, họ đã sai về mặt khoa học khi cho rằng dịch bệnh lây lan là do những mùi khó chịu trong không khí và những chiếc mỏ này thường được nhồi các loại cỏ có mùi hương bên trong với niềm tin là việc này sẽ ngăn được bệnh tật.

Nhân loại từng đối phó với đại dịch như thế nào khi chưa có vaccine? - Hình 2

Ảnh minh họa: Getty

Trong đại dịch cúm năm 1918, những chiếc khẩu trang trở thành phương tiện hiệu quả nhất để ngăn dịch bệnh lây lan. Việc đeo khẩu trang là quy định bắt buộc tại San Francisco vào tháng 9/1918 và những người không tuân theo quy định này sẽ bị nộp phạt, bỏ tù hoặc bị nêu tên trên các tờ báo.

Tuy nhiên, báo chí không chỉ nêu tên những người này mà còn đưa ra các chỉ dẫn về cách đeo khẩu trang tại nhà. Mọi người thậm chí đã có những sáng tạo độc đáo với những chiếc khẩu trang và trang Seattle Daily Times thậm chí còn có một bài báo với tiêu đề: “Bộ sưu tập thời trang khăn che mặt phòng cúm” vào tháng 10/1918.

Rửa tay

Rửa tay nhằm giảm sự lây lan của dịch bệnh là một biện pháp vệ sinh phổ biến ngày nay nhưng việc rửa tay thường xuyên vẫn là một khái niệm mới mẻ vào đầu thế kỷ 20. Để khuyến khích hành động này, các phòng vệ sinh dành riêng cho khách đã được lắp đặt ở tầng trệt của mỗi ngôi nhà như một cách để bảo vệ gia đình khỏi các loại vi khuẩn từ những vị khách hoặc những người chuyển phát đồ. Trước đó, những vị khách thường đi thẳng vào nhà và đem theo các loại vi khuẩn từ bên ngoài.

Lý thuyết về vi khuẩn là một khái niệm tương đối mới khi các nhà khoa học như Louis Pasteur, Joseph Lister và Robert Koch đưa ra vào giữa những năm 1800 rằng, dịch bệnh gây nên từ những vi khuẩn không thể nhìn bằng mắt thường.

Đặt nhà vệ sinh ở tầng dưới là một biện pháp hữu hiệu khuyến khích mọi người dễ dàng rửa tay trước khi vào nhà.

Lớp học ngoài trời

Trong khi câu hỏi liệu có nên hay không nên quay lại trường học là một chủ đề phức tạp trong đại dịch Covid-19 thì đây không phải lần đầu tiên các trường học phải đau đầu trước vấn đề này.

Nhân loại từng đối phó với đại dịch như thế nào khi chưa có vaccine? - Hình 3

Một lớp học ngoài trời ở Charlottenburg, Đức năm 1939. Ảnh: Getty

Mặc dù khuyến khích hoạt động ngoài trời không phải lúc nào cũng là một ý tưởng hay nhưng biện pháp này từng giúp kiềm chế sự lây lan bệnh lao phổi vào đầu những năm 1900, dịch bệnh từng cướp đi sinh mạng của 450 người Mỹ/ngày với phần lớn là trẻ em.

Đức đã tiên phong trong việc tổ chức các lớp học ngoài trời và vào năm 1918, hơn 130 thành phố ở Mỹ cũng tổ chức học tập theo hình thức này./.

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử

Nằm giữa hai khu vực bị dịch hạch càn quét, Ferrara (Italy) vẫn ngăn chặn bệnh hiệu quả. Các biện pháp chống dịch từ thời đó đến nay vẫn được thế giới áp dụng để chống SARS-CoV-2.

Năm 1347, khi dịch hạch lần đầu gieo rắc nỗi khiếp sợ ở những khu vực lân cận, Italy bắt đầu thực hiện các biện pháp y tế chủ động để cách ly bệnh nhân, người nghi nhiễm, hạn chế đi lại giữa những vùng dịch.

Từ năm 1629 đến 1631, dịch hạch tàn phá hầu hết thành phố lớn và thị trấn ở miền Bắc, miền Trung Italy. Hơn 45.000 người tại Venice tử vong. Một nửa dân số của các thành phố như Parma, Veroca bị "quét sạch". Chỉ có Ferrara ở miền Bắc Italy thoát khỏi "nanh vuốt" của "Cái chết đen".

Theo History, đây là nơi gần như không chịu tổn thất vì dịch hạch và cũng không có ca tử vong nào vì đại dịch này.

Giáo sư sử học John Henderson của Đại học London (Anh), đồng tác giả cuốn sách Florence Under Siege: Surviving Plague in an Early Modern City đã lý giải câu chuyện chống dịch thành công của Ferrara với 3 cách làm dưới đây.

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử - Hình 1

"Cái chết đen" xâm chiếm và tàn phá Milan năm 1630. Nguồn: Getty.

Tự cách ly thành phố

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Ferrara (Italy), dựa trên tài liệu lưu trữ của thành phố, cùng bản thảo lịch sử, đã khám phá cách quản lý dịch bệnh của thành phố này khi "Cái chết đen" tấn công Italy năm 1629-1631.

Nhóm tác giả tin rằng thành công trong công tác chống dịch của Ferrara nằm ở sự kết hợp giữa giám sát người ra vào nghiêm ngặt, vệ sinh công cộng tốt và kiểm soát vệ sinh của từng cá nhân.

Trong 3 thế kỷ, kể từ khi dịch hạch "ghé thăm" Italy lần đầu tiên, các thành phố đông dân tại đây thường xuyên phải đối mặt đại dịch không dứt.

Ferrara thuộc vùng Émilie-Romagne, miền Bắc Italy khi đó, có khoảng 30.000 người. Thành phố này nằm dọc nhánh sông Po, nơi giáp ranh Padua và Bologna - hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch hạch năm 1630. Nằm giữa hai vùng dịch, Ferrara sớm tìm ra cách chặn đứng mầm bệnh bên ngoài thành phố.

Khi dịch bệnh ở mức đe dọa cao nhất, toàn bộ cánh cửa ra, vào bên ngoài đều bị đóng kín, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Chỉ những quý tộc giàu có, quan chức thành phố và bác sĩ mới được ra vào thành phố.

Thêm vào đó, người muốn đến cổng thành phải mang theo giấy tờ tùy thân, có dấu chứng minh không đến từ vùng dịch. Mọi người đều được theo dõi dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Cách làm của Ferrara gợi nhớ đến lệnh cách ly mà thành phố cảng Ragusa bên bờ biển Adriatic (nay là Dubrovnik của Croatia) áp dụng năm 1377. Đây cũng là nơi đầu tiên trên thế giới ra luật cách ly tất cả người dân trở về từ vùng dịch để ngăn chặn dịch hạch lây lan.

Tăng cường khử trùng, vệ sinh công cộng

Bất kỳ cá nhân nào bị nghi ngờ mắc dịch hạch đều sẽ bị đưa tới một trong hai bệnh viện cách ly ở bên ngoài bức tường thành phố Ferrara. Cả hai bệnh viện đều do nhà nước chi trả, có cơ sở vật chất tốt tương đương bệnh viện ở Florence, nơi đã chữa trị cho hơn 10.000 bệnh nhân của đại dịch "cái chết đen".

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử - Hình 2

Saint Vincent de Paul chăm sóc nạn nhân bệnh dịch hạch năm 1630. Nguồn: Getty.

Năm 1546, bác sĩ người Italy, Girolamo Fracastoro đưa ra lý thuyết về "hạt giống của bệnh tật". Ông hình dung cách lây truyền của dịch hạch là từ người sang người. Những "hạt giống bệnh tật" đó có thể dính, bám vào quần áo, đồ vật.

Chính từ giả thuyết này mà giới chức Ferrara khi đó liên tục đẩy mạnh các chiến dịch vệ sinh công cộng tại thành phố.

Đường phố được quét dọn thường xuyên. Những con thú, vật nuôi như chó, mèo, gà không còn xuất hiện nơi công cộng. Khắp các ngõ ngách, đội quân y tế rải bột vôi và rắc nó lên bất kỳ người nào nghi nhiễm bệnh hoặc nghi từng tiếp xúc người bệnh.

Trong nhà, cư dân cũng được lệnh khử trùng đồ vật. Mọi đồ đạc bị hư hỏng đều bị đem đi đốt cháy, nhằm tiêu diệt virus. Những đồ vật và tiền có giá trị được hơ trên đống lửa. Kèm theo đó, mọi ngõ ngách trong nhà đều được xịt nước hoa trong vòng 15 ngày. Quần áo bắt buộc phải phơi dưới ánh nắng mặt trời, đập và nhúng trong nước hoa.

Những cư dân Ferrara thời đó tin rằng đây là cách hữu hiệu để đẩy lùi virus, tiêu diệt con đường lây lan của nó.

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới vẫn duy trì nguyên tắc khử khuẩn thành phố, nơi công cộng để tiêu diệt nguy cơ lây lan của virus SARS-CoV-2. Nó chứng tỏ hiệu quả mà cách làm này mang lại cho cộng đồng.

Thành phố hiếm hoi thoát đại dịch 'Cái chết đen' trong lịch sử - Hình 3

Bức tranh miêu tả đại dịch trong bảo tàng Storico Nazionale Dell'Arte Sanitaria tại Rome (Italy). Nguồn: Getty.

Giữ vệ sinh cá nhân

Để giữ vệ sinh cá nhân, cư dân Ferrara sử dụng các biện pháp tự nhiên được khuyến cáo giúp ngăn ngừa lây nhiễm. Trong số đó, họ đánh giá cao loại dược liệu có tên gọi Composito.

Theo History, dược liệu này được cất giữ trong bức tường của cung điện thành phố và chỉ được sử dụng khi có dịch bệnh. Công thức bí mật của Composito do bác sĩ Tây Ban Nha Pedro Castagno pha chế. Ông còn miêu tả cách sử dụng loại dược liệu này là bôi trực tiếp lên cơ thể để chống dịch hạch.

Tài liệu ghi chép lại của Pedro hướng dẫn cách sử dụng như sau: Buổi sáng khi vừa thức dậy, cư dân Ferrara hơ nóng quần áo trên ngọn lửa thắp từ cây gỗ thơm (gồm bách xù, nguyệt quế và nho).

Sau đó, họ chà dầu Composito vào cơ thể, từ vùng tim tới cổ họng. Người dân được khuyên nên thực hiện động tác này dưới lửa nóng để tăng hiệu quả của dược liệu. Cuối cùng, người dân rửa tay, mặt với nước sạch trộn cùng rượu hoặc giấm hoa hồng.

Hướng dẫn rất chi tiết cách sử dụng Composito nhưng Castagno không tiết lộ thành phần sử dụng để bào chế ra dược liệu này. Lần theo các hồ sơ, đơn mua hàng của vị bác sĩ người Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu xác định trong Composito có chứa myrrh (mộc dược) và Crocus sativus (nghệ tây). Cả hai đều được biết đến với công dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, họ cho rằng nó còn có nọc độc của bọ cạp và rắn lục.

Trên thực tế, công thức của Composito không hề giống với bất kỳ phương thuốc nào được sử dụng để chống lại dịch hạch ở các vùng khác tại Italy cùng thời. Theo giáo sư Henderson, bác sĩ Perdo sử dụng độc tố từ bọ cạp và rắn lục như một cách "lấy độc trị độc".

Đến nay, nhà khoa học chưa khẳng định cách làm này có hiệu quả trong phòng chống lây lan dịch hạch tại Ferrara. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử, có thể thấy, thành phố này đã làm tốt các quy tắc chống dịch mà ngay cả thế giới ngày nay cũng đang áp dụng để chống lại SARS-CoV-2. Đó là tăng cường kiểm dịch, phong tỏa thành phố, khử khuẩn nơi cư trú và giữ vệ sinh nơi công cộng.

Thiên Nhan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụThợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ
00:46:29 21/01/2025
Những 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đờiNhững 'quái vật' gây ám ảnh nhất Việt Nam, có con thật sự tồn tại trên đời
09:38:57 20/01/2025
Phát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuầnPhát hiện 'kho báu' khổng lồ ở quốc gia láng giềng Việt Nam, vạn người đổ xô đến xem thực hư, dân làng kiếm gần 3 tỷ đồng chưa đầy 1 tuần
13:12:21 20/01/2025
Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1Các hành tinh 'rủ nhau' diễu hành vũ trụ trong ngày 21/1
00:46:27 21/01/2025
Sự thật sốc ở 1 trong những quốc gia giàu có nhất thế giới: Nhiều người già đang cố tình phạm tội để được ở tùSự thật sốc ở 1 trong những quốc gia giàu có nhất thế giới: Nhiều người già đang cố tình phạm tội để được ở tù
20:40:42 19/01/2025
Cơ trưởng say rượu bị bắt khẩn cấp ngay trong buồng lái máy bayCơ trưởng say rượu bị bắt khẩn cấp ngay trong buồng lái máy bay
09:09:56 20/01/2025
Người đàn ông đào được cục đá lớn sau nhà, tưởng đồ vứt đi nào ngờ là 'trầm tích vũ trụ' trị giá 115 tỷ đồngNgười đàn ông đào được cục đá lớn sau nhà, tưởng đồ vứt đi nào ngờ là 'trầm tích vũ trụ' trị giá 115 tỷ đồng
09:37:15 20/01/2025
Tại sao gà mái không cần gà trống vẫn đẻ được trứng? Ý nghĩa của sự tồn tại của con gà trống là gì?Tại sao gà mái không cần gà trống vẫn đẻ được trứng? Ý nghĩa của sự tồn tại của con gà trống là gì?
00:46:23 21/01/2025

Tin đang nóng

Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!Từ bán cafe đến ông hoàng kiếm cả trăm tỷ, cuộc đời người đàn ông này còn đáng nể hơn cả trên phim!
06:03:52 21/01/2025
Tranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông GaiTranh cãi vị trí center của 1 Anh Trai Say Hi giữa 4 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
07:02:35 21/01/2025
Con trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễnCon trai NSND Lệ Thủy tiết lộ cát sê mời Dương Cẩm Lynh biểu diễn
06:03:08 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ1 sao nữ hạng A mang tiếng bỏ bạn nghèo chạy theo đại gia, sự thật ghê người đằng sau giờ được hé lộ
06:53:08 21/01/2025
Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"Quán quân Văn Anh: "Hạnh phúc và may mắn với giải thưởng"
06:41:20 21/01/2025
Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168Bị xử phạt hành chính vì đăng tải thông tin sai lệch về Nghị định 168
05:40:29 21/01/2025
Phú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều nàyPhú bà giàu nhất "Chị đẹp đạp gió" đang so kè với Tóc Tiên, nghe tên là nhớ ngay điều này
06:02:33 21/01/2025

Tin mới nhất

Bộ tộc 'đà điểu' gốc Phi chỉ có 2 ngón chân, các chuyên gia đã đến để tiết lộ sự thật

Bộ tộc 'đà điểu' gốc Phi chỉ có 2 ngón chân, các chuyên gia đã đến để tiết lộ sự thật

00:46:26 21/01/2025
Để không lúc nào cũng đắm chìm trong cuộc sống hư vô và nhàm chán này, du lịch là một trong những cách tốt nhất để tiếp xúc với thế giới.
Phát hiện hệ sinh thái chưa từng thấy bên dưới hồ nước bí mật ở Nam Cực

Phát hiện hệ sinh thái chưa từng thấy bên dưới hồ nước bí mật ở Nam Cực

09:36:20 20/01/2025
Các nhà khoa học đang nghiên cứu Hồ Enigma đóng băng ở Nam Cực đã phát hiện ra một hệ sinh thái chứa đầy các quần thể vi khuẩn kỳ lạ bên dưới.
Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là 'hậu duệ' của ma cà rồng

Việt Nam sở hữu loài động vật cực kỳ quý hiếm có ngoại hình độc nhất vô nhị, là 'hậu duệ' của ma cà rồng

21:24:50 19/01/2025
Ngoại hình tương tự ma cà rồng khiến loài động vật này được đặt tên gắn với ác quỷ trong truyền thuyết. Mới đây nó được phát hiện ở Việt Nam và nhanh chóng gây sự chú ý.
Phát hiện quái vật Mesosaur lớn nhất từng được biết đến

Phát hiện quái vật Mesosaur lớn nhất từng được biết đến

21:00:41 19/01/2025
Theo Sci-News, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra những hộp sọ lớn và một số xương của của một loài mới thuộc dòng họ quái vật Mesosaur.
Khám phá lịch sử bí ẩn của thiên hà Tiên Nữ láng giềng

Khám phá lịch sử bí ẩn của thiên hà Tiên Nữ láng giềng

20:10:20 19/01/2025
Bức ảnh toàn cảnh lớn nhất về thiên hà Tiên Nữ hiển thị khoảng 200 triệu ngôi sao và trải dài trên độ phân giải 2,5 tỉ pixel, theo trang science.nasa.gov.
Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

08:22:46 19/01/2025
Một câu chuyện hi hữu xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi một con chó hoang đã tự mình mang con bị bệnh đến phòng khám thú y để cầu cứu.
Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại?

Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại?

08:14:35 19/01/2025
86,6% các nhà khoa học đồng tình rằng sự sống ngoài Trái Đất có thể tồn tại, nhưng bằng chứng cụ thể vẫn là một câu hỏi lớn.
600 vật lạ tiết lộ hiện tượng 'Mặt Trời đen' đe dọa địa cầu

600 vật lạ tiết lộ hiện tượng 'Mặt Trời đen' đe dọa địa cầu

08:06:54 19/01/2025
Các nhà khoa học vừa khai quật được hơn 600 hiện vật kỳ lạ được chôn trên đảo Bornholm - Đan Mạch, một hòn đảo nhỏ giữa biển Baltic. Chúng đã giúp họ viết lại câu chuyện thú vị về Mặt Trời đen từng ngự trị trên bầu trời Trái Đất.
Đây là nguồn gốc thật của quái vật hồ Loch Ness: Có từ thời cổ đại, kinh hãi với hình dáng ghi nhận được

Đây là nguồn gốc thật của quái vật hồ Loch Ness: Có từ thời cổ đại, kinh hãi với hình dáng ghi nhận được

07:59:30 19/01/2025
Không phải xuất hiện trong thời kỳ hiện đại, quái vật hồ Loch Ness được cho là đã có mặt từ thời cổ đại. Những hình ảnh về nó được chạm khắc lại, khiến giới khảo cổ học phải giật mình.
Kinh ngạc khi phát hiện hài cốt động vật 40.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu

Kinh ngạc khi phát hiện hài cốt động vật 40.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu

07:54:33 19/01/2025
Viêc phát hiện ra xác của động vật 40.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu đã giúp các nhà khảo cổ học có thêm hiểu biết về thế giới động vật cổ xưa.
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn

Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn

07:53:47 19/01/2025
Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, hiện đang đối diện nguy cơ biến mất hoàn toàn. Giới khoa học trong nước đang nỗ lực tìm cách để bảo tồn chúng.
Ảnh 'dị' của Reuters

Ảnh 'dị' của Reuters

07:46:32 19/01/2025
Hãng thông tấn Reuters nêu bật những bức ảnh độc - lạ (oddest) gắn liền với các sự kiện nổi bật trong tuần qua (13-19/1).

Có thể bạn quan tâm

4 cách phối đồ tuyệt xinh cho nàng thích diện váy

4 cách phối đồ tuyệt xinh cho nàng thích diện váy

Thời trang

09:18:38 21/01/2025
Dù lựa chọn là gì, chị em vẫn nên ưu tiên váy dài có đường nhấn eo. Chi tiết này nhỏ nhưng lại giúp nâng tầm phong cách rất hiệu quả. Cụ thể, váy dài nhấn eo sẽ tôn dáng cao ráo, tăng vẻ chỉn chu, thanh lịch cho người mặc.
Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần

Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần

Netizen

09:14:56 21/01/2025
Phương Nhi vừa cười và nói ngay câu này, nhiều netizen còn bảo nhau sẽ áp dụng vào dịp Tết 2025 nếu được hỏi bao giờ lấy chồng? .
Người đứng sau khơi lên drama căng nhất hiện nay: Thiên An phải lên tiếng gây chấn động, Jack bị lôi vào cuộc

Người đứng sau khơi lên drama căng nhất hiện nay: Thiên An phải lên tiếng gây chấn động, Jack bị lôi vào cuộc

Sao việt

09:13:48 21/01/2025
Nguồn cơn của drama căng thẳng thu hút sự quan tâm của dư luận đến từ đoạn clip của một cô gái T.V - nhân vật tự nhận là cô gái trong vụ đăng bài tố một người tên Jack vào năm 2021
Hari Won ngỡ ngàng phát hiện sao nữ Vbiz cưới chồng kém tận 11 tuổi

Hari Won ngỡ ngàng phát hiện sao nữ Vbiz cưới chồng kém tận 11 tuổi

Tv show

09:10:16 21/01/2025
Vào tối 19/1, tập 6 của chương trình Người yêu tôi đỉnh nhất đã lên sóng thu hút sự chú ý của khán giả. Trong tập này có 2 khách mời đặc biệt tham gia là vợ chồng ca sĩ Thu Thủy - Kin Nguyễn.
Sao Hàn 21/1: Hé lộ nguyên nhân 'người tình tin đồn' của Song Joong Ki mất hút

Sao Hàn 21/1: Hé lộ nguyên nhân 'người tình tin đồn' của Song Joong Ki mất hút

Sao châu á

09:05:07 21/01/2025
Từng được biết đến là người tình tin đồn của Song Joong Ki, Moon Chae Won biến mất một cách bí ẩn khỏi làng giải trí trong khoảng hai năm trở lại đây
Rashford đổi thái độ với MU

Rashford đổi thái độ với MU

Sao thể thao

09:00:09 21/01/2025
Rashford đã không thi đấu cho MU trong 9 trận gần nhất. Nguyên nhân chính là do mâu thuẫn với HLV Ruben Amorim, khiến chân sút này bị gạch tên khỏi đội hình kể từ trận derby Manchester hồi tháng trước.
Houthi tuyên bố tạm dừng oanh kích trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố tạm dừng oanh kích trên Biển Đỏ

Thế giới

08:47:55 21/01/2025
Trong diễn biến cùng ngày, Tổng tư lệnh quân đội Israel Herzi Halevi đã chỉ thị cho Lực lượng phòng vệ của nước này (IDF) chuẩn bị kế hoạch cho các cuộc tấn công mới ở Gaza và Liban một ngày sau khi lệnh ngừng bắn mong manh ở Gaza có hi...
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 25: Nhận ảnh thân mật của vợ và sếp, chồng khăn gói ra đi

Phim việt

08:21:39 21/01/2025
Lộc đã quyết định chuyển sang nhà bạn thân ở ít bữa để vợ bình tâm suy nghĩ về những việc đã xảy ra trong thời gian gần đây.
Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Lừa bán hàng nội địa Nhật rồi chiếm đoạt tài sản

Pháp luật

06:57:15 21/01/2025
Khi khách có nhu cầu mua hàng nội địa Nhật chuyển tiền đặt cọc, Biên liền chặn tài khoản Zalo của họ rồi chiếm đoạt tiền.
Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong

Sức khỏe

06:48:51 21/01/2025
Tối 20/1, Đại tá Võ Văn Dương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi thông tin, một học sinh ở vùng quê trên địa bàn tỉnh, do tự chế pháo nổ đã gây nổ dẫn đến tử vong.
Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Chi Pu gợi cảm với mốt váy ngủ

Phong cách sao

06:28:02 21/01/2025
Carpet Check tuần qua đánh giá cao set đồ gợi cảm của Chi Pu. Văn Mai Hương hóa cô nàng ma mị, nhưng tổng thể không ấn tượng.