Nhãn giảm sâu còn 8.000 đồng/kg, người dân âu sầu mang quả vào lò sấy
Do giá nhãn giảm sâu, chỉ còn 8.000 – 9.000 đồng/kg tại vườn, nhiều hộ trồng nhãn ở Sông Mã ( Sơn La) quyết định không bán nhãn tươi mà mang quả sấy khô, bán dưới dạng long nhãn.
Hiện tại là mùa thu hoạch nhãn ở huyện Sông Mã (Sơn La). Năm nay, nhãn được mùa, quả sai nhưng dân trồng lại âu sầu khi giá nhãn giảm sâu, chỉ còn 7.000 – 8.000 đồng/kg tại vườn.
Chia sẻ với phóng viên , chị Huyền, một hộ trồng nhãn ở Sông Mã cho hay, năm nay, nhà chị có 2 ha nhãn với hơn 400 gốc cây. 2 loại nhãn trong vườn nhà chị, một loại được bán sớm từ tháng 5 âm lịch, loại khác thì đang thu hoạch.
“Vụ nhãn sớm, nhà tôi bán với giá 15.000 – 20.000 đồng/kg, còn vụ hiện tại, thương lái chỉ có trả 8.000 – 10.000 đồng/kg. Cho nên, tôi mới bàn với chồng là quyết định không bán quả tươi nữa mà đem đi sấy khô, bán dưới dạng long nhãn”, chị nói.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá nhãn giảm sâu, chỉ còn 8.000 – 9.000 đồng/kg tại vườn.
Theo chị Huyền, nguyên nhân khiến giá nhãn giảm sâu là ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều nơi giãn cách xã hội, thương lái không thể đến thu mua.
“Ước tính, số nhãn còn lại của nhà tôi khoảng 30 tấn, tôi sẽ đem vào lò sấy khô hết. Trung bình, cứ 10 kg nhãn tươi sẽ cho ra khoảng 1,1 – 1,2 kg long nhãn và bán được với giá 130.000 – 150.000 đồng/kg”, chị tiết lộ.
Để có quả nhãn tươi ngon đến tay người tiêu dùng, trước khi mang ra chợ, tiểu thương phải ngắt lá, cắt cuống, loại bỏ quả thối, dập rồi đóng vào thành từng bao.
Video đang HOT
Tương tự, anh Tuấn, một hộ trồng nhãn ở huyện Sông Mã (Sơn La) cho hay, không khí ở các vườn hiện nhãn khá ảm đạm, không còn cảnh chen chúc, xe tải nối đuôi nhau chở nhãn ra vào.
Năm nay, nhãn được mùa nhưng nhà anh vẫn thấp thỏm, đứng ngồi không yên với câu chuyện tìm đầu ra cho sản phẩm. Bởi theo anh, các thương lái đến thu mua nhãn giảm mạnh so với mọi năm
“Năm ngoái, nhãn tươi tôi bán tại vườn có giá 18.000 – 20.000 đồng/kg thì hiện tại chỉ còn 8.000 – 9.000 đồng/kg. Đa phần, hàng này là tôi bán cho các nhà máy làm long nhãn, chứ khách mua ăn quả thì ít”, anh cho hay.
Nhiều người không bán nhãn tươi mà mang đi sấy khô, bán dưới dạng long nhãn.
Dự kiến, mùa nhãn năm nay, nhà anh Tuấn sẽ thu được khoảng 6 tấn. Anh đã bán hết 4 tấn, còn lại 2 tấn vẫn không có người đến mua. Giá nhãn được anh hạ xuống còn 8.000 đồng/kg nhưng nhiều tiểu thương vẫn ngó lơ.
“Thời chưa có dịch Covid-19, nhãn nhà tôi bẻ đến đâu là thương lái đã phục sẵn ở vườn chờ lấy hàng. Nhãn này chủ yếu được tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Từ khi dịch bùng phát, xe không lên được, thành ra chỉ có lác đác vài thương lái ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ về lấy hàng”, anh buồn rầu nói.
Một số chợ ở Hà Nội, giá nhãn hiện dao động từ 20.000 – 25.000 đồng/kg.
Không chỉ ở Sông Mã (Lào Cai), giá nhãn ở một số chợ đầu mối ở Hà Nam cũng xuống thấp còn 11.000 – 12.000 đồng/kg, nếu mua buôn chỉ 8.000 – 9.000 đồng/kg.
Chị Xuân, một đầu mối buôn nhãn nổi tiếng ở Hà Nam cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, chị đã thu mua được hơn 20 tấn. Theo chị đánh giá, năm nay, sức mua của người dân chậm hơn mọi khi dù giá nhãn đã giảm.
“So với các loại quả khác, nhãn thu hoạch, ăn ngon nhất chỉ trong vòng 10 ngày, nếu để lâu quá quả sẽ bị đội cùi, nhạt dần. Thế nên, trước khi nhập bán tôi đều phải tính toán kỹ”, chị Xuân chia sẻ.
Theo khảo sát của phóng viên, ở các chợ truyền thống, chợ dân sinh ở Hà Nội, giá nhãn hiện dao động 20.000 – 25.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo nhiều tiểu thương, lượng khách đến mua nhãn ở cửa hàng vẫn vắng, thậm chí là èo uột, không mấy mặn mà.
Quảng Ninh dừng các bãi tắm công cộng, dịch vụ làm đẹp từ 4/8
Từ 0h ngày 4/8, Quảng Ninh dừng hoạt động các bãi tắm công cộng, dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp, các cơ sở kinh doanh karaoke... để phòng dịch COVID-19.
Sáng 4/8, UBND tỉnh Quảng Ninh phát đi văn bản yêu cầu tạm dừng các bãi tắm công cộng; các dịch vụ văn hóa, thể thao (sân bóng đá, phòng tập gym, fitness, yoga, câu lạc bộ bi-a...). Thời gian áp dụng từ 0h cùng ngày.
Bên cạnh đó, tỉnh này cũng yêu cầu tạm dừng các điểm vui chơi, các dịch vụ vui chơi giải trí như rạp chiếu phim, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage, bar, pub, club; dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp, spa; dịch vụ internet, trò chơi điện tử.
Quảng Ninh tạm dừng các bãi tắm công cộng từ 0h ngày 4/8. (Ảnh minh hoạ)
Cùng với đó, các khu, điểm du lịch; các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tạm thời không đón khách tham quan, chỉ thực hiện nghi thức tôn giáo nội bộ.
"Các hàng quán đường phố, cà phê, giải khát, quán nước, không phục vụ tại chỗ, chỉ được bán hàng mang đi. Các nhà hàng, quán ăn trong nhà được phép hoạt động nhưng phải có tấm chắn giọt bắn và sắp xếp giãn cách chỗ ngồi; khuyến khích bán hàng mang đi", văn bản của UBND tỉnh Quảng Ninh nêu rõ.
Ngoài ra, tỉnh Quảg Ninh cũng siết chặt công tác quản lý các chợ đầu mối, chợ dân sinh; không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người. Tại một khu vực cùng một thời điểm ở vườn hoa, công viên, quảng trường, đường phố, bãi biển và tại các khu vực ngoài trụ sở cơ quan, cơ sở kinh doanh, trường học, cơ sở y tế và tại các nơi công cộng khác không tập trung quá 5 người.
UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu, người từ tỉnh ngoài về Quảng Ninh phải có kết quả xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR kết quả âm tính không quá 72 giờ kể từ giờ lấy mẫu. Trường hợp quá 36 giờ kể từ giờ có kết quả xét nghiệm, phải thực hiện xét nghiệm test nhanh bằng phương pháp kháng nguyên tại các chốt kiểm soát.
Đối với người về từ các khu vực có dịch đang phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 của Thủ tướng, Quảng Ninh yêu cầu thực hiện cách ly y tế tập trung có trả phí 14 ngày tại khu cách ly tập trung của các huyện, thị xã, thành phố, tiếp tục cách ly tại nhà 7 ngày và theo dõi y tế tại nhà 7 ngày.
Việc cách ly này trừ các trường hợp người đi thực hiện công vụ, đoàn ngoại giao, các nhà đầu tư, bệnh nhân có yêu cầu phải chăm sóc y tế; người hoàn thành cách ly và các trường hợp thực sự cần thiết.
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị tạo điều kiện để xe tải chở hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xe chở nhu yếu phẩm, xe chở công nhân đi làm theo tuyến cố định có kiểm soát lưu thông bình thường.
UBND tỉnh Quảng Ninh giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải kiểm tra hành chính thùng xe, cốp xe, cabin, hầm hàng, container của tất cả các phương tiện tại các chốt kiểm soát vào tỉnh.
Đồng thời các đơn vị này tuần tra, kiểm soát dọc các tuyến đường để kịp thời phát hiện người trốn trên các phương tiện để vào Quảng Ninh; xử lý nghiêm các trường hợp dừng đỗ dọc đường, không tuân thủ cam kết dừng đỗ xe và quy trình phòng chống dịch.
Ngoài ra, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo lực lượng công an địa phương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo chính quyền cơ sở, tổ COVID-19 cộng đồng đặc biệt lưu ý các trường hợp về từ các địa phương có dịch di chuyển bằng xe tải, xe máy... trốn các chốt kiểm soát phòng chống dịch về địa phương để thực hiện cách ly tập trung theo quy định.
Đến nay, Quảng Ninh là 1 trong 4 tỉnh của cả nước đã qua 37 ngày không có các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
Chủ tịch Hà Nội: Diễn biến dịch Covid-19 có chiều hướng phức tạp! Chủ tịch UBND Hà Nội phân tích diễn biến, ngày 2/8, thành phố bắt đầu có ca lây nhiễm vào chợ đầu mối, chợ dân sinh và các chuỗi cung ứng hàng hóa. Số ca thứ phát, nguyên phát trong cộng đồng tăng. Tại buổi họp trực tuyến của Sở Chỉ huy công tác phòng, chống Covid-19 thành phố với các quận, huyện,...