Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 8/6: Thu hẹp tỷ trọng các vị thế ngắn hạn
Dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng sự quan tâm đến các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ không tạo được sự đột biến khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs đang ở phía trước.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 8/6.
Hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng mạnh
CTCK Tân Việt (TVSI)
Trong những phiên tới, VN-Index có thể duy trì diễn biến tăng điểm với mục tiêu là vùng giá 890-910 điểm. Khả năng xuất hiên điều chỉnh từ vùng giá trên được đánh giá cao trong bối cảnh động lực tiến xa của chỉ số ở thời điểm hiện tại không còn nhiều.
Chúng tôi duy trì quan điểm thận trọng đối với chỉ số ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư nên hạn chế mua đuổi trong những phiên tăng mạnh.
Các hoạt động mua trading trong giai đoạn này vẫn nên hạn chế
Video đang HOT
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Chúng tôi tiếp tục đưa ra cảnh báo về khả năng thị trường có thể sẽ xuất hiện các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh đan xen trong quá trình đi lên khi mà trạng thái quá mua trên thị trường đang lan tỏa trên diện rộng.
Dòng tiền nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng sự quan tâm đến các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ không tạo được sự đột biến khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs đang ở phía trước.
Chiến lược đầu tư: Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức dưới 50% cổ phiếu. Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể xem xét thực hiện bán chốt lời các vị thế ngắn hạn tại vùng 888-893 điểm.
Các hoạt động mua trading trong giai đoạn này vẫn nên hạn chế và chỉ tập trung vào các nhóm cổ phiếu có sẵn trong danh mục.
Tiếp tục thu hẹp tỷ trọng các vị thế ngắn hạn
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Những phiên tích lũy sát vùng đỉnh cùng với lực cầu bắt đáy sớm xuất hiện khiến chúng tôi cho rằng cơ hội tiếp tục đi lên đã trở nên sáng sủa hơn. Chỉ số được kỳ vọng sẽ chinh phục vùng đích tiếp theo tại quanh 900 ( /-5 điểm).
Nhà đầu tư được khuyến nghị lựa các vùng giá cao, khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự, để chốt lời các vị thế T đã mở theo khuyến nghị và tiếp tục thu hẹp tỷ trọng các vị thế ngắn hạn.
Nhiều kỳ vọng để hướng đến mốc 890 điểm
CTCK MB (MBS)
Ba phiên tăng liên tiếp đã giúp thị trường có thêm nhiều kỳ vọng để hướng đến mốc 890 điểm. Thị trường đứng vững kể cả khi lượng hàng T gây áp lực chốt lời. Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực của thị trường thế giới cũng hỗ trợ cho đà tăng tiếp diễn.
Về kỹ thuật, phiên tăng 5/6 vừa đủ để giúp VN-Index vượt mốc kháng cự Fibo 61,8% tại 885 điểm. Giữ nguyên quan điểm như các bản tin trước, trong kịch bản thuận lợi thị trường có khả năng hút thêm dòng tiền để bứt phá thành công ngưỡng 890 điểm qua đó chinh phục ngưỡng MA200 ngày.
Đứng ngoài quan sát và hạn chế các vị thế mua mới
CTCK Phú Hưng (PHS)
Khối lượng giao dịch phiên 5/6 đã đạt mức cao kỷ lục với 451 triệu đơn vị, và khối lượng giao dịch tuần này cũng đạt mức cao nhất kể từ khi thành lập thị trường với hơn 2 tỷ cổ phiếu trong khi mức độ biến động chỉ số đang thu hẹp về mức rất thấp.
Do đó, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm rủi ro điều chỉnh đang tăng cao tại vùng này, các ngưỡng hỗ trợ phía dưới có thể quanh 850 và 820-840. Nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát và hạn chế các vị thế mua mới vào lúc này.
Chứng khoán châu Á hầu hết tăng điểm trong phiên cuối tuần
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều đi lên trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 10/4, sau khi các biện pháp kích thích kinh tế mới nhất của Mỹ nhằm giảm thiểu những tác động kinh tế của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã giúp Phố Wall khởi sắc trong đêm trước.
Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đi lên trong phiên cuối tuần. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 152,73 điểm (0,79%), lên 19.498,50 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 25/3/2020. Đà tăng của thị trường cổ phiếu Nhật Bản trong phiên này được thúc đẩy bởi kỳ vọng rằng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ mua thêm các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) nhằm tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dự đoán rằng các giao dịch mua ETF của BoJ vẫn chỉ được thực hiện một cách thận trọng do lo ngại về sự gián đoạn kéo dài các hoạt động kinh doanh do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo một số nguồn tin, tại cuộc họp chính sách dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4/2020, BoJ có thể đưa ra một dự đoán hiếm hoi rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ suy giảm trong năm 2020. Chính phủ Nhật Bản cũng tung ra gói kích thích tăng trưởng kinh tế trị giá gần 1.000 tỷ USD để giảm bớt các thiệt hại kinh tế do dịch COVID-19 gây ra.
Trong khi đó, tại thị trường Seoul của Hàn Quốc, chỉ số Kospi ghi nhận phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp nhờ sự cải thiện tâm lý của giới đầu tư sau khi chứng kiến sự khởi sắc của Phố Wal nhờ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố gói cứu trợ trị giá 2.300 tỷ USD để giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19. Chốt phiên, chỉ số Kospi tăng 24,49 điểm (1,33%), lên 1.860,70 điểm.
Còn tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải lại ngả sắc đỏ khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vừa tiếp nhận một số dữ liệu kinh tế kém lạc quan. Khép lại phiên cuối tuần, chỉ só này hạ 1%, xuống 2.796,63 điểm. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, chỉ số này lại tăng 1,2%, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 6/3.
Thị trường Hong Kong, Sydney, Wellington và Singapore đồng loạt đóng cửa nghỉ lễ trong phiên này
Tại thị trường Việt Nam, cuối phiên giao dịch chiều ngày 10/4, chỉ số VN-Index hạ 2,39 điểm (0,31%), xuống 757,394 điểm, còn chỉ số HNX-Index cộng thêm 1,1 điểm (1,05%) lên 106,18 điểm.
Minh Trang
VN-Index 'vượt bão' thành công, cổ phiếu nhà Cường 'đô la' tăng dựng đứng Mã QCG nối dài mạch tăng trần 9 phiên liên tiếp bằng việc tăng 6,9% trong ngày giao dịch hôm nay. Ngày giao dịch 10/3 chứng kiến VN30-Index trở lại sắc xanh, trong khi VN-Index cũng tăng khi cuối phiên, số mã tăng áp đảo số giảm. Dù thị trường rơi mạnh khi mở cửa nhưng sau đó đà giảm dần chậm lại...