Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 5/5: Khả năng tạo sóng tăng mới là chưa rõ ràng
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang dần khép lại và dần hé lộ tác động của covid-19, trong khi thông tin hỗ trợ trong nước cũng không có gì mới. Với bối cảnh trong và ngoài nước như hiện nay thì khả năng tạo sóng tăng mới là chưa rõ ràng, trong khi có khả năng có thể sẽ tạo một nhịp sideway hẹp tích lũy trong khoảng từ 760-784 điểm.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 5/5.
Tiếp tục đứng ngoài quan sát ở thời điểm hiện tại
CTCK Tân Việt (TVSI)
Thị trường phiên hôm nay ghi nhận sự lấn lướt của bên bán. Mặc dù vậy, áp lực bán chưa đủ mạnh để phá vỡ trạng thái giằng co của chỉ số. Dao động đi ngang nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì một vài phiên tới trước khi phát đi tín hiệu về xu hướng tiếp theo.
Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát ở thời điểm hiện tại.
Có thể cân nhắc tham gia với tỷ trọng thấp trong vùng này
CTCK Phú Hưng (PHS)
Về mặt kỹ thuật, độ biến động vẫn chưa tăng trở lại và chỉ số tiếp tục xuất hiện nến giảm thân nhỏ, khối lượng gia tăng nhưng nhìn chung vẫn duy trì ở mức trung bình. Chỉ số có thể vẫn sẽ sideway trong vùng 750-800 một vài phiên trước khi có phiên biến động mạnh trở lại.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia với tỷ trọng thấp trong vùng này và gia tăng tỷ trọng nếu có phiên breakout, ưu tiên chú ý các cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý I/2020 khả quan và thu hút được dòng tiền.
Nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát thị trường
Video đang HOT
CTCK Bảo Việt (BVSC)
VN-Index dự báo sẽ điều chỉnh về vùng 755-760 điểm trong phiên kế tiếp. Nếu không giữ được vùng hỗ trợ này, chỉ số nhiều khả năng sẽ giảm về vùng hỗ trợ mạnh 700-730 điểm trong ngắn hạn.
Thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu theo kết quả lợi nhuận quý I và kế hoạch kinh doanh cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết.
Chiến lược đầu tư: Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 15-25% cổ phiếu. Sau khi đã thực hiện bán chốt lời một phần các vị thế ngắn hạn tại vùng 790-820 điểm, nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát thị trường.
Mở một phần vị thế ngắn hạn nếu VN-Index điều chỉnh sâu xuống 740-745 điểm
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Diễn biến suy yếu về cuối phiên sau nỗ lực phục hồi bất thành khiến VN-Index tạo mẫu hình nến không mấy tích cực. Chỉ số vẫn đang tạm thời vận động theo mẫu hình tam giác cân đi ngang với tín hiệu trung tính trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, hiện đường giá đã ở sát cạnh dưới của mẫu hình và với momen giảm điểm về cuối phiên, rủi ro phá vỡ cạnh dưới cần phải được tính đến.
Sau khi đã trải qua một nhịp hồi phục mạnh từ đáy, môi trường đi ngang hiện tại không tạo lợi thế cho bên mua.
Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ trải lệnh ở vùng giá thấp, mở lại một phần vị thế ngắn hạn nếu VN-Index điều chỉnh sâu xuống vùng hỗ trợ 740-745 điểm.
Khả năng tạo sóng tăng mới là chưa rõ ràng
CTCK MB (MBS)
Chứng khoán toàn cầu khởi động tháng 5 đều giảm điểm chứ không riêng gì Việt Nam trong phiên đầu tuần. Nhìn nhận thị trường một cách khách quan, thì nếu không có biến cố về thương mại trong phiên hôm nay thì thị trường trong nước cũng có thể giảm điểm sau nhịp hồi kỹ thuật vừa qua.
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang dần khép lại và dần hé lộ tác động của covid-19, trong khi thông tin hỗ trợ trong nước cũng không có gì mới.
Với bối cảnh trong và ngoài nước như hiện nay thì khả năng tạo sóng tăng mới là chưa rõ ràng, trong khi có khả năng có thể sẽ tạo một nhịp sideway hẹp tích lũy trong khoảng từ 760-784 điểm.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 29/4: Cơ hội cho dòng tiền đến sau
Thanh khoản tuy giảm nhẹ nhưng vẫn là yếu tố tích cực, trong khi thị trường vẫn cho thấy dấu hiệu khỏe khi phục hồi vào cuối phiên. Các nhịp điều chỉnh chưa làm xu hướng tăng ngắn hạn thay đổi và là cơ hội cho dòng tiền đến sau.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 29/4.
Sự phân hóa sẽ bắt đầu diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới
CTCK Tân Việt (TVSI)
Trong những phiên tới, khả năng điều chỉnh mạnh có thể sẽ không xuất hiện trong bối cảnh lực cầu giá thấp vẫn đang được duy trì. Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục dao động giằng co xung quanh vùng giá hiện tại trước khi phát đi tín hiệu về xu hướng tiếp theo.
Sự phân hóa sẽ bắt đầu diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Những nhóm cổ phiếu công bố kết quả kinh doanh quý I tích cực cùng triển vọng kinh doanh khả quan như Khu công nghiệp, Thép dự báo sẽ thu hút sự chú ý của dòng tiền.
Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư vẫn nên giữ vị thế quan sát ở thời điểm hiện tại.
Tạm thời đứng ngoài quan sát các tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng
CTCK Bảo Việt (BVSC)
VN-Index sẽ nhận được sự hỗ trợ từ vùng 761-765 điểm trong phiên kế tiếp. Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến giằng co với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong phiên kế tiếp.
Thêm vào đó, chúng tôi cũng lưu ý rằng, thị trường có thể biến động mạnh, đặc biệt là ở nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 do các quỹ benchmark theo rổ VN30 sẽ phải thực hiện hoạt động tái cơ cấu danh mục quý II trong phiên cuối cùng của tháng 04.
Chiến lược đầu tư: Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 15-25% cổ phiếu. Sau khi đã thực hiện bán chốt lời một phần các vị thế ngắn hạn tại vùng 790-820 điểm, nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát thêm các tín hiệu rõ ràng hơn về xu hướng trong ngắn hạn.
Mmua trở lại một phần vị thế ngắn hạn nếu chỉ số rơi sâu
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
VN-Index tiếp tục diễn biến điều chỉnh với diễn biến giằng co trong phần lớn thời gian, bất chấp nỗ lực phục hồi vào đầu phiên. Chúng tôi cho rằng, chỉ số vẫn đang tạm nằm trong vùng trung tính, vận động theo một mô hình tam giác cân đi ngang.
Cơ hội có thêm một nhịp tăng chớm vượt đỉnh hoặc giảm về vùng hỗ trợ 74x đang rất cân bằng nhau. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ trải lệnh ở các vùng giá thấp, mua trở lại một phần vị thế ngắn hạn nếu chỉ số rơi sâu xuống vùng hỗ trợ đề cập.
Cơ hội cho dòng tiền đến sau
CTCK MB (MBS)
Thị trường đang ở giai đoạn cao điểm của mùa báo cáo quý I/2020 nên hiện tượng phân hóa là hoàn toàn bình thường, dòng tiền tiếp tục có sự luân chuyển từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Lạc Nhạn
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Ưu tiên quản lý rủi ro, không bình quân giá Thị trường điều chỉnh giảm là điều đã được giới đầu tư chờ đợi vì sau hơn 3 tuần tăng liên tiếp, các cổ phiếu đã có mức tăng bình quân từ 20 đến 30% sẽ kích thích các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số...