Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/7: Có thể tận dụng nhịp giảm điểm này để mua vào
Khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới, nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền “thờ ơ” thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 27/7.
Có thể tận dụng nhịp giảm điểm này để mua vào
CTCK Tân Việt (TVSI)
Trên đồ thị ngày, VN-Index đã đánh mất vùng hỗ trợ 840-860 điểm. Áp lực bán mạnh duy trì đến cuối phiên có thể sẽ gây áp lực giảm điểm lên thị trường trong những phiên tới. Mặc dù vậy, chỉ số dự báo khó hình thành một xu hướng giảm giá mới ở thời điểm hiện tại.
Chúng tôi cho rằng xu hướng ngắn hạn của chỉ số vẫn là đi ngang. Vì vậy, nhà đầu tư có thể duy trì nắm giữ. Đối với danh mục có tỷ trọng cổ phiếu thấp thì có thể tận dụng nhịp giảm điểm này để mua vào.
Giảm tỷ trọng danh mục xuống mức 10-20% cổ phiếu
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Sau phiên giảm điểm mạnh và bất ngờ vào 24/7, VNIndex hiện tại đang được hỗ trợ bởi vùng hỗ trợ 820-830.
Video đang HOT
Diễn biến của VN-Index trong tuần tới nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bởi tin tức liên quan đến tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.
Ngoài yếu tố này ra, VnIndex vẫn sẽ tiếp tục chịu tác động từ kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp đang và sẽ được công bố.
Chiến lược đầu tư: Giảm tỷ trọng danh mục xuống mức 10-20% cổ phiếu. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung và dài hạn. Đồng thời hạn chế mở mới các vị thế, đề phòng thị trường tiếp tục đón nhận những tin tức tiêu cực.
Tạm đóng các vị thế ngắn hạn có sẵn trong tài khoản
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
VN-Index trải qua phiên ngày 24/7 lao dốc mạnh và xuyên thủng vùng hỗ trợ 849-855, đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn. Chỉ số đang nhận được sự hỗ trợ ở điểm đỡ gần quanh 815 điểm, giúp xuất hiện nhịp phục hồi nhẹ.
Tuy nhiên, do nhịp giảm mạnh và dốc nên khả năng tạo đáy thành công chưa cao, nhất là ngay khi vừa mới đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn. VN-Index được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm, xuống đến vùng hỗ trợ kế tiếp tại quanh 795 ( -3) trong tuần sau.
Nha đầu tư được khuyến nghị tận dụng nhịp phục hồi để tạm đóng các vị thế ngắn hạn có sẵn trong tài khoản.
Khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật
CTCK MB (MBS)
Trong phiên 24/7, thanh khoản thị trường được đẩy lên mức cao nhất kể từ 12/06/2020, giá ti khớp lệnh đạt gần 6.837 tỷ đồng. Điểm sáng duy nhất trong phiên lại đến từ khối ngoại, trái với việc nhà đầu tư trong nước mạnh tay cắt lỗ thì khối ngoại lại có phiên mua ròng mạnh nhất hơn 1 tháng qua.
Về kỹ thuật, phiên giảm mạnh 24/7 như cú “đạp bồi” xác nhận thị trường rơi ra khỏi vùng tích lũy trong hơn 1 tuần vừa qua.
Tuy vậy, khả năng thị trường cũng sẽ có những phiên hồi kỹ thuật trong các phiên sắp tới, nếu lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì ở mức cao thì cơ hội hồi phục sẽ đến sớm, ngược lại dòng tiền “thờ ơ” thì nhà đầu tư nên chuẩn bị kịch bản thận trọng hơn.
VN-Index có thể trở về khu vực hỗ trợ 805-815 trong tuần tới
CTCK BIDV (BSC)
Thanh khoản thị trường phiên 24/7 tăng mạnh so với phiên hôm trước, độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy sự lo lắng về dịch bệnh đã khiến đa số nhà giao dịch bán tháo vào hôm nay. Nếu áp lực bán tiếp tục được duy trì, VN-Index có thể trở về khu vực hỗ trợ 805-815 trong tuần tới.
Chứng khoán ngày 21/7: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index tăng khiêm tốn
Thị trường chứng khoán ngày 21/7: Dù đảo chiều thành công nhưng VN-Index cũng chỉ tăng khiêm tốn khi nhóm cổ phiếu lớn vẫn có sự phân hóa.
Diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 21/7.
Phiên giao dịch ngày 21/7 khép lại với sắc xanh nhạt trên các chỉ số. Cụ thể, VN-Index tăng nhẹ 0,29 điểm (tương đương 0,03%) lên 861,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 245,405 triệu đơn vị, giá trị hơn 4.579 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 29,358 triệu đơn vị, giá trị hơn 799,323 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index kết phiên tăng 0,37 điểm (tương đương 0,32%) lên 116,09 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng tăng 0,07 điểm (tương đương 0,13%) lên 57,36 điểm.
Sau khi mất hơn 10 điểm vào hôm qua, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến chỉ số sàn HOSE liên tục biến động ở biên độ hẹp quanh ngưỡng 860 điểm trong phần lớn phiên giao dịch buổi sáng nay.
Bước sang phiên chiều, sau khoảng gần 1 giờ đi ngang, lực cầu chiếm ưu thế trở lại đã giúp chỉ số hồi phục thành công. Mặc dù vậy, VN-Index chỉ đóng cửa với mức tăng rất khiêm tốn do nhóm cổ phiếu trụ cột vẫn có sự phân hóa mạnh.
Đóng vai trò đỡ VN-Index ở trên tham chiếu có sự hiện diện của VCB tăng 0,36%, VNM tăng 0,26%, VJC tăng 0,84%, NVL tăng 0,81%, FPT tăng 0,84%, HPG tăng 0,36%, VRE tăng 0,38%, MBB tăng 0,58%, CTG tăng 0,21%, GAS tăng nhẹ 0,14%...
Trong khi, gây sức ép lên chỉ số chung thuộc về VHM giảm 0,51%, PLX giảm 1,08%, SAB giảm 0,37%, GVR giảm 1,24%, BVH giảm 0,85%, HDB giảm 0,75%, POW giảm 0,41%, HVN giảm 0,38%...
Trên sàn Hà Nội, hỗ trợ HNX-Index "thoát hiểm" phải nhắc tới ACB đảo chiều tăng 0,41%, PVI tăng 2,33%, THD từ mức giảm sâu cũng được kéo thẳng đứng với mức tăng 9,97% lên mức giá trần 77.200 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, kìm hãm chỉ số của sàn là những cái tên NTP giảm 1,59%, CEO giảm 2,5%, VCS giảm 0,48%, IDC giảm 1,53%...
Theo sự báo của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index sẽ tăng điểm trở lại với sự hỗ trợ từ vùng 850-860 điểm trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, nếu vùng hỗ trợ trên bị xuyên thủng (xác suất thấp) thì chỉ số nhiều khả năng sẽ giảm về vùng hỗ trợ mạnh 800-820 điểm trong ngắn hạn.
Trong giai đoạn tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại, thị trường sẽ chịu sự chi phối chính bởi yếu tố thông tin kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp và hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư tham chiếu theo các bộ chỉ số như VN30, VNDiamond, VNFinlead...
Diễn biến của các cổ phiếu trong các rổ chỉ số trên dự kiến sẽ có sự sôi động hơn trong những tuần cuối tháng 7. Ngoài ra, ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhiều khả năng sẽ khiến cho lợi nhuận của các công ty không được tích cực trong quý II, qua đó có thể tạo ra áp lực giảm điểm với các nhóm cổ phiếu trên thị trường.
Chiến lược đầu tư được BVSC đưa ra là duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 25-50% cổ phiếu; Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung, dài hạn...
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/7: Đi ngang vẫn đang là xu hướng chính Đường ADX(14) xuống mức 14,13 cho thấy xu hướng đi ngang vẫn đang là xu hướng chính của thị trường lúc này. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 22/7. CTCK Smart Invest VN-Index hôm nay tạo thành tạo thành mẫu hình "Hammer". Khối lượng...