Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/2: Ưu tiên chốt lãi, hạn chế mua đuổi giá cao
Sự giằng co của bên mua và bán khiến cho VN-Index có thể tiếp tục tích lũy trong một vài phiên tới, nhất là khi kháng cự 1.200 điểm đang chưa có động lực mạnh để vượt qua.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 22/2.
Ưu tiên chốt lãi, hạn chế mua đuổi giá cao
CTCK Tân Việt (TVSI)
Chỉ số và thanh khoản thị trường phiên ngày 19/2 đều ghi nhận đà giảm nhẹ. Tuy nhiên, sự cố nghẽn mạng khiến cho kết quả cuối phiên chưa phản ánh đúng diễn biến thị trường.
Chúng tôi nhận thấy sự giằng co của bên mua và bán khiến cho VN-Index có thể tiếp tục tích lũy trong một vài phiên tới, nhất là khi kháng cự 1.200 điểm đang chưa có động lực mạnh để vượt qua.
Dòng ngân hàng tích cực trở lại, nhưng có sự phân hóa giữa các mã, do đó chưa thể lan tỏa đà tăng cho thị trường chung, mà phần lớn dòng tiền đang xoay chuyển sang các mã chưa tăng trước đó.
Thị trường hiện nay vẫn ưu tiên chốt lãi, hạn chế mua đuổi giá cao, và các vị thế giải ngân mới nên chờ ở các nhịp điều chỉnh để có vùng giá hợp lý hơn.
Ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá
Video đang HOT
CTCK MB (MBS)
Nhịp tăng của thị trường bị chắn ngang dưới áp lực từ thị trường chứng khoán thế giới, tuy vậy mức giảm phiên 19/2 rất nhẹ so với các thị trường trong khu vực, thậm chí gần như toàn bộ thời gian giao dịch là nỗ lực ngược dòng của thị trường sau khi giảm gần 15 điểm ở phiên mở cửa, những dấu hiệu này cho thấy thị trường tương đối khỏe dù đã tăng 8/11 phiên gần đây.
Phiên điều chỉnh tương đối nhẹ ở vùng đỉnh tháng 1 (tướng ứng với ngưỡng 1.200 điểm) chưa làm thay đổi xu hướng tăng của thị trường, tuy vậy nhà đầu tư cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng.
Cân nhắc bán chốt lời một phần khi thị trường tiếp tục tăng điểm
CTCK Phú Hưng (PHS)
Về mặt kỹ thuật, tín hiệu phiên 19/2 vẫn không khác nhiều so với các phiên trước khi xuất hiện nến tăng với khối lượng thấp, đà tăng cũng đã yếu đi và đang giao dịch quanh đỉnh cũ 1.150-1.170 điểm là những rủi ro có thể khiến chỉ số sớm chịu áp lực điều chỉnh trở lại trong tuần sau.
Chúng tôi kỳ vọng chỉ số sẽ có nhịp điều chỉnh nhẹ về test gap 1.115-1.127 điểm, sau đó hình thành vùng tích lũy với biến động thu hẹp để hấp thụ lượng cung cũng như củng cố vững hơn xu hướng tăng chính.
Nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế có thể cân nhắc bán chốt lời một phần khi thị trường tiếp tục tăng điểm và canh cover khi có điều chỉnh trở lại. Tỷ trọng cân nhắc ở mức trung bình.
Cân bằng lại vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng cản quanh 1.180 ( /-5) điểm
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Chúng tôi cho rằng xu hướng tăng chủ đạo của VN-Index vẫn đang được bảo lưu với cơ hội chinh phục đỉnh cũ 1.200 điểm. Mặc dù vậy, vùng kháng cự gần quanh 1.180 ( /-5) điểm có thể còn gây ra áp lực rung lắc cho chỉ số trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục duy trì vị thế trung hạn và có thể kết hợp trading một phần, đồng thời cân bằng lại vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng cản gần.
Bán trading một phần các vị thế ngắn hạn khi tiếp cận vùng đỉnh 1.185-1.200 điểm
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Tuần tới, VN-Index dự báo có thể có diễn biến điều chỉnh tích lũy trong những phiên đầu tuần và tăng điểm trở lại về cuối tuần.
Hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI tại thị trường cận biên sẽ tạo ra ảnh hưởng rõ nét hơn đối với diễn biến thị trường trong tuần cuối tháng 2.
Chiến lược đầu tư: Nâng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục lên mức 50-70%. Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung-dài hạn.
Các nhịp rung lắc, điều chỉnh mạnh vẫn được xem là cơ hội để các nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục.
Vùng đỉnh cũ 1.185-1.200 điểm vẫn là vùng kháng cự đáng chú ý có thể tạo ra áp lực điều chỉnh mạnh. Do đó, việc xem xét thực hiện bán trading một phần các vị thế ngắn hạn khi chỉ số tiếp cận vùng đỉnh này.
Thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm
CTCK BIDV (BSC)
Trong phiên 19/2, dòng tiền đầu tư giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao với 14/19 nhóm ngành tăng điểm. Ngoài ra, khối ngoại bán ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái cân bằng với thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước.
Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index có thể sẽ tiến tới thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm trong tuần sau.
Tạm thời nên ngừng bán tháo và cũng không nên dùng đòn bẩy
Giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 9/2/2021...
Theo đánh giá của BSC, VNIndex có thể sẽ không có sự giảm mạnh như hôm nay và tiềm năng giằng co tại khu vực 1070-1080 vào phiên tới.
VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 9/2/2021.
Kêt thuc phiên giao dich ngày 8/2, chi sô VnIndex giam 43,73 điêm - tương đương 3,88%, đong cưa ơ mưc 1.083,18 điêm. Chi sô HnxIndex giam 3,08 điêm - tương đương 1,38%, xuông mưc 220,76 điêm.
Thị trường sẽ sớm trở lại cân bằng
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)
"Thi trường chiu áp lưc bán manh trong phiên hôm nay do sư lo sơ vê nguy cơ bung phat dich Covid-19 ơ môt sô thành phô lớn. Nêu sư lây lan có dâu hiệu lan rông, biện pháp giãn cách xã hôi có thê đươc Chính phu áp dung, qua đo khiên giới đâu tư lo ngai vê sư gián đoan hoat đông cua nên kinh tê và các doanh nghiệp. Lưc cung có thê sẽ tiêp tuc gia tăng trong phiên kê tiêp. Tuy nhiên, lưc câu sẽ bắt đâu gia tăng trơ lai khi Vn-Index lùi vê kiêm đinh vùng hô trơ 1050-1070 điêm. Chúng tôi kỳ vọng thi trường sẽ sớm trơ lai trang thái cân bằng va đi vao giai đoan tich lũy đê hướng đên môt diên biên khơi sắc sau kỳ nghi Têt dài ngày.
Chiên lươc đâu tư: Giam ty trọng nắm giữ cổ phiêu trong danh muc xuông mưc
Tiềm năng giằng co tại khu vực 1070-1080 vào phiên tới
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC)
"VNIndex giảm dần từ đầu phiên sáng cho đến cuối phiên chiều và hiện đã trở lại dưới ngưỡng 1100. Trên thị trường, dòng tiền đầu tư suy giảm khi tất cả các ngành đều mất điểm. Ngoài ra, khối ngoại chuyển sang bán ròng trên sàn HSX và vẫn mua ròng trên HNX.
Bên cạnh đó, độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với thanh khoản gia tăng so với phiên cuối tuần trước. Theo đánh giá của chúng tôi, VNIndex có thể sẽ không có sự giảm mạnh như hôm nay và tiềm năng giằng co tại khu vực 1070-1080 vào phiên tới".
Xu hướng ngắn hạn có thể là vẫn nghiêng về giằng co
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội - SHS)
"VN-Index giảm điểm mạnh với áp lực chốt lãi ngắn hạn, cơ cấu danh mục mạnh khi chạm kháng cự 1130 -. Khối lượng gia tăng mạnh cho thấy áp lực bán lớn trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng và thị trường chỉ còn 01 phiên là đến kỳ nghĩ lễ Tết. Tuy nhiên dòng tiền ngắn hạn bắt đầu chọn lọc cổ phiếu gia tăng.
Trên góc nhìn kỹ thuật, hiện tại đang là sóng tăng 5 cuối của chu kỳ tăng giá sau khi xác lập đáy sóng 4 quanh ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm trong phiên 29/1 nên xác suất thị trường tăng điểm trong phiên tiếp theo được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, áp lực bán trong phiên tới vẫn duy trì khi một bộ phận nhà đầu tư quyết định chốt lời một phần danh mục trước kỳ nghỉ Tết.
Theo đó, xu hướng trung hạn vẫn là tích cực nhưng xu hướng ngắn hạn có thể là nghiêng về giằng co trong phiên tới với việc thanh khoản suy giảm dần. Những nhà đầu tư đã mua một phần danh mục quanh ngưỡng 1.040 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng 3) trong phiên 1/2 và phiên 2/2 có thể tận dụng những nhịp tăng điểm trong phiên tới để chốt lời ngắn hạn. Đối với tầm nhìn trung hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ vượt đỉnh 1.200 điểm trong thời gian tới. Giao dịch sử dụng margin nắm giữ qua kỳ nghỉ Tết kéo dài 7 ngày không được khuyến khích tại thời điểm hiện tại".
Tạm thời nên ngừng bán tháo và cũng không nên dùng đòn bẩy
(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC)
"Nhịp hồi phục của thị trường đã dừng lại và lùi bước trước áp lực bán gia tăng. Mặc dù diễn biến về điểm số không tốt nhưng dòng tiền hỗ trợ có gia tăng. Thị trường có thể sẽ hồi phục để kiểm tra lại cán cân cung - cầu và diễn biến sắp tới sẽ tùy thuộc vào dòng tiền hỗ trợ mạnh hay yếu trong đợt kiểm tra này. Do vậy, Quý nhà đầu tư nên chậm lại và quan sát diễn biến thị trường, tạm thời nên ngừng bán tháo nhưng cũng không nên dùng đòn bẩy trong thời điểm hiện tại".
Chứng khoán lại có thêm kỷ lục mới Hơn 86.000 tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân Việt Nam được mở mới trong tháng đầu tiên của năm 2021, con số cao nhất lịch sử. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết đến ngày 31/1, tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước đạt hơn 2,81 triệu. Như...