Nhận định thị trường phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/11: Mua lại một phần các vị thế ngắn hạn trong các nhịp điều chỉnh
Bất chấp nhịp rung lắc vào giữa phiên, VN-Index đã hồi phục thành công và chớm vượt qua vùng cản gần. Như vậy, chỉ số đang củng cố cho xu hướng tăng điểm và có nhiều cơ hội quay lên thử thách vùng đỉnh cũ quanh 970 điểm.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 13/11.
Mua lại một phần các vị thế ngắn hạn trong các nhịp điều chỉnh
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Về xu hướng tổng thể, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm cho rằng, chỉ số sẽ hình thành các nhịp tăng giảm trong vùng 900-910 điểm cho đến vùng 980-990 điểm để tạo nền giá tích lũy mới trong ngắn hạn.
Các nhóm cổ phiếu sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn trong thời gian tới. Một số nhóm ngành đáng chú ý trong giai đoạn này là bất động sản, dầu khí, bán lẻ, chứng khoán, thép, vật liệu xây dựng, hàng không…
Chiến lược đầu tư: Duy trì tỷ trọng ở mức 50% cổ phiếu. Nhà đầu tư đang có vị thế tiền mặt lớn có thể xem xét mua lại một phần các vị thế ngắn hạn trong các nhịp điều chỉnh.
Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao, có thể xem xét bán tiếp phần còn lại tại vùng kháng cự 980-990 điểm.
Video đang HOT
Mua trước tại hỗ trợ và bán sau tại kháng cự
CTCK KB Việt Nam (KBSV)
Bất chấp nhịp rung lắc vào giữa phiên, VN-Index đã hồi phục thành công và chớm vượt qua vùng cản gần. Như vậy, chỉ số đang củng cố cho xu hướng tăng điểm và có nhiều cơ hội quay lên thử thách vùng đỉnh cũ quanh 970 điểm.
Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ vị thế ngắn hạn đã mở, tiếp tục quay vòng theo hướng mua trước tại hỗ trợ và bán sau tại kháng cự đối với từng mã lẻ.
Cơ hội vượt đỉnh ngắn hạn 963 điểm đang trở nên sáng sủa
CTCK MB (MBS)
Cơ hội để thị trường vượt đỉnh ngắn hạn 963 điểm đang trở nên sáng sủa và cơ hội này sẽ dành cho phiên cuối tuần. Lúc này các yếu tố tác động cả bên trong, bên ngoài đều đang thuận lợi và ủng hộ cho xu hướng tăng điểm của thị trường.
Điểm thứ hai là VN-Index đã quay trở lại vùng đỉnh trước đó và phiên hôm nay cũng là phiên tích cực nhất trong 3 phiên vừa qua.
Bên cạnh đó, lúc này khoảng cách giữa vùng tích lũy và vùng đỉnh cũ 970 điểm không quá rộng, thị trường hoàn toàn có thể vượt qua trong các phiên sắp tới dưới sự hỗ trợ tích cực của các chỉ báo kỹ thuật.
VN-Index nhiều khả năng sẽ có sự điều chỉnh
CTCK BIDV (BSC)
Mặc dù độ rộng thị trường ở trong trạng thái tích cực, nhưng thanh khoản lại tiếp tục suy giảm so với phiên trước cho thấy ,vẫn tiềm ẩn rủi ro tại những phiên tăng điểm. Theo đánh giá của chúng tôi, VN-Index nhiều khả năng sẽ có sự điều chỉnh trong ngày giao dịch cuối tuần.
Cân nhắc nâng tỷ trọng lên mức trung bình khi áp lực bán yếu
CTCK Phú Hưng (PHS)
Ngày mai là phiên hàng về của phiên khối lượng cao 10/11, nhiều khả năng thị trường sẽ chịu áp lực bán gia tăng.
Trường hợp nếu áp lực bán không quá mạnh thì thị trường sẽ còn cơ hội tiếp tục xu hướng và khả năng sớm vượt đỉnh cũ 960-965 điểm, ngược lại nếu áp lực bán mạnh và giảm điểm phủ nhận hoàn toàn nến tăng mạnh 9/11 thì nhiều khả năng thị trường sẽ lùi về test lại vùng đáy 915-920 điểm.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc nâng tỷ trọng lên mức trung bình khi áp lực bán yếu và sẽ nâng lên mức cao khi có tín hiệu break đỉnh, ưu tiên các cổ phiếu Midcap có kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng tốt.
Lợi nhuận ngân hàng tăng nhờ Thông tư 01
Đại dịch Covid-19 không hề làm các ngân hàng 'nao núng' khi vẫn có khá nhiều nhà băng lãi lớn trong quý 3/2020.
Bức tranh nợ xấu sẽ xấu hơn do tác động của dịch bệnh Covid-19 là dự báo đưa ra từ đầu năm đến nay. Song hiện tại nợ xấu vẫn được duy trì ở mức thấp nhờ tác động của Thông tư 01 cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.
Một trong những điểm đáng lưu ý trong BCTC quý 3 của hệ thống ngân hàng là khác với bối cảnh chung của kinh tế trong nước và thế giới, lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt, vượt qua những lo ngại được HĐQT của nhiều ngân hàng nêu ra tại ĐHĐCĐ thường niên hồi tháng 4-6 vừa qua.
Sau 9 tháng, nhiều ngân hàng báo lãi cao hơn cùng kỳ năm trước như MSB tăng 57%, VIB 38%, VPBank 30%, ACB 15%, MB 7%... Một số ngân hàng đã vượt kế hoạch năm như MSB, SaigonBank. Kết quả khả quan chủ yếu nhờ các nhà băng giảm chi phí và đa dạng hóa nguồn thu, không phụ thuộc vào nghiệp vụ tín dụng.
Một điểm chung khác là nợ xấu tăng sau 9 tháng. Nợ xấu tăng, lợi nhuận cũng tăng, trong khi tín dụng tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái rất nhiều, thanh khoản dư thừa. Tại Vietcombank, nợ xấu đến cuối quý III tăng 15% so với đầu năm, VPBank tăng 15%, MB tăng hơn 39%, ACB cũng tăng 71%...
Cho đến cuối năm 2019, vấn đề xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) rất khả quan. Trên đà đó, đầu năm 2020 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt mục tiêu phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2%; tính chung tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các NHTM yếu kém).Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nợ xấu lại đối diện nhiều thách thức.
NHNN cũng đã ước tính trường hợp dịch diễn biến phức tạp và được kiểm soát trong quý 2, tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức 3,7% cuối năm 2020, thậm chí có thể cao hơn. Nhưng mọi sự đã diễn biến khác khi dịch bùng phát lần 2 và khó khăn của doanh nghiệp càng thêm chồng chất.
Dù nợ xấu có xu hướng tăng, nhưng theo các chuyên gia đây chưa phải là mức tăng thực chất. Vì theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN, các NH có thể quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Nợ xấu tăng tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ lợi nhuận đến khả năng tăng vốn điều lệ (do vốn điều lệ tăng 1 phần từ lợi nhuận giữ lại và khi lợi nhuận thấp thì dòng tiền giữ lại để tăng vốn cũng ít).
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần phải có tính toán lại thời điểm hết hiệu lực của Thông tư 01 theo hướng có lộ trình để không tạo cú sốc cho nợ xấu tăng nhanh với hệ thống các ngân hàng thương mại.
Không chỉ Việt Nam, các doanh nghiệp khắp thế giới cũng ưu tiên cắt giảm chi phí để ứng phó với Covid-19 Sự bùng phát của dịch Covid-19 đang thay đổi vận hành của doanh nghiệp theo cách mà trước đây không ai nghĩ là có thể... PwC vừa công bố kết quả Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về dịch Covid-19 lần thứ 4 trong năm nay. Tính đến ngày 04/05/2020, khảo sát ghi nhận sự tham gia của 867 lãnh đạo...