Nhận định thị trường phiên 26/5: Tránh mở rộng danh mục
Nếu các nhân tố mới có tính dẫn dắt dòng tiền không xuất hiện, khả năng tiếp tục giảm nhẹ và đi ngang sẽ là diễn biến chính trong thời gian tới. Do đó, hoạt động mua mới và mở rộng danh mục vẫn chưa đạt điểm khuyến nghị.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 26/5.
Tránh mở rộng danh mục
(CTCK FPT – FPTS)
Dòng tiền tiếp tục chọn đứng ngoài quan sát thị trường là nguyên nhân chính khiến cho VN-Index không duy trì được tín hiệu hồi phục tích cực từ đầu phiên. Vẫn có sự tăng giá của một số nhóm cổ phiếu, tuy nhiên đều là những bứt phá đơn lẻ và được đánh giá là không bền vững. Dường như các thông tin tích cực như quyết định nới room nước ngoài của một số doanh nghiệp lớn, hay tỷ lệ trả cổ tức cao đang giảm nhẹ và đi ngang sẽ là diễn biến chínhcó dấu hiệu “bão hòa” và thị trường đang cần những cú huých mạnh hơn. Nếu các nhân tố mới có tính dẫn dắt dòng tiền không xuất hiện, khả năng tiếp tục trong thời gian tới.
Do đó, hoạt động mua mới và mở rộng danh mục vẫn chưa đạt điểm khuyến nghị. Theo đó, một tỷ trọng tiền mặt cao và danh mục có chọn lọc gồm nhóm cổ phiếu còn đà tăng hoặc đang được tích lũy trên một nền tảng hỗ trợ mạnh là lợi thế lớn cho nhà đầu tư vào thời điểm này.
Xu hướng điều chỉnh sẽ tiếp diễn
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
Thị trường có vẻ kết thúc phiên giao dịch khá cân bằng khi mức điểm nhích nhẹ ở cả hai chỉ số, trong khi số mã cổ phiếu tăng, giảm và đứng giá ngang nhau. Tuy nhiên, điều đáng lo lại xảy ra khi mức tăng 0,27 điểm của VN-Index lại là mức thấp nhất của chỉ số này trong phiên giao dịch ngày 25/5.
Cả hai phiên tăng điểm vừa qua đều cho thấy cầu mua yếu, sự đột biến không xảy ra và ngay cả nó xảy ra thì mức độ “ăn theo” cũng đã suy giảm đáng kể. Có nghĩa rằng, dòng tiền nội đã không mạo hiểm chạy theo dòng tiền ngoại như trước nữa, minh chứng rõ là từ nhóm cổ phiếu lớn như MBB, VCB, BID…. Điều này càng khiến tâm lý lo lắng của nhà đầu tư đang lớn dần.
Theo đó, tiếp tục bảo lưu khả năng thị trường giảm mạnh và nhìn nhận 2 phiên tăng điểm vừa qua như sự hồi phục.
Video đang HOT
Quan sát kỹ thuật từ một số cổ phiếu lớn GAS, BVH, BID,… đều cho thấy xu hướng điều chỉnh sẽ tiếp tục diễn ra. Nếu như nhóm cổ phiếu này suy giảm, liệu có nhóm cổ phiếu nào đủ sức đỡ cho thị trường? Trong khi đó, khối ngoại cũng đã có xu hướng bán ra, kể cả những cổ phiếu vừa mua mạnh như MBB hay PVD.
Nhóm vốn hoá lớn không còn ở mặt bằng giá hấp dẫn
(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)
Thị trường tiếp tục có những diễn biến hết sức giằng co trong phiên 25/5. Đà tăng của một vài nhóm cổ phiếu trụ cột như dầu khí, thép, ngân hàng đã có thời điểm giúp VN-Index vượt lên trên mốc 615 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán về cuối phiên tại chính nhóm này đã khiến chỉ số thu hẹp đà tăng và chỉ còn giữ được mức tăng rất nhẹ so với phiên 24/5. Điểm tích cự đến từ sự cân bằng của thị trường với số mã tăng nhỉnh hơn so với số mã giảm.
Theo đó, lực cầu hiện tại vẫn duy trì khá tốt và độ phân hóa của thị trường ngày càng rõ rệt, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt chỉ số, khi mà nhóm này hiện đã không còn ở mặt bằng giá quá hấp dẫn. Nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn trong danh mục và quan sát diễn biến thị trường tại các mức hỗ trợ trước khi quyết định giải ngân.
Tiếp tục giảm tỷ trọng
(CTCK BIDV – BSC)
VN-Index đang nằm trong quá trình điều chỉnh sau 1 đợt tăng điểm kéo dài, dù vậy chỉ số vẫn đang vận động an toàn trong vùng tích lũy hẹp từ 608-615 điểm. Thanh khoản giữ mức thấp, vận động các nhóm ngành chậm và không rõ ràng, nhà đầu tư cần tận dụng nhịp hồi phục ngắn hạn tại 615-620 điểm hoặc giảm dưới 608 điểm để tiếp tục giảm tỷ trọng danh mục.
Khả năng trụ vững trên ngưỡng 610 điểm đã thấp đi
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam – KIS)
Mặc dù VN-Index đã trụ vững trên 610 điểm, tâm lý thị trường đã phát đi các tín hiệu thận trọng hơn. Chỉ số này có thể sẽ test lại một lần nữa mốc 610 vào ngày 26/5, nhưng khả năng trụ vững trên ngưỡng này đã thấp đi.
Như đề cập trong các bản tin gần đây, nếu VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ trên, khả năng thị trường có thể bước vào giai đoạn điều chỉnh và tích lũy. Khi điều này xảy ra, vùng hỗ trợ tiếp theo sẽ đặt quanh 595-600, song thực tế chưa thực sự bi quan.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cái gì cũng tăng giá: Nhà đất bắt đầu sốt
Nhiều yếu tố đang khiến cho bất động sản sẽ tăng giá vào cuối năm. Điều này làm dấy lên một lo ngại lớn liệu sắp xảy ra bong bóng bất động sản?
Tiếp tục tăng giá
Từ đầu năm tới nay, thị trường BĐS có những dấu hiệu tăng giá trở lại. Theo khảo sát của các công ty tư vấn BĐS, mặt bằng giá ở nhiều phân khúc đã tăng so với thời điểm của năm 2015, đồng thời xuất hiện tình trạng đầu cơ gom hàng tại nhiều dự án.
Ông Marc Townsend, Giám đốc Công ty CBRE Việt Nam, cho biết, giá bán các khu căn hộ cao cấp tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM có sự tăng trưởng mạnh, giá đất tăng. Nhiều người mua đất hiện nay để đầu tư dài hạn, do vậy, nhà đầu cơ sẽ có một mùa hè bận rộn.
Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, PGĐ Bộ phận Nghiên cứu Savills Hà Nội, riêng trong 2015, thị trường Hà Nội có lượng giao dịch khoảng 30.000 căn hộ. Mặc dù trong quý 1/2016, thị trường đã đón nhận nhiều các thông tin liên quan đến dự thảo sửa đổi thông tư 36, nhưng chưa ảnh hưởng nhiều bởi rất nhiều dự án vẫn mở bán theo kế hoạch. Người mua đang có khá nhiều sự lựa chọn trên thị trường.
Thị trường BĐS đang nóng trở lại
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhận định,"nóng" là nghĩa rất rộng, bong bóng có xuất hiện hay không cũng còn nhiều việc để bàn. "Tôi nghĩ, "nóng" trước hết thể hiện ở phần giao dịch. Chỉ so sánh với thời kỳ trầm lắng, năm 2015, đã có sự mua bán, tăng trưởng đến 75%. Đặc điểm của sự tăng trưởng này là tập trung ở nhà ở xã hội và nhà thương mại diện tích nhỏ, giá thấp", ông Nam nói.
Đại diện cơ quan quản lý, ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản chia sẻ, lúc thị trường nóng nhất (2008-2009), giá bất động sản được đẩy lên rất cao, thế nhưng khi thị trường trầm lắng (2010 - 2011 - 2012), giá nhà đất đã giảm 30-40% so với lúc thời kỳ nóng. Cho đến nay, giá bất động sản mới tăng khoảng 5-10% và cũng chỉ xảy ra ở một số dự án, không phải trên bình diện rộng. Đây là mức giá còn xa so với thời kỳ nóng nhất.
Dưới góc độ phân tích kinh tế, ông Nguyễn Đức Thành, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, cho rằng, khi lạm phát tăng sẽ kéo theo lãi suất ngân hàng tăng, đồng nghĩa với việc tác động tới nhiều thành phần kinh tế trong đó có bất động sản sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất.
Theo ông Thành, thị trường đang có sự cân nhắc nhất định vì các yếu tố vĩ mô đang biến đổi như lãi suất tiếp tục tăng từ nay tới cuối năm, giá bất động sản chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo hướng sẽ chững lại hoặc đang đà tăng nhanh sẽ chững - những người khôn ngoan nhất sẽ hiểu điều đấy. Đồng thời, thị trường có thể có kích cầu, có những cách phát triển nhanh hơn, tuy nhiên người mua nhỏ lẻ cần thận trọng.
Bong bóng có quay trở lại?
Theo nhận định của JLL Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng tăng trong 2-3 tới cả về cung và cầu đối với nhà ở, văn phòng và khách sạn nghỉ dưỡng. Giá bán của phân khúc nhà ở được dự báo sẽ tăng 1-2% mỗi quý. Đối với phân khúc văn phòng cao cấp, mức giá thuê được dự báo sẽ tiếp tục tăng, từ 5% đến 10% trong những quý tới.
Trước việc giá nhà đất tăng trở lại, nhiều lo ngại thị trường sẽ có bong bóng trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo ông Nam, điều này là khó xảy ra. Ông Nam phân tích, chỉ khi xuất hiện cầu ảo, chênh lệch giá cả thì mới nói đến bong bóng. Trong vài năm tới có thể loại bỏ mỗi lo ngại này.
Bong bóng nhà đất vân khó xảy ra trong thời gian tới
Còn dự báo 2018, khi hàng tồn kho hết, cầu tăng thì giá có thể tăng. Lúc đó có bong bóng hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố: Chính phủ phải dự báo và có chính sách ổn định, coi trọng thị trường bất động sản, đưa ra các chính sách có tác động đến thị trường, đặc biệt là chính sách về tiền tệ, dòng tiền, dòng vốn, quan điểm của ngân hàng nhà nước.
Yếu tố thứ hai, ông Nam cho rằng, phụ thuộc vào DN. Các DN có rút được bài học trước đây hay không để đưa ra được chiến lược và cơ cấu hàng hóa, giá cả phù hợp. "Gần đây tôi có cảm giác các DN lại chạy theo các dự án quy mô lớn, cao cấp mà thiếu dự án nhà ở thương mại quy mô nhỏ, giá thấp", ông Nam nói.
Mặc dù vây, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group, "tỷ số P/E" - hiệu quả sinh lời của bất động sản trên giá giao dịch được đánh giá là rất tốt. Hiệu quả khai thác khá tuyệt vời trên trị giá giao dịch hiện nay đã đạt 5-6% ở Hà Nội, ở T. HCM là 6-7%, đối với bất động sản nghỉ dưỡng và du lịch có thể đạt 10-12%. Hơn 20 năm qua ông Hưng chưa bao giờ thấy hiệu quả khai thác tốt đến như vậy. Đây là thời điểm tuyệt vời để người mua nhà để ở hay người đầu tư dài hạn tham gia thị trường.
Ông Michael Piro, Giám đốc Điều hành Indochina Land, ở thời điểm từ 2007 đến 2009, có rất nhiều công ty, tổ chức mà lĩnh vực kinh doanh chính của họ không phải là BĐS đã nhìn thấy những cơ hội hấp dẫn tại thị trường này, bắt đầu "lấn sân". Tuy nhiên sau một thời gian cạnh tranh khốc liệt có lẽ họ đã nhận ra BĐS không phải là lĩnh vực dễ thu lời như họ nhận định.
Ngoài ra, số lượng dự án, số lượng nhà đang triển khai rất nhiều, nguồn cung dồi dào. Ông Phấn, đại diện Cục nhà và thị trường BĐS, cho rằng khả năng xảy ra bong bóng trong thời gian tới là rất khó. Tuy nhiên, ông khẳng định giai đoạn 2015-2016, thị trường đã và sẽ có dấu hiệu ấm lên.
Duy Anh
Theo_VietNamNet
Mua cổ phiếu ngân hàng phải chấp nhận thực tế "không cổ tức" Trao đổi với Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng, ông Lê Anh Tuấn, Kinh tế trưởng, Giám đốc Khối nghiên cứu Dragon Capital nhận định, dù còn những khó khăn nhất định, song việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong năm nay. Bức tranh hoạt động của ngành ngân hàng năm nay sẽ sáng...