Nhận định thị trường phiên 17/5: Hạn chế giao dịch ngắn hạn
Thị trường đang khá rủi ro, số mã giảm giá và đi ngang vẫn áp đảo hơn, dòng tiền chỉ thực sự xuất hiện ở một vài cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, dầu khí. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn cũng như hạn chế giao dịch ngắn hạn là điều cần thiết hiện nay.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 17/5.
Duy trì tỷ trọng ở mức trung bình
(CTCK Bảo Việt- BVSC)
Phiên tăng điểm 16/5 với thanh khoản sụt giảm mạnh và độ rộng nghiêng về số mã giảm điểm tiếp tục cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Trên thực tế, thị trường phân hóa ở mức cao và diễn biến tăng chỉ tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn hay các mã có thông tin hỗ trợ tích cực.
Nhà đầu tư tiếp tục được khuyến nghị duy trì tỷ trọng ở mức trung bình và chỉ gia tăng tỷ trọng khi tâm lý thị trường có chuyển biến tích cực hơn hay khi 2 chỉ số giảm về ngưỡng hỗ trợ mạnh.
Kiểm nghiệm lại mốc 610 điểm
(CTCK Maritime – MSI)
Thị trường tăng tốt trong cuối phiên chiều nhờ lực đỡ của một số cổ phiếu Bluechips, giúp VN-Index chinh phục ngưỡng kháng cự quan trọng 615 điểm, tuy nhiên, thanh khoản của thị trường vẫn ở mức thấp. Thị trường đang test lại vùng đỉnh cũ 615-620 điểm, nên khả năng sẽ xuất hiện rung lắc điều chỉnh ở các phiên tiếp theo. Trong phiên 17/5, thị trường có thể sẽ giảm điểm, VN-Index có thể kiểm nghiệm lại mốc 610 điểm.
Thị trường đang khá rủi ro, số mã giảm giá và đi ngang vẫn áp đảo hơn, dòng tiền chỉ thực sự xuất hiện ở một vài cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, dầu khí. Nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn cũng như hạn chế giao dịch ngắn hạn là điều cần thiết hiện nay.
Rủi ro điều chỉnh là cao
(CTCK FPT – FPTS)
Với số điểm tăng đáng kể trong phiên 16/5, VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng ngắn hạn. Tuy nhiên, so sánh với phiên giảm liền trước, diễn biến giao dịch trên toàn thị trường không có nhiều cải thiện. Đặc biệt, nếu dựa trên độ rộng của sự hồi phục, có thể thấy sự phân hóa đang diễn ra rất mạnh giữa các nhóm cổ phiếu trên thị trường. Đây chính là hệ quả từ tâm lý thận trọng của đám đông và sự tập trung cao độ của dòng tiền tại một số ít nhóm ngành mang tính dẫn dắt.
Dựa trên tín hiệu quan sát, có thể đánh giá rằng, khả năng tìm kiếm lợi nhuận đang thu hẹp dần đối với các danh mục thuộc sàn HOSE và rủi ro điều chỉnh là cao khi chỉ số tiếp cận với ngưỡng kháng cự mạnh kế tiếp. Đối với sàn HNX, xu hướng tăng đang được duy trì tốt, tuy nhiên, động lực tăng này lại tập trung vào nhóm cổ phiếu dầu khí và biến động giá dầu.
Video đang HOT
Do đó, khuyến nghị hạn chế các giao dịch mua mới tiếp tục được bảo lưu đối với các kỳ vọng lướt sóng để chờ các điểm mua phù hợp hơn. Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng các nhịp hưng phấn của thị trường để thực hiện chốt lời với những mã đã đạt mục tiêu kỳ vọng.
Xu hướng tăng vẫn thiếu vững chắc
(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)
Giá dầu hồi phục đã tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu dầu khí và tâm lý thị trường nói chung. Bên cạnh đó, một số Bluechisp ảnh hưởng mạnh lên chỉ số như VNM, VIC, VIC cũng có mức tăng khá tốt góp phần giúp VN-Index vượt qua mốc 615 điểm.
Tuy nhiên, độ rộng thị trường chưa được mở rộng tương ứng khi số lượng mã giảm vẫn chiếm ưu thế trên cả 2 sàn. Bên cạnh đó, thanh khoản giảm khá mạnh trên HOSE cũng là dấu hiệu không mấy tích cực cho triển vọng tăng điểm của chỉ số.
Theo đó, xu hướng tăng của VN-Index vẫn thiếu vững chắc. Nhà đầu tư nên hạn chế giải ngân trong thời điểm hiện tại nhằm hạn chế rủi ro.
VN-Index vẫn đang đối mặt các rủi ro điều chỉnh đột ngột
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam – KIS)
Khả năng VN-Index có thể tiếp tục tăng để vượt qua ngưỡng cản 618-620 đã là cao hơn trong vài phiên tới theo sau phiên đảo chiều 16/5.
Dù vậy, VN-Index vẫn đang đối mặt các rủi ro điều chỉnh đột ngột do dòng tiền không cải thiện. Vì vậy, việc tìm kiếm các cơ hội lợi nhuận vào thời điểm này có thể chưa thực sự lý tưởng.
Tiếp tục chốt lãi từng phần
(CTCK BIDV – BSC)
Thị trường có 1 phiên tăng điểm để hướng gần về vùng kháng cự 620 điểm, tuy nhiên, khối lượng giao dịch không được cải thiện khiến đà tăng điểm trong ngắn hạn là không rõ ràng.
Nhà đầu tư hạn chế giao dịch các cổ phiếu mới và tiếp tục chốt lãi từng phần các mã tăng có sẵn trong danh mục khi chỉ số thị trường tiếp cận gần về vùng kháng cự nhạy cảm 620 điểm.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhận định thị trường phiên 28/4: Tránh đẩy tỷ trọng quá cao
Khả năng đi tiếp của VN-Index đang dần thu hẹp so với rủi ro có thể đảo chiểu tại vùng điểm này. Nhà đầu tư vẫn có thể mua lại một phần danh mục đã bán, nhưng tránh đẩy lên quá cao đề phòng kịch bản chỉ số tiếp tục điều chỉnh sâu.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 28/4.
Biên độ tăng giá không còn nhiều
(CTCK Đầu tư Việt Nam - IVS)
Phiên 27/4 ghi dấu ấn mạnh với nhóm dầu khí, khi các cổ phiếu như GAS, PVD, PVS... đều tăng tích cực, trong khi nhóm tài chính-ngân hàng lại suy giảm với BVH, MBB, BID, CTG... VN-Index đã chính thức chạm đến mốc 601 điểm và suy giảm, trong khi hàng loạt các nhóm cổ phiếu nhỏ cũng đã chững lại đà tăng như HAG, FLC...
Thị trường lại quay đầu giảm điểm và những phiên giao dịch gần đây với biên độ khá lớn, mà tác nhân rõ ràng liên quan tới nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Điều này đang khiến cho nhà đầu tư cảm thấy thực sự khó khăn trong nhận định xu hướng và tìm kiếm cơ hội.
Trên đồ thị, VN-Index đã chạm đến dải trên của đường Bolinger Band (50) nên có thể có sự điều chỉnh. Biên độ tăng giá với thị trường lúc này không còn nhiều và khi những cây nến biên độ lớn diễn ra sẽ cho thấy sự bất ổn định. Ngay cả khi chạm đến mốc 610 điểm thì dường như câu chuyện rủi ro vẫn nên được đặt ra.
Hiện tượng cơ cấu sẽ còn tiếp diễn
(CTCK FPT - FPTS)
Hiện tượng co giật trong các phiên gần đây cho thấy bên bán đang có phần lấn át nhưng chủ yếu tập trung vào mục đích cơ cấu lại danh mục. Cụ thể, lực cung vẫn đang chủ động giảm tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu đã có dấu hiệu suy yếu về xu thế và cần có sự tích lũy trong ngắn hạn. Các trụ cột cho chỉ số cũng chịu ảnh hưởng từ hiện tượng này điển hình như VIC, VNM, VCB, BID... Vì vậy, dù nhận được sự hỗ trợ tích cực của nhóm dầu khí trong đó có GAS, nhưng cũng không thể đủ lực tạo ra đối trọng nâng đỡ chỉ số trong phiên này.
Như vậy, thị trường vẫn đang đi theo hướng thận trọng với xu thế ngắn hạn và hiện tượng cơ cấu sẽ còn tiếp tục diễn ra trong các phiên tới. Tuy nhiên, dựa trên quan điểm ủng hộ cho một nhịp đi ngang, chiến lược giảm tỷ trọng sẽ sớm kết thúc khi chỉ số liên tiếp được củng cố và hình thành một nền tảng tích lũy vững chắc. Hiện tại nhóm nhà đầu tư mạo hiểm cao có thể tận dụng các nhịp giảm về khu vực hỗ trợ mạnh để linh hoạt cơ cấu danh mục sang các nhóm cổ phiếu đang có sự hiệu chỉnh kỹ thuật. Nhóm nhà đầu tư có mức độ chịu rủi ro thấp nên hạn chế mở các giao dịch mới, kiên nhẫn chờ các tín hiệu rõ ràng hơn về xu thế thị trường.
Tránh đẩy tỷ trọng quá cao
(CTCK Bảo Việt- BVSC)
Các tín hiệu mới xuất hiện trong phiên 27/4 cho thấy, khả năng đi tiếp của VN-Index đang dần thu hẹp so với rủi ro có thể đảo chiểu tại vùng điểm này. Nhà đầu tư vẫn có thể mua lại một phần danh mục đã bán trong các phiên trước tại vùng hỗ trợ 585-590 điểm, tuy nhiên, nên khống chế tỷ trọng cho danh mục tổng thể ở mức trung bình, tránh đẩy lên quá cao đề phòng kịch bản chỉ số tiếp tục điều chỉnh sâu.
Khó rung lắc mạnh
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
Áp lực chốt lời tập trung vào nhóm bluechips khiến thị trường có nhịp điều chỉnh khá mạnh. VN-Index có thời điểm lùi về 591 điểm, áp lực cung cầu có phần cân bằng hơn về cuối phiên giúp VN-Index thu hẹp biên độ điều chỉnh, tuy nhiên chỉ số vẫn chốt phiên với mức giảm 0,76%. Khối ngoại tiếp tục mua ròng và thanh khoản được duy trì ở mức cao là những yếu tố hỗ trợ cho thị trường trong thời điểm hiện tại.
Theo đó, khả năng xuất hiện rung lắc mạnh trong phiên tới là không cao, áp lực điều chỉnh chủ yếu đến từ một bộ phận nhà đầu tư chốt lời sau quãng thời gian tăng nóng của thị trường. Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức ổn định, tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường.
Thị trường sẽ còn tăng
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)
Dòng tiền đang duy trì ở mức cao khi nhà đầu tư khá tích cực tham gia thị trường tại vùng giá thấp, chỉ báo cho thấy tâm lý nhà đầu tưlà lạc quan. Thêm vào đó, một số nhân tố cũng đang tiếp tục ủng hộ cho xu thế tăng hiện này là 1) Khối ngoại tiếp tục mua ròng; 2) Giá dầu đang phục hồi tốt và 3) Đồng đô-la giảm giữa lúc kì vọng Fed sẽ thận trọng trong việc tăng lãi suất.
Thị trường sẽ còn tăng cho đến khi các yếu tố hỗ trợ nói trên chuyển hướng. Trên khía cạnh thận trọng hơn, nhà đầu tư nên cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nếu VN-Index rơi khỏi vùng 578-583.
Có thể tham gia thị trường
(CTCK BIDV - BSC)
Dao động trong phiên 27/4 đã được dự đoán trước. Kỳ vọng đây là phản ứng bình thường của thị trường trước khi chinh phục lên mức mới. Nhà đầu tư có thể tham gia thị trường khi chỉ số chinh phục thành công ngưỡng 600 điểm và thanh khoản duy trì.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 25/4: Xu hướng tích cực đã được xác nhận VN-Index đã chạm dải trên của bollinger bands và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong 1-2 phiên đầu tuần, trước khi điều chỉnh đi ngang . Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 25/4. CTCK FPT - FPTS Biến động tích cực mang...