Nhận định thị trường phiên 16/3: Cân nhắc mua vào tại các nhịp điều chỉnh
Thị trường đang điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ 570 điểm, nhà đầu tư ưa mạo hiểm tiếp tục cân nhắc mua vào tại các nhịp điều chỉnh kỹ thuật khi thị trường quay lại vùng hỗ trợ nhạy cảm.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 16/3.
Tiếp tục điều chỉnh nhẹ
(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)
Giá dầu hiện tại vẫn tiếp tục điều chỉnh khá mạnh trong phiên châu Á sau khi OPEC hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ 2016. Nếu không có diễn biến bất ngờ, giá dầu cũng khó hồi phục trong phiên Mỹ. Do vậy, nhiều khả năng nhóm cổ phiếu dầu khí nói riêng và thị trường nói chung sẽ tiếp tục điều chỉnh nhẹ trong phiên ngày 16/5.
Thị trường chịu áp lực lớn từ giá dầu, tuy nhiên hai chỉ số vẫn chưa phá vỡ vùng hỗ trợ hiện tại (568-573 điểm với VN-Index, 79-80 điểm với HNX-Index). Vì vậy, nhà đầu tư giữ tỷ trọng cổ phiếu ổn định và tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, tránh đưa ra các quyết định vội vàng.
Nhân tố rủi ro chưa xuất hiện nhiều
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam – KIS)
Tâm lý thị trường hiện tại không quá bi quan và đây có thể chỉ là sự điều chỉnh mang tính ngắn hạn trước khi VN-Index tăng trở lại. Nói chung, đã không có nhiều nhân tố rủi ro cả bên trong và bên ngoài vào thời điểm này.
VN-Index đã lùi xa một chút khỏi ngưỡng kháng cự 580, nhưng vẫn đóng cửa trên MA100 quanh 572-573 điểm. Ngoài ra, mẫu hình nến đảo chiều giảm chưa xuất hiện. Do đó, chỉ số này có thể tiếp tục test lại đường MA100 trong phiên giao dịch sắp tới.
Xu hướng tăng ngắn hạn đã bị vi phạm
(CTCK FPT – FPTS)
Hiện thị trường xuất hiện một số thông tin tiêu cực, yếu tố giá dầu đang ảnh hưởng rất lớn, đồng thời khoảng thời gian công bố kết quả kinh doanh cũng đi qua. Ngưỡng tâm lý 580 điểm chinh phục thất bại, xu hướng tăng ngắn hạn đã bị vi phạm trong phiên 15/3 và tâm lý e ngại trước kỳ review ETFs.
Video đang HOT
Nhà đầu tư nên thận trọng trước những quyết định tham gia mua mới và ưu tiên giữ tỉ trọng tiền mặt cao hơn trong danh mục để tránh những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra.
VN-Index có thể xuống 570 điểm
(CTCK Maritime – MSI)
VN-Index một lần nữa lại thấy bại trước ngưỡng kháng cự mạnh 580 điểm. Áp lực bán gia tăng đồng loạt khiến thị trường giảm mạnh. Thị trường cần thêm thời gian để tích lũy trước khi quay lại xu hướng tăng điểm với các vùng kháng cự cao hơn.
Trong phiên 16/3, nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm, VN-Index có thể xuống 570 điểm. Nhà đầu tư nên thận trọng trong các quyết định giải ngân, cần theo dõi sát thị trường để
có chiến lược giao dịch hợp lý.
Có thể xuất hiện một nhịp điều chỉnh
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
Mốc 580 điểm hiện nay trở nên quá mạnh, cần có một động lực mới để bứt phá qua. Thời gian qua, những thông tin tốt nhất đã phản ảnh vào giá và giúp VN-Index tăng từ 513 điểm lên. Còn hiện tại, động lực nào sẽ là điểm tựa cho thị trường dường như chưa có câu trả lời. Do đó, khi chỉ số loanh quanh tại đây đủ lâu, có thể sẽ xuất hiện một nhịp điều chỉnh.
Phiên giao dịch 15/3 đã có một số yếu tố mà nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng như chỉ số giảm khá mạnh, số mã giảm tương đối lớn, đồng thời khối ngoại bắt đầu bán ròng. Nếu như thị trường tiếp diễn với phiên giảm điểm mạnh vào ngày 16/3 thì coi như một nhịp điều chỉnh thực sự bắt đầu. Phiên 16/3, thị trường sẽ có những cố gắng, nhưng dường như sẽ không làm thay đổi được quá nhiều.
Cân nhắc mua vào tại các nhịp điều chỉnh
(CTCK BIDV – BSC)
Thị trường đang điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ 570 điểm, chủ yếu do áp lực chốt lời ngắn hạn. Kỳ vọng nhịp điều chỉnh này sẽ được hỗ trợ tại ngưỡng 570 điểm và sâu hơn là 560 điểm trước khi quay trở lại đà tăng. Nhà đầu tư ưa mạo hiểm tiếp tục cân nhắc mua vào tại các nhịp điều chỉnh kỹ thuật khi thị trường quay lại vùng hỗ trợ nhạy cảm.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 15/3
Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 15/3của các công ty chứng khoán.
DLG: Có thể bán ra khi giá chạm đến vùng 7.500-7.800
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Khối lượng giao dịch của DLG của CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã tăng đột biến trong tuần vừa qua, với mức tăng hơn 220% so với tuần giao dịch trước đó và gấp gần 1,6 lần mức bình quân của 20 tuần giao dịch gần đây nhất.
Sau những phiên tăng liên tiếp gần đây, chỉ báo ADX cũng cho thấy khả năng hình thành một xu hướng tăng mạnh đối với giá của DLG. Bên cạnh đó, đường giá DLG hiện cũng đang chuyển động ngay sát biên trên của mây Kumo. Do đó, đang có khả năng giá DLG có thể thoát ra khỏi vùng cản này và hình thành một chuyển động có xu hướng.
Tuy nhiên, trước mắt, giá DLG có thể sẽ gặp lực cản mạnh ở vùng 7.2-7.8, vùng có sự hội tụ của nhiều ngưỡng cản quan trọng như đường MA100, MA200, ngưỡng 61,8% tính cho nhịp giảm từ tháng 11/2015 đến tháng 1/2016. Do đó, diễn biến điều chỉnh tích lũy có thể xuất hiện khi giá DLG chạm đến vùng này.
Vì vậy, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu cho mục tiêu ngắn hạn có thể tạm thời bán ra khi giá chạm đến vùng 7.5-7.8. Kỳ vọng có thể mua lại khi giá điều chỉnh về vùng 7-7.2. Giá mua lại trong trường hợp DLG không điều chỉnh được đặt tại mức 8.
Nếu giá phá vỡ ngưỡng 8 cũng sẽ phá vỡ các ngưỡng kháng cự mạnh như MA100, MA200, đường xu hướng giảm trung hạn bắt đầu từ 11/2014. Do đó, nhà đầu tư trung hạn cũng có thể xem xét tham gia. Kỳ vọng trước mắt có thể tăng lên kiểm định lại vùng đỉnh cũ 9-9.5. Ngưỡng cắt lỗ đặt tại 7.5.
HNG: Tạm thời bán ra trong ngắn hạn
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Giá HNG của CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đang có một số tín hiệu kỹ thuật khá tích cực. Cụ thể như chỉ báo Stochastic(15,3) đã thoát ra khỏi vùng quá bán sau giai đoạn khoảng gần hai.tháng chuyển động trong vùng này. Tương tự như Stochastic, chỉ báo RSI(15) cũng đang có khả năng thoát khỏi vùng quá bán khi đang tiệm cận rất cần đến ngưỡng 30. Trước đó, cả Stochastic và RSI đều đã xuất hiện tín hiệu phân kỳ tích cực với đường giá.
Chỉ báo ADX cho thấy mặc dù độ mạnh của xu hướng giảm hiện tại còn rất mạnh. Nhưng sau giai đoạn tích lũy quanh vùng giá 8-10, độ mạnh của xu hướng giảm đã bắt đầu có dấu hiệu giảm bớt.
Sự trở lại khối lượng giao dịch trong hai phiên giao dịch cuối tuần được kỳ vọng có thể giúp HNG tiếp tục tăng lên test lại mức đỉnh cũ ở ngưỡng 10. Tuy nhiên, lực cản có thể xuất hiện khi test lại ngưỡng này. Bên cạnh đó, vùng giá 10-11 trên đồ thị theo khung thời gian tuần còn có sự hiện diện của khoản trống (gap) hình thành vào giữa tháng 02/2016. Do đó, lực cản có thể sẽ tương đối mạnh đối với giá HNG khi chạm đến vùng 10-11.
Vì vậy, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu cho mục tiêu ngắn hạn có thể xem xét tạm thời bán ra khi giá HNG tiếp cận trở lại vùng giá 10-11. Kỳ vọng có thể mua lại khi giá điều chỉnh về vùng 8.4-8.5. Giá mua lại trong trường hợp HPG không điều chỉnh được đặt tại 11.
Diễn biến phá vỡ vùng kháng cự 10-11 với khối lượng giao dịch tích cực (trên 3.8 triệu cổ phiếu/phiên) cũng sẽ là tín hiệu nhà đầu tư trung hạn có thể xem xét tham gia. Kỳ vọng giá HNG có thể chạm đến vùng kháng cự tiếp theo tại 15.4-15.7. Ngưỡng cắt lỗ được đặt tại 8.8.
CII: Sẽ chú trọng khai thác dự án Thủ Thiêm trong 5 năm tới
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS)
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII - HSX) vừa tổ chức buổi tiếp xúc nhà đầu tư vào ngày 14/3/2016.
Tại buổi gặp gỡ, ông Lê Quốc Bình, Tổng Giám đốc CII, bày tỏ lạc quan về kế hoạch kinh doanh hợp nhất giai đoạn 2016 - 2018. Công ty kỳ vọng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 848 tỷ đồng trong 2016, 998 tỷ đồng trong 2017, và 1.257 tỷ đồng trong 2018.
Mặc dù kế hoạch 2016 tăng mạnh so với số thực hiện 2015, nhưng ban lãnh đạo công ty cho rằng khả năng cao hoàn thành kế hoạch thậm chí có thể cao hơn, tính đến thời điểm hiện tại nhờ lãi từ các hoạt động tài chính như: lợi nhuận hoán đổi với MPTC (430 tỷ đồng nhờ chênh lệch giá vốn và giá chuyển đổi), bán Trường Thuận Phát (150 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lợi nhuận ghi nhận từ CII B&R khoảng 170 tỷ đồng, CII E&C khoảng 120 tỷ đồng. Từ năm 2017 trở đi, lợi nhuận của CII mới được ghi nhận từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Ngoài ra, CII cũng cập nhật một số điểm đáng lưu ý:
Dự kiến đến giữa năm 2016 CII sẽ nắm 51% vốn của NBB và quá trình thâu tóm sẽ hoàn tất vào 2017.
Việc chậm trễ thâu tóm là do nhóm cổ đông nước ngoài của NBB chưa đồng thuận M&A về mức giá chào mua 27.200 đồng/cổ phần mà CII đưa ra. Sau khi thâu tóm NBB, CII sẽ thành lập CII Land với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó CII nắm giữ 51% vốn.
Về việc nới room, do CII đang đệ trình một dự án BT mới, nếu thực hiện việc chuyển đổi ngành nghề để xin nới room thì sẽ ảnh hưởng đến dự án này. Sau khi có được khu đất này, CII sẽ chuyển chức năng kinh doanh bất động sản về công ty TNHH MTV Bắc Thủ Thiêm, lúc đó mới có thể nới room. Thời điểm phụ thuộc khi nào lấy được dự án mới.
Định hướng chiến lược trong 5 năm tới, CII sẽ chú trọng khai thác tối ưu hóa dự án Thủ Thiêm, bao gồm việc nghiên cứu đầu tư loại hình sản phẩm căn hộ cho thuê kết hợp căn hộ bán. CII sẽ dừng phát triển dự án quy mô nhỏ và sẽ triển khai thâu tóm dự án BOT/BT đã thi công xong và đưa vào khai thác thu phí hoàn vốn. Bên cạnh đó, Công ty sẽ nghiên cứu phát triển dự án đường trên cao tại TP. HCM và các tuyến cao tốc theo hình thức PPP có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh tham gia tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực nước bao gồm nhà máy nước, mạng phân phối xử lý nước thải.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 15/3: Điểm gãy của xu hướng hồi phục chưa xảy ra Mức đóng cửa tại 578 điểm của phiên 14/3 cho thấy, đường xu hướng tăng từ đáy 513 điểm vẫn còn tồn tại và do đó điểm gãy của xu hướng hồi phục chưa xảy ra. Như vậy, cơ hội tăng tiếp của VN-Index vẫn còn "dư địa". Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ...