Nhận định thị trường phiên 14/6: Hạ tỷ trọng
Trong tuần này, các chỉ số sẽ có nguy cơ bị nhiễu mạnh bởi kỳ hạn hoàn thành cơ cấu danh mục của các ETFs vào cuối tuần. Do đó, chiến lược đầu tư trong bối cảnh này nên tận dụng các phiên tăng giá để hạ tỷ trọng với nhóm cổ phiếu đã tăng nóng vừa qua, đặc biệt là nhóm có sử dụng margin.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 14/6.
Hạ tỷ trọng, đặc biệt là nhóm có sử dụng margin
(CTCK FPT – FPTS)
Với phiên giảm điểm ngày 13/6, xu thế tăng trong ngắn hạn của các chỉ số chính vẫn chưa bị vi phạm, nhưng đây là một tín hiệu cảnh báo sớm về khả năng nền tảng giá đang suy yếu. Sự trở lại của dòng tiền được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu ngành thép đã không đủ để tạo được hiệu ứng lan tỏa trên diện rộng toàn thị trường. Trong khi đó, các trụ cột thị trường như VIC, BVH và nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt giảm đã khiến thị trường giảm sâu. Như vậy, biến động thị trường trong tuần sẽ tiềm ẩn rủi ro nếu các chỉ số không sớm vượt qua khu vực cản mạnh phía trên.
Cũng trong tuần này, các chỉ số sẽ có nguy cơ bị nhiễu mạnh bởi kỳ hạn hoàn thành cơ cấu danh mục của các ETFs vào cuối tuần. Do đó, chiến lược đầu tư trong bối cảnh này nên tận dụng các phiên tăng giá để hạ tỷ trọng với nhóm cổ phiếu đã tăng nóng vừa qua, đặc biệt là nhóm có sử dụng margin. Các hoạt động giải ngân mới nên tạm dừng khi khu vực hỗ trợ/kháng cự mạnh chưa được thử thách thành công.
VN-Index có thể test ngưỡng hỗ trợ gần 620 điểm
(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)
Sau phiên giao dịch giằng co vào cuối tuần trước và không chinh phục thành công ngưỡng kháng cự mạnh 630 điểm khi chốt phiên, VN-Index tiếp tục điều chỉnh giảm mạnh về sát ngưỡng hỗ trợ gần 620 điểm. Áp lực bán chốt lời xuất hiện ngay từ đầu phiên tại hầu hết các cổ phiếu thuộc nhóm bluechips. Chỉ số ít mã còn giữ được sắc xanh nhẹ vào cuối phiên như HSG, BIC, hay giữ được tham chiếu như VNM, còn lại đều chìm trong sắc đỏ. Độ rộng thị trường tiêu cực khi có tới 151 mã giảm và chỉ 74 mã tăng.
Theo đó, VN-Index có thể sẽ điều chỉnh giảm tiếp và test ngưỡng hỗ trợ gần 620 điểm, trước khi xác lập lại xu hướng tăng vào cuối tuần. Nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng đối với những mã đã có sẵn trong danh mục và tránh giải ngân thêm khi thị trường đang ở gần vùng đỉnh cũ. Việc giải ngân tìm kiếm lợi nhuận chỉ nên thực hiện tại 1 số mã có kết quả kinh doanh tích cực, hoặc các mã có thông tin hỗ trợ đặc biệt.
Chưa vội gia tăng tỷ trọng
(CTCK Bảo Việt- BVSC)
Diễn biến giá dầu cũng như biến động của các TTCK toàn cầu đang gây tác động xấu đến TTCK Việt Nam. Với dự báo nhịp điều chỉnh nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn trong các phiên sắp tới, nhà đầu tư sau khi đưa tỷ trọng danh mục về mức an toàn được khuyến nghị chưa vội gia tăng tỷ trọng, chờ đợi tâm lý thị trường chuyển biến theo chiều hướng tích cực hơn.
Video đang HOT
Dòng dầu khí tiếp tục điều chỉnh
(CTCK BIDV – BSC)
Thị trường có phiên điều chỉnh khá mạnh, khối lượng giao dịch vẫn giữ ở mức khá. Như đã nhận định, giá dầu WTI điều chỉnh đã ảnh hưởng tiêu cực tới cổ phiếu ngành dầu khí và lan tỏa tới cổ phiếu các ngành khác, đặc biệt là ngân hàng khi cổ phiếu những ngành này đóng góp chủ yếu vào sự giảm điểm của VN-Index. Giá dầu có thể tiếp tục diễn biến tiêu cực sẽ khiến dòng dầu khí nói riêng và VN-Index nói chung tiếp tục điều chỉnh trong phiên tới. Dù các tín hiệu kỹ thuật có phần xấu đi, VN-Index vẫn đang vận động trong vùng an toàn trong trung hạn, các ngưỡng hỗ trợ hiện nằm ở 619 và 615.
Áp lực bán rất dễ xảy ra
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
Thị trường chứng khoán châu Á điều chỉnh mạnh khi những lo ngại về “Brexit” đang ngày một lớn. Nhưng liệu câu chuyện trên liên quan đến nhịp giảm mạnh và thị trường Việt Nam phải đối mặt hay không bởi sức mua của khối ngoại trên sàn giao dịch vẫn khá tích cực? Nhưng nếu nhìn vào nhóm largecap, có thể thấy được nguyên nhân khi gần như tất cả đều giảm điểm.
Nhìn vào đồ thị, đà giảm của VN-Index là khá mạnh, đặc biệt là một khoảng GAP nhỏ nó tạo ra giữa 2 phiên. Dù nhỏ nhưng việc điều chỉnh ngay vùng đỉnh kiểu này cũng mang đến rủi ro giảm điểm trong những phiên tiếp theo. Việc thị trường vừa tạo ra nhịp tăng khá hứng khởi thì bắt nguồn bởi nhịp giảm như trên là điều cần thận trọng.
Có thể nhiều người nhìn nhận tích cực hơn khi cho rằng một phiên giảm điểm như vậy, đặc biệt là bị chi phối mạnh bởi nhóm cổ phiếu lớn chưa nói lên hết, khi thời gian qua nhiều lần thị trường giảm mạnh rồi lại bật tăng. Tuy nhiên, nếu thị trường tiếp tục giảm mạnh và xuất hiện thêm nhóm cổ phiếu giảm sàn, đó là báo hiệu cần hết sức thận trọng. Nhịp tăng vừa qua dù sao cũng đã kéo thêm lượng tiền margin không hề nhỏ, và áp lực bán rất dễ xảy ra.
Rủi ro hiện tại không quá nghiêm trọng
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam – KIS)
VN-Index đã giảm khá mạnh từ mức đỉnh 2016 và đánh mất vùng hỗ trợ 625-628 tại phiên 13/6. Một số chỉ báo kỹ thuật đã phát ra tín hiệu tiêu cực hơn và VN-Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ tiếp theo quanh 610-615 trong một vài phiên tới. Khi các nhân tố hỗ trợ như giá dầu hay hoạt động mua ròng đổi chiều, thị trường có thể điều chỉnh và củng cố dù rằng mức độ rủi ro hiện tại là không quá nghiêm trọng. Kỳ vọng nhịp sóng tăng hiện tại chưa hoàn toàn bị đảo ngược. Khả năng tiếp cận đến vùng đỉnh cũ 640-645 của VN-Index chỉ biến mất khi chỉ số này đánh mất nốt vùng hỗ trợ mạnh hơn là 610-615 điểm.
Có thể tăng điểm cuối phiên
(CTCK Maritime – MSI)
Thị trường đang ở giai đoạn điều chỉnh ngắn, trước khi có thể hồi phục ở các phiên giữa và cuối tuần. Lực cung chốt lời cũng gia tăng 2 phiên gần đây cũng đã phần nào phản ánh tâm lý dao động của các nhà đầu tư ngắn hạn.
Thị trường có thể tăng điểm nhẹ ở phiên giao dịch ngày 14/6, sau khi điều chỉnh giảm ở đầu phiên. Mua gom cổ phiếu tốt với tầm nhìn dài hạn, nhưng đối với chiến lược trading ngắn nên chú ý hơn với những mã cổ phiếu giao dịch sôi động, hoặc có tin tức cơ bản hỗ trợ và hãy chú ý đến vùng kháng cự mạnh 640-644 điểm.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhận định thị trường phiên 13/6: Hiện thực hóa lợi nhuận
Dưới quan điểm trading ngắn hạn, nhà đầu tư nên hiện thực lợi nhuận và cơ cấu danh mục, thậm chí có thể giảm tỷ trọng cổ phiếu. Với những nhà đầu tư có kinh nghiệm với tầm nhìn dài hạn, có thể vẫn tiếp tục mua vào, trong khi vẫn cân nhắc tỷ trọng với từng mã trong danh mục. Một số cổ phiếu đáng chú ý: DHC, IMP, ELC, KDC, PGS...
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 13/6.
Rung lắc mạnh
(CTCK Maritime - MSI)
Thị trường điều chỉnh giảm nhẹ với thanh khoản lớn trong phiên cuối tuần qua (hơn 3.000 tỷ đồng trên 2 sàn giao dịch), dừng sát mốc 630 điểm đã phản ánh 2 điều: (1) Thị trường đã phát đi tín hiệu điều chỉnh mạnh sẽ sớm xảy ra; (2) Dòng tiền sẽ phân hóa vào một số ít cổ phiếu hơn - những cổ phiếu cơ bản tốt sẽ vẫn tăng điểm, bất chấp VN-Index diễn biến thế nào. Theo đó, VN-Index sẽ vẫn nỗ lực vươn tới vùng kháng cự rất quan trọng 635-640 điểm trong tuần này, mặc dù từ 1-1,5 phiên đầu tuần, cụ thể là thứ Hai sẽ xuất hiện diễn biến rung lắc mạnh.
Dưới quan điểm trading ngắn hạn, nhà đầu tư nên hiện thực lợi nhuận và cơ cấu danh mục, thậm chí có thể giảm tỷ trọng cổ phiếu. Với những nhà đầu tư có kinh nghiệm với tầm nhìn dài hạn, có thể vẫn tiếp tục mua vào, trong khi vẫn cân nhắc tỷ trọng với từng mã trong danh mục. Một số cổ phiếu đáng chú ý: DHC, IMP, ELC, KDC, PGS...
Tiếp tục điều chỉnh nhẹ
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh nhẹ trong phiên đầu tuần này, trước khi tiếp tục đà tăng điểm và nhiều khả năng sẽ tiến tới chạm ngưỡng kháng cự 640 điểm vào cuối tuần.
Nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng đối với những mã đã có sẵn trong danh mục và tránh giải ngân thêm khi thị trường đang ở gần vùng đỉnh cũ. Việc giải ngân tìm kiếm lợi nhuận chỉ nên thực hiện tại một số mã có kết quả kinh doanh tích cực, hoặc các mã có thông tin hỗ trợ đặc biệt.
Khả rủi ro nếu giải ngân mới
(CTCK FPT - FPTS)
Có thể nói VN-Index đã có tuần giao dịch khá thành công khi vượt qua những ngưỡng kháng cự mạnh và mở ra khả năng chạm khu vực đỉnh 2 năm qua tại 640 điểm. Các tín hiệu điều chỉnh kỹ thuật có tăng lên, tuy nhiên, nguy cơ đảo chiều đột ngột chưa có những tín hiệu xác nhận.
Với một nhịp tăng khá và đang ở khu vực đỉnh, do đó, hiện tượng chốt lời cuối tuần qua khiến thanh khoản tăng mạnh là điều không khó giải thích. Tuy nhiên, ở chiều giao dịch mua, bối cảnh hiện tại chưa cho các tín hiệu xác nhận sự bứt phá dứt khoát của VN-Index trước khu vực kháng cự mạnh. Do đó, sẽ là khả rủi ro nếu giải ngân mới vào thời điểm này. Chiến lược giữ nguyên danh mục và cùng bám theo chỉ số là khá phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Các hoạt động giao dịch của nhóm nhà đầu tư mạo hiểm được khuyến nghị chỉ nên tập trung vào nhóm cổ phiếu đã có sẵn trong danh mục.
Giảm tỷ trọng cổ phiếu
(CTCK BIDV - BSC)
Thị trường khép lại 1 tuần giao dịch tích cực với 1 phiên điều chỉnh nhẹ và dòng tiền cải thiện so với phiên trước đó. Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục luân phiên nhau giữ nhiệt cho thị trường, trong bối cảnh giá dầu điều chỉnh khiến các cổ phiếu dầu khí có phần tụt lại. Nhóm cổ phiếu đường khép lại tuần với mức tăng ấn tượng nhất, tiếp đến là thép, bảo hiểm và dược. Nhà đầu tư quan tâm cổ phiếu dầu khí, đường và cao su nên lưu ý biến động về giá cả hàng hóa thế giới.
Về thị trường chung, nhịp tăng tới vùng 638-641 là có thể, tuy nhiên, VN-Index đã khá sát vùng giá trên nên nhà đầu tư lưu ý giảm tỷ trọng cổ phiếu khi VN-Index tiệm cận vùng đỉnh nhiều năm này.
Triển vọng hướng đến vùng 640-645 điểm chưa bị xói mòn
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)
Về cơ bản, phiên giảm điểm ngày 10/6 chỉ mang tính điều chỉnh kỹ thuật, sau khi RSI phát tín hiệu quá mua. VN-Index đã trụ vững thành công trên vùng hỗ trợ 625-628 điểm với lực cầu duy trì tích cực. Do đó, VN-Index có thể sẽ tiếp tục kiểm định vùng hỗ trợ 625-628 điểm trong những phiên giao dịch sắp tới và triển vọng hướng đến vùng 640-645 điểm của VN-Index có thể chưa bị xói mòn.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giá vàng tuần sau 13/6-19/6 được dự báo tăng hay giảm? Giá vàng tuần tới (13/6-19/6) được các chuyên gia, nhà đầu tư dự báo khá lạc quan, đa số tin rằng giá vàng sẽ tăng. Giá vàng kết thúc một tuần tăng mạnh nhờ khả năng lãi suất USD thay đổi ngay trong tháng 6 không còn cao do báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy tình hình kinh tế chưa khả...