Nhận định thị trường ngày 26/10: Sẽ có áp lực chốt lời
Trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ mới ngoài kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp dần được công bố, dấu hiệu kết thúc nhịp điều chỉnh chưa rõ ràng do thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức thấp, nên các nhịp rung lắc sẽ sớm xuất hiện trở lại.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 26/10.
Dòng vốn có điều kiện để gia tăng
(CTCK FPT – FPTS)
Có thể nói phiên giao dịch 23/10 làm hài lòng đa phần nhà đầu tư khi kỳ vọng của thị trường mới chỉ dừng ở kịch bản đi ngang tích lũy trong ngắn hạn. Nổi lên trong phiên hồi phục này là tín hiệu tích cực của dòng cổ phiếu bất động sản, dẫn đầu là VIC và DXG. Khối nhà đầu từ ngoại cũng đóng góp tích cực vào thanh khoản phiên 23/10, tạo ra chuỗi 03 phiên liên tục mua ròng trên thị trường.
Rõ ràng trong bối cảnh tâm lý thận trọng được xoa dịu, dòng vốn sẽ có điều kiện để gia tăng, khả năng lôi kéo và đẩy chỉ số lên khu vực cao hơn sẽ là kỳ vọng lớn nhất tại thời điểm này. Nhóm nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao có thể quan sát tín hiệu gia tăng của thanh khoản thị trường để giải ngân từng phần vào nhóm cổ phiếu có dự báo kết quả kinh doanh quý III tích cực và nhóm cổ phiếu đang tạo lực hút mạnh đối với dòng tiền như ngành logistics, cảng biển, bất động sản, vật liệu xây dựng, xây dựng hạ tầng…
Sớm rung lắc trở lại
(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)
Tuần qua thị trường có những diễn biến giao dịch tích cực hơn sau nhiều phiên đi ngang trước đó. Sắc xanh lan tỏa mạnh mẽ trong 2 phiên cuối tuần giúp xu hướng tăng điểm tiếp tục được duy trì. Tuy nhiên, thanh khoản không có nhiều sự cải thiện, trong khi giao dịch intraday tại hầu hết các mã khá tích cực.
Điều này cho thấy đà tăng trở lại xuất phát từ việc áp lực bán hạ giá đã giảm do tâm lý nhà đầu tư ổn định giúp giá được kéo tăng trở lại, nhưng không đi kèm sự hưởng ứng của các dòng tiền lớn. Sự đồng thuận với xu hướng tăng của các cổ phiếu trụ cột thuộc các nhóm bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm là động lực kéo thành công VN-Index vượt mốc 600 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần.
Trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ mới ngoài kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp dần được công bố, dấu hiệu kết thúc nhịp điều chỉnh chưa rõ ràng do thanh khoản vẫn đang duy trì ở mức thấp, nên các nhịp rung lắc sẽ sớm xuất hiện trở lại. Trạng thái phân hóa sẽ tiếp tục diễn ra và dòng tiền sẽ tập trung vào các mã có kết quả kinh doanh tốt.
Nhà đầu tư tiếp tục duy trì việc mua thấp – bán cao các mã có trong danh mục hiện tại. Không tiến hành mua đuổi trong các phiên tăng điểm, thận trọng quan sát thêm diễn biến của thị trường trước khi quyết định giải ngân mạnh trở lại.
Thị trường khó khăn hơn trong bứt phá
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
Hai phiên tăng điểm bất ngờ để lại với ấn tượng từ tiền ngoại, cổ phiếu Bluechip và mốc 600 điểm. Một cú “bứt ” “hoàn hảo” của chỉ số VN-Index qua mốc 600 điểm kỳ vọng? Liệu tiền có chảy mạnh theo mức tăng của VN-Index hay không?
Video đang HOT
Lình xình khá lâu tại mốc 590 điểm và không nhiều cơ sở vượt qua 600 nên dòng tiền nội đã có độ chững lại. Chỉ số VN-Index tăng mạnh nhưng toàn bộ lại bị chi phối bởi cổ phiếu lớn cũng là nguyên nhân khiến nhà đầu tư có phần e dè. Họ vẫn chơ đợi một sự bùng nổ của thị trường nhiều hơn nên áplực bán chủ yếu mang tính chốt lời. Điều này đã đẩy thanh khoản của thị trường có phần sụt giảm cả trong phiên tăng lẫn phiên giảm điểm.
Tuy nhiên, cú bứt phá mạnh phiên cuối tuần nhờ vào dòng tiền ngoại liệu có mang đến sự hững khởi hơn. Có 3 yếu tố sẽ khiến nhà đầu tư họ chưa cảm thấy thực sự cảm nhận rằng sóng tăng giá đã hình thành.
Thứ nhất, ở phiên tăng vượt 600 điểm cuối tuần qua, chỉ với tác động của 8 mã là VCB, BID, VIC, HPG, GAS, CTG, VNM, BVH đã đẩy chỉ số VN-Index tăng hơn 6 điểm.
Thứ hai, kỳ vọng về một cú breakout, xét về điểm số là hoàn toàn phù hợp, nhưng về khối lượng giao dịch lại không tương đồng. Thông thường để tạo ra một cú bứt phá kiểu này thì về khối lượng giao dịch luôn đạt mức cao trong ít nhất 3-4 phiên liên tiếp.
Thứ ba, VN-Index đã bám sát biên trên MA50 đồng thời chạm tới vùng kháng cự mạnh hơn 605-610 điểm. Rủi ro đảo chiều vẫn có thể hình thành tại những khu vực này chứ không chỉ ở riêng mốc 600 điểm.
Kỳ vọng và lo ngại chính là 2 nhân tố sẽ tác động cho tuần giao dịch kế tiếp. Nó vừa giúp thị trường duy trì ở mức độ vừa phải nhưng lại khiến thị trường khó khăn hơn trong bứt phá. Tuy nhiên, trong môi trường kiểu này sự tăng giá mang tính đột biến ở một vài cổ phiếu vẫn sẽ diễn ra nhưng không dành cho nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao.
Đà tăng chưa thực sự bền vững
(CTCK Bảo Việt – BVSC)
Thị trường đang có diễn biến khá tích cực với đà tăng điểm diễn ra trên diện rộng trong các phiên gần đây. Mặc dù vậy, thanh khoản giảm là tín hiệu cho thấy đà tăng chưa thực sự bền vững.
Nhà đầu tư với tỷ trọng cổ phiếu cao có thể xem xét chốt lời một phần danh mục ngắn hạn ở các phiên thị trường tăng mạnh.Danh mục trung, dài hạn được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ do triển vọng thị trường trong trung, dài hạn vẫn ở mức tích cực.
Thị trường có thể chịu áp lực chốt lời cục bộ
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam – KIS)
Sau nhiều phiên tích lũy và củng cố, VN-Index vượt ngưỡng thành công 600 có sớm hơn một chút so với kì vọng. Dù vậy, thị trường tăng khả quan trong 2 phiên vừa qua có sự hỗ trợ của các yếu tố quan trọng như 1) kết quả kinh doanh quý III của nhiều bluechip là tích cực, 2) khối ngoại mua ròng trở lại và 3) Sự hỗ trợ của TTCK thế giới.
Theo đó, sau khi vượt qua ngưỡng 600, thị trường có thể chịu áp lực chốt lời cục bộ ở nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh và đi kèm với hiện tượng phân hóa.
Về mặt kĩ thuật, VN-Index vẫn chưa bước vào một nhịp tăng mạnh do dòng tiền còn khá thận trọng. Chỉ số này có thể tiến đến kiểm định ngưỡng cản kế tiếp ở vùng 610-612 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới. Nói chung, vẫn nên thận trọng ở các hoạt động mua đuổi giá cao đối với các mã đang tăng nóng.
VN-Index có thể tăng lên vùng 603-605
(CTCK Maritime – MSI)
Tâm lý nhà đầu tư tỏ ra khá hưng phấn, VN-Index đã test thành công ngưỡng kháng cự mạnh 600 điểm, các chỉ báo MSCD, MFI cũng đều cho thấy tín hiệu tích cực hơn. Động lực hỗ trợ thị trường trong các phiên sắp tới chủ yếu sẽ đến từ kỳ vọng kết quả kinh doanh quý III và một số thông tin từ việc nới room của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng nên chú ý động thái từ cuộc họp FED sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Trong tuần tới, xu hướng chung của thị trường vẫn là tăng điểm, có thể có điều chỉnh trong 1, 2 phiên cuối tuần. Phiên thứ Hai đầu tuần, VN-Index có thể tăng lên 603-605 điểm. Với diễn biến tích cực trong thời gian tới, nhà đầu tư xem xét mua và nắm giữ một số cổ phiếu thuộc nhóm bluechips, ngân hàng, bất động sản, vật liệu xây dựng, chứng khoán.
Xu hướng tích lũy tích cực vẫn tiếp diễn
(CTCK BIDV – BSC)
Xu hướng tích lũy tích cực vẫn tiếp diễn trong tuần tới. Tuy nhiên, các chỉ số nhiều khả năng vẫn chịu áp lực kiểm định tại các mốc tâm lý quan trọng, đồng thời chờ đợi thông tin đủ mạnh để xác định xu hướng biến động sau thời kỳ tích lũy.
Nhà đầu tư nên thận trọng quan sát, giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý, nên tiếp tục chốt lời trong phiên tăng điểm. Nhà đầu tư mạo hiểm có thể gia tăng tỷ trọng trong các nhịp giảm điểm.
Tiếp tục để lãi chạy
(CTCK Maybank KimEng – MBKE)
Như đã lưu ý trước đó, động lực từ việc khối ngoại trở lại mua ròng là điểm cộng quan trọng giúp thị trường cải thiện tốt hơn triển vọng ngắn hạn. VN-Index phiên 23/10 chính thức đóng cửa trên vùng “kháng cự tâm lý” 600 điểm.
Dù vẫn còn đôi chút lo ngại khi thanh khoản chưa thật sự cao như kỳ vọng, nhưng chưa có thay đổi trong nhìn nhận xu hướng tăng dành cho VN-Index và thị trường nói chung. Nhà đầu tư có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao hơn tiền mặt trong giai đoạn này và áp dụng chiến thuật “để lãi chạy”.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch chiều 19/10: Dấu ấn VNM
Bất ngờ giao dịch mạnh mẽ ngay khi bước vào phiên chiều sau thông tin muốn nới room, cổ phiếu VNM chính là tâm điểm của thị trường. Sự tích cực từ VNM không chỉ giúp thị trường duy trì được sắc xanh mà còn cải thiện được thanh khoản.
Trong phiên giao dịch sáng, thị trường tiếp diễn trạng thái giằng co trong khoảng hẹp đi kèm thanh khoản thấp. Giao dịch thị trường khá nhàm chán khi tâm lý thận trọng được nhà đầu tư đề cao.
Tuy nhiên, diễn biến thị trường đã thay đổi khá nhanh ngay từ khi bước vào giao dịch chiều, mà nguyên nhân chính xuất phát từ cổ phiếu VNM.
Sau thông tin sẽ thoái toàn bộ 45,1% vốn của SCIC trong khoảng 2015-2016 mới đó, thì vào cuối giờ sáng nay, bà Bùi Thị Hương - Giám đốc điều hành của VNM cho biết "Chúng tôi muốn nới room lên mức được Chính phủ phê chuẩn vì sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn cả kinh nghiệm quản lý cho doanh nghiệp". Cũng theo bà Hương, VNM hiện đang đợi hướng dẫn của Chính phủ.
Chính thông tin này khiến VNM nhận được sự quan tâm lớn của dòng tiền, theo đó bứt phá mạnh mẽ cả về thanh khoản lẫn điểm số.
Sự tích cực từ VNM đã lan tỏa sang nhiều mã lớn khác, giúp VN-Index nhanh chóng vượt qua mốc 595 điểm và tiến gần đến mốc 600 điểm. Tuy nhiên, trước ngưỡng kháng cự rất mạnh này, áp lực bán đã gia tăng và đẩy lùi chỉ số trở lại. Áp lực này càng được mở rộng ở cuối phiên, trong khi sức cầu mạnh ở VNM rõ ràng là chưa đủ để "kích" tâm lý chung của thị trường, nên VN-Index tiếp tục thoái lui về tương đương mức đóng cửa của phiên giao dịch sáng. Dẫu vậy, sự tích cực của VNM cũng đã giúp thị trường giao dịch sôi động hơn so với phiên sáng, thanh khoản theo đó cũng được cải thiện nhiều hơn.
Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần mới 19/10, VN-Index tăng 1,59 điểm ( 0,27%) lên 594,61 điểm với 117 mã tăng và 80 mã giảm. Chỉ số VN30-Index tăng 1,64 điểm ( 0,27%) lên 611,37 điểm với 8 mã tăng và 15 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 107,7 triệu đơn vị, giá trị 1.867,42 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp khá mạnh với hơn 8,98 triệu đơn vị, giá trị 144,14 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý có 3 triệu cổ phiếu PPI giá trị 24 tỷ đồng; 2,43 triệu cổ phiếu KDC giá trị hơn 59 tỷ đồng và 1 triệu cổ phiếu LSS giá trị 9,7 tỷ đồng.
Với 93 mã tăng và 89 mã giảm, HNX-Index tăng 0,17 điểm ( 0,21%) lên 81,35 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,1 điểm (-0,07%) xuống 151,42 điểm với 8 mã tăng và 15 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 42,3 triệu đơn vị, giá trị 473,22 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp đáng kể hơn 8 triệu đơn vị, giá trị 79,61 tỷ đồng, ngoài thỏa thuận hơn 5 triệu cổ phiếu BII giá trị hơn 46 tỷ đồng, thì phiên chiều nay còn có thêm gần 1,7 triệu cổ phiếu SHB được thỏa thuận, giá trị gần 12 tỷ đồng.
Như đã nêu trên, VNM đã có phiên bứt phá với mức tăng 5.000 đồng lên 110.000 đồng/CP và khớp lệnh lên tới gần 1,3 triệu đơn vị. Có thời điểm, mã này đã tăng tới 6.000 đồng.
Trong bối cảnh áp lực chốt lời gia tăng mạnh sau đó, việc VNM duy trì được đà tăng mạnh đã góp công rất lớn trong việc duy trì sắc xanh cho VN-Index. Ngoài ra, hỗ trợ cùng VNM còn có các mã cũng nằm trong diện thoái vốn của SCIC như FPT, BMI... hay CTG, GMD, REE, PPC... trong đó CTG tăng 100 đồng lên 21.100 đồng/CP và khớp 1,98 triệu đơn vị. REE và FPT tăng 500 và 400 đồng, cùng khớp trên 1 triệu đơn vị.
Ngược lại, một loạt các mã như GAS, VIC, VCB, STB, SSI, HAG, HCM, MBB, BVH... giảm điểm. Ngoại trừ, HCM giảm 600 đồng, VCB giảm 700 đồng và BVH giảm tới 2.500 đồng, thì các mã còn lại chỉ giảm nhẹ. Trong đó, HAG khớp 2,77 triệu đơn vị, SSI, MBB và HCM đều khớp trên 1 triệu đơn vị.
Áp lực bán cũng khiến đà tăng của nhóm thị trường bị ảnh hưởng. Chỉ còn một số mã như DLG, CII, HAI, HHS, NTL ... tăng điểm, còn lại các mã như KBC, ITA, FLC, FIT, HQC, PDR, PPI, SAM, VHG, SHI ... đều giảm điểm hoặc đứng tham chiếu.
DLG tăng kịch trần lên 7.900 đồng/CP và khớp 7,77 triệu đơn vị, dẫn đầu HOSE. Các mã HQC, ITA, KBC, CII, FLC, VHG khớp từ hơn 2-5 triệu đơn vị, còn lại đều khớp trên 1 triệu đơn vị.
Một số mã tăng trần như OGC, KSH, DHM, BTP, CLL... nhưng chỉ KSH là có thanh khoản mạnh, đạt hơn 1,8 triệu đơn vị.
Trên HNX, các mã NTP, PVB, PLC, AAA và BCC vẫn duy trì đà tăng tốt để hỗ trợ chỉ số, khi các mã còn lại trong nhóm HNX30 chủ yếu giảm điểm và đứng tham chiếu. Trong đó, SHB khớp hơn 3 triệu đơn vị, SCR và KLF khớp 1,5 và 1,7 triệu đơn vị, tất cả đều đứng giá tham chiếu. Ngoài ra, PVX khớp được 1,44 triệu đơn vị, nhưng cũng giữ giá tham chiếu.
TIG vẫn dẫn đầu thanh khoản trên HNX với lượng khớp 3,22 triệu đơn vị và tăng 300 đồng lên 11.200 đồng/CP.
Nguyễn Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nhận định thị trường ngày 30/9: Dòng tiền chưa sẵn sàng trở lại Thị trường trong giai đoạn hiện tại vẫn chưa xuất hiện những tín hiệu cho thấy xu hướng điều chỉnh tích lũy sẽ sớm chấm dứt. Những yếu tố rủi ro từ bên ngoài vẫn hiện hữu, trong khi các thông tin hỗ trợ không thuyết phục được dòng tiền quay trở lại khiến quan điểm thận trọng tiếp tục được duy trì....